Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI – XVIII (P1)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI – XVIII (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Họ Nguyễn vừa lo phát triển kinh tế, vừa lo củng cố chính quyền thống trị ở Thuận Hoá nhằm mục đích gì?

  • A. Sẵn sàng chống lại thế lực của họ Trịnh.
  • B. Thoát li dần sự lệ thuộc của họ Trịnh.
  • C. Thoát li dần sự lệ thuộc và trở thành một lực lượng đối địch với họ Trịnh.
  • D. Củng cố thế lực của họ Nguyễn ở Nam triều.

Câu 2: Đất nước ta bị chia cắt trong những thế kỉ XVI – XVIII là do

  • A. Nhu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới
  • B. Quyền lợi của các tập đoàn phong kiến trong nước
  • C. Sự phát triển của các vùng miền đất nước theo các chiều hướng khác
  • D. Những biến động của tình hình thế giới tác động đến nước ta

Câu 3: Trong bối cảnh nhà Lê suy yếu, bất lực, ai là người đã phế truất vua Lê và thành lập triều Mạc?

  • A. Mạc Đĩnh Chi
  • B. Mạc Đăng Dung.
  • C. Lê Chiêu Thống
  • D. Trịnh Kiểm.

Câu 4: Kết quả của cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều năm 1545 - 1592 là:

  • A. nhà Lê bị sụp đồ.
  • B. nhà Mạc bị lật đồ.
  • C. Trịnh Kiêm thao túng quyên lực.
  • D. chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nỗ.

Câu 5: Vì sao Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ ở Thuận Hóa?

  • A. Tránh sự xung đột Nam - Bắc triều.
  • B. Tập hợp nhân dân khai hoang.
  • C. Tránh âm mưu bị ám hại của họ Trịnh.
  • D. Tất cả các lí do trên.

Câu 6: Cuộc chiến tranh giữa hai tập đoàn phong kiến ở nước ta, kéo dài trong gần 50 năm của thế kỉ XVII là

  • A. Chiến tranh Nam – Bắc triều
  • B. Chiến tranh Trịnh – Nguyễn
  • C. Chiến tranh 50 năm
  • D. Chiến tranh Lê – Trịnh – Nguyễn

Câu 7: Nguyễn Hoàng được giao làm Trần thủ cả xứ Quảng Nam (từ đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông) khi cuộc nội chiến Nam - Băc triều:

  • A. đã châm dứt.
  • B. đang diễn ra.
  • C. chưa xảy ra.
  • D. mới bắt đầu.

Câu 8: Từ khi Nguyễn Kim chết, ai là người đã tiếp tục sự nghiệp “phù Lê diệt Mạc”?

  • A. Nguyễn Hoàng.
  • B. Nguyễn Phúc Khoát.
  • C. Trịnh Kiểm.
  • D. Nguyễn Phúc Ảnh.

Câu 9: Nhà Mạc rơi vào thế bị cô lập là do:

  • A. Nhà Mạc đáp ứng nhiều yêu cầu vô lí của nhà Minh (Trung Quốc)
  • B. Nhà Mạc bị nhà Minh (Trung Quốc) xâm chiếm
  • C. Nhà Mạc bị nhà Lê nỗi dậy chống lại
  • D. Nhà Mạc không đủ lực lượng chống quân Minh (Trung Quốc)

Câu 10: Vị trí địa lý và chính quyền cai trị của Đàng Ngoài là gì?

  • A. Vùng đất từ Nghệ An trở ra Bắc nằm dưới quyền cai trị của chính quyền họ Trịnh gọi là Đàng Ngoài.
  • B. Vùng đất từ Thuận Hóa trở ra Bắc nằm dưới quyền cai trị của chính quyền Lê - Trịnh gọi là Đàng Ngoài.
  • C. Vùng đất từ sông Gianh, Luỹ Thây (Quảng Bình) trờ ra Bắc nằm dưới quyền cai trị của chính quyền Lê - Trịnh gọi là Đàng Ngoài.
  • D. Vùng đất miền Bắc nằm dưới quyền cai trị của chính quyền Lê - Trịnh gọi là Đàng Ngoài.

