Trắc nghiệm lịch sử 10 học kì I (P3)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 học kì I (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Người tối cổ tổ chức xã hội theo

  • A. thị tộc.
  • B. bộ lạc.
  • C. bầy đàn.
  • D. chiềng, chạ.

Câu 2: Nguồn gốc sâu xa dẫn đến hình thành thể chế dân chủ cổ đại ở Địa Trung Hải bắt nguồn từ yếu tố nào ?

  • A. Điều kiện kĩ thuật
  • B. Điều kiện xã hội
  • C. Điều kiện tự nhiên
  • D. Kinh tế công thương

Câu 3: Vào thời hậu kì trung đại, giai cấp tư sản muốn đạt được mục tiêu gì trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa?

  • A. Muốn có một hệ tư tưởng và nền văn hóa riêng phục vụ cho đời sống tinh thần của mình.
  • B. Muốn thực hiện một cuộc cải cách về văn hóa.
  • C. Muốn thay đổi toàn bộ hệ tư tưởng phong kiến ở châu Âu.
  • D. Muốn có một nền văn hóa mang đậm bản chất của giai cấp tư sản.

Câu 4: Tính chất nổi bật của quan hệ trong thị tộc là

  • A. phụ thuộc vào thiên nhiên.
  • B. sống theo bầy đàn.
  • C. tính cộng đồng cao.
  • D. hưởng thụ bằng nhau.

Câu 5: Người Ấn Độ có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, đó là:

  • A. Chữ tượng hình
  • B. Chữ tượng ý
  • C. Chữ Hin đu
  • D. Chữ Phạn

Câu 6: Thành tựu văn hóa nào của cư dân cổ đại phương Đông có ý nghĩa nhất với văn minh nhân loại ?

  • A. Tôn giáo
  • B. Chữ viết
  • C. Kim tự tháp
  • D. Vườn treo Babilon

Câu 7: Đánh giá nào sau đây về vai trò của thành thị trung đại ở Tây Âu là đúng?

  • A. Thành thị trung đại là bước phát triển cao của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu thời trung đại.
  • B. Thành thị trung đại đã góp phần làm cho nền kinh tế Tây Âu phát triển thành nền kinh tế hàng hóa.
  • C. Thành thị trung đại đã góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.
  • D. Thành thị trung đại đã góp phần duy trì sự tồn tại lâu dài của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu.

Câu 8: Đâu là nghề chính của cư dân cổ đại phương Đông ?

  • A. Nông nghiệp trồng lúa nước.
  • B. Thương nghiệp.
  • C. Thủ công nghiệp.
  • D. Chăn nuôi.

Câu 9: Trong thị quốc Địa Trung Hải quan trọng nhất là phải có :

  • A. Lâu đài
  • B. Sân vận động
  • C. Nhà hát
  • D. Bến cảng

Câu 10: Văn hoá Đông Nam Á ảnh hưởng nhiều nhất của văn hoá nước nào?

  • A. Ấn Độ
  • B. Trung Quốc
  • C. Triều Tiên
  • D. Nhật Bản

Câu 11: Một trong những ý nghĩa của phong trào văn hóa Phục hung là :

  • A. Góp phần phá vỡ nền kinh tế tự cung tự cấp.
  • B. Cổ vũ, mở đường cho văn hóa châu Âu phát triển.
  • C. Góp phần thống nhất thị trường, quốc gia dân tộc.
  • D.Góp phần tăng cường giao lưu văn hóa giữa các châu lục.

Câu 12: Công cụ bằng sắt xuất hiện ở Trung Quốc vào giai đoạn nào?

  • A. Thời Xuân thu chiến quốc.
  • B. Thời Tam quốc.
  • C. Thời Tây Tấn.
  • D. Thời Đông Tấn

Câu 13: Giai cấp tư sản ở Tây Âu thời hậu kì trung đại có đặc điểm là:

  • A. Có thế lực về kinh tế
  • B. Có thế lực về kinh tế và chính trị
  • C. Có thế lực về chính trị
  • D. Giàu có nhưng chưa có quyền lực về chính trị

Câu 14: Cuộc phát kiến địa lí vào thế kỉ XV được thực hiện bằng con đường nào?

  • A. Đường bộ.
  • B. Đường biển.
  • C. Đường sông.
  • D. Đường hàng không.

Câu 15: Người tối cổ tự cải biến mình, hoàn thiện mình từng bước nhờ

  • A. phát minh ra lửa.
  • B.chế tạo đồ đá.
  • C. lao động.
  • D.sự thay đổi của thiên nhiên.

Câu 16: Sự xuất hiện tư hữu làm biến đổi xã hội như thế nào?

  • A. Phân chia giàu nghèo.
  • B. Xuất hiện tính cạnh tranh trong kinh tế.
  • C. Người giàu có phung phí tài sản.
  • D. Chiến tranh giữa các thị tộc, bộ lạc.