Câu 11: Con sông lịch sử chia cắt đất nước thành Đàng trong và Đàng ngoài

  • A. Sông Mã
  • B. Sông La
  • C. Sông Gianh
  • D. Sông Bến Hải

Câu 12: Đàng Trong của chính quyền họ Nguyễn bắt đầu từ vùng đất nào?

  • A. Từ Thuận Hóa đến Khánh Hòa.
  • B. Từ Quảng Nam đến Bình Định.
  • C. Từ Thuận Quảng về phía nam được gọi là Đàng Trong.
  • D. Từ Thuận Hóa đên Đà Nẵng.

Câu 13: Sự phế truất triều đại nhà Lê để thay vào đó là triều nhà Mạc, đó là sự thay thế:

  • A. bất đắc dĩ
  • B. ngẫu nhiên.
  • C. Tất yếu, hợp quy luật
  • D. không mong muốn.

Câu 14: Năm 1527, trong lúc triều đình nhà Lê ngày càng suy yếu, Mạc Đăng Dung đã:

  • A. bắt ép Hoàng để nhường ngôi, lập ra nhà Mạc
  • B. cùng vua Lê tập trung lực lượng củng có lại triều đình.
  • C. làm cuộc đảo chính bằng vũ trang phế truất triều Lê lập ra nhà Mạc.
  • D. huy động nông dân khởi nghĩa chuẩn bị lật đổ nhà Lê.

Câu 15: Một trong những nguyên nhân suy sụp của triều Lê Sơ là gì?

  • A. Vua, quan chỉ lo ăn chơi xa xỉ không quan tâm đến triều đình và nhân dân.
  • B. Địa chủ chiếm đoạt ruộng đất của nông dân.
  • C. Nhân dân khỗ cực, không thể chịu nỗi.
  • D. Một số thế lực phong kiến đã suy yếu.

Câu 16: Cục diện Nam - Bắc triều về cơ bản đã chấm dứt khi:

  • A. nhà Mạc đánh bại thế lực vua Lê, chúa Trịnh ở Thanh Hóa.
  • B. Trịnh Kiểm cướp ngôi vua Lê.
  • C. Nam triều tấn công vào Thăng Long, giành thắng lợi quyết định.
  • D. Bắc triều tấn công Thanh Hóa, giành được thắng lợi.

Câu `7: Nhà Mạc tập trung xây dựng một lực lượng quân đội mạnh nhằm đích chính là?

  • A. Chuẩn bị đối phó với cuộc xâm lược của nhà Minh
  • B. Chuẩn bị đối phó với mọi tình hình có thể xảy ra
  • C. Chuẩn bị chiến tranh xâm lược các nước láng giềng
  • D. Mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam

Câu 18: Từ năm 1527 đến năm 1592, đất nước ta diễn ra cục diện Nam - Bắc triều. Đó là cuộc tranh giành quyền lực giữa tập đoàn phong kiến nào?

  • A. Vua Lê (Nam triều) - chúa Trịnh (Bắc triều).
  • B. Chúa Trịnh (Nam triều) - nhà Mạc (Bắc triều).
  • C. Nhà Mạc (Nam triều) - nhà Nguyễn (Bắc triệu).
  • D. Vua Lê, chúa Trịnh (Nam triều) - nhà Mạc (Bắc triều).

Câu 19: Thế kỉ XVI, nước ta ở trong tình trạng bị chia cắt bởi cục diện

  • A. Nam triều – Bắc triều
  • B. Vua Lê – Chúa Trịnh
  • C. Đàng Ngoài – Đàng Trong
  • D. Họ Trịnh – họ Nguyễn

Câu 20: Sự phân chia Đàng Trong - Đàng Ngoài là biểu thị sự đối lập của hai thế lực phong kiến nào?

  • A. Vua Lê gọi là Đàng Ngoài, chúa Trịnh gọi là Đàng Trong.
  • B. Chúa Trịnh gọi là Đàng Ngoài, họ Nguyễn gọi là Đàng Trong.
  • C. Chính quyền Lê - Trịnh gọi là Đàng Ngoài, chính quyền họ Nguyễn gọi là Đàng Trong.
  • D. Vua Lê gọi là Đàng Ngoài, chúa Nguyễn gọi là Đàng Trong.
Xem đáp án

=> Kiến thức Bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI – XVIII


Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI – XVIII (P2)
  • 44 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021