Câu 17: Đâu là nguyên nhân sâu xa đưa đến các cuộc phát kiến địa lý ở thế kỉ XIV-XV?

  • A. Giai cấp tư sản ra đời có thế lực về kinh tế và hiểu biết về thế giới.
  • B. Thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu, khám phá thế giới của con người.
  • C. Lực lượng sản xuất phát triển, nhu cầu thị trường tăng cao.
  • D. Con đường giao thương từ Tây Âu sang phương Đông bị phong tỏa.

Câu 18: Sử sách Trung Quốc gọi Vương quốc của người Khơ-me là gì?

  • A. Chăm-pa.
  • B. Chân Lạp.
  • C. Cam-pu-chia.
  • D. Miên.

Câu 19: Việc người Giéc-man từ bỏ tôn giáo nguyên thủy, tiếp thu Ki-tô giáo, xây dựng nhà thờ hình thành nên tầng lớp nào ?

  • A. Qúy tộc vũ sĩ
  • B. Qúy tộc tư sản
  • C. Quý tộc tăng lữ
  • D. Lãnh chúa phong kiến

Câu 20: Nguyên nhân khách quan làm cho vương triều Mô-Gôn ở Ấn Độ bị sụp đổ?

  • A. Do sự suy yếu của đất nước dưới thời vua Gia-han và Sa-gia-han.
  • B. Do dân chúng bất mãn, chống đối, khởi nghĩa.
  • C. Do thực dân Anh xâm lược Ấn Độ.
  • D. Do sự suy yếu của đất nước, sự bất mãn của quần chúng, bị ngoại xâm.

Câu 21: Quốc gia phong kiến “dân tộc” được hiểu là :

  • A. Lấy bộ tộc đông và phát triển nhất làm nòng cốt.
  • B. Có tinh thần dân tộc sâu sắc.
  • C. Có địa bàn rộng lớn và thống nhất.
  • D. Có thể chế chính trị là chế độ phong kiến.

Câu 22: Đâu không phải là hệ quả của cuộc phát kiến địa lí?

  • A. Khẳng định Trái Đất hình cầu, mở ra những con đường mới, những vùng đất mới.
  • B. Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển.
  • C. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
  • D. Thúc đẩy kinh tế, văn hóa ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ phát triển.

Câu 23: Nhận xét nào sau đây đúng với vương triều Hồi giáo Đê-li ?

  • A. Định hình và phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ.
  • B. Xây dựng và củng cố Ấn Độ theo hướng Ấn Độ hóa.
  • C. Bước đầu thúc đẩy sự giao lưu văn hóa Đông – Tây.
  • D. Là thời kì phát triển nhất trong lịch sử phong kiến Ấn Độ.

Câu 24: Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trong khoảng thời gian nào?

  • A. Khoảng thiên niên kỉ IV-III TCN
  • B. Khoảng thiên niên kỉ III-II TCN
  • C. Khoảng thiên niên kỉ IV TCN
  • D. Khoảng thiên niên kỉ II-I TCN

Câu 25: Trong lịch sử trung đại Ấn Độ, vương triều nào được xem là giai đoạn thống nhất và thịnh vượng nhất ?

  • A. Vương triều Hồi giáo Đê-li
  • B. Vương triều Gúp-ta
  • C. Vương triều Hác-sa
  • D. Vương triều Mô-gôn

Câu 26: Cư dân Đông Nam Á tiếp thu tôn giáo nào của Ấn Độ sớm nhất?

  • A. Hin đu
  • B. Bà la môn, Hin đu
  • C. Phật giáo
  • D. Tất cả các tôn giáo trên.

Câu 27: Đâu là lĩnh vực nổi bật nhất của nền văn hóa Trung Quốc thời phong kiến ?

  • A.Tư tưởng
  • B. Văn học
  • C. Y học
  • D. Kĩ thuật

Câu 28: Kết quả lớn nhất của việc con người sử dụng công cụ bằng kim khí là

  • A. khai khẩn được đất hoang.
  • B. đưa năng suất lao động tăng lên.
  • C. sản xuất đủ nuôi sống xã hội.
  • D. tạo ra sản phẩm thừa làm biến đổi xã hội.

Câu 29: Biểu hiện nào dưới đây không có trong cuộc sống của lãnh chúa phong kiến trong các lãnh địa?

  • A. Họ sống cuộc đời nhàn rỗi, xa hoa.
  • B. Họ chuyên quyền, độc đoán.
  • C. Thời bình họ thường tổ chức săn bắn, tiệc tùng, vũ hội.
  • D. Thời chiến họ cùng với nông nô chống lại các thế lực xâm lược bảo vệ lãnh địa.

Câu 30: Đâu là một hình thức văn học phát triển thời Minh, Thanh ?

  • A. Tiều thuyết chương hồi
  • B. Thơ
  • C. Tiểu thuyết kiếm hiệp
  • D. Kịch

Câu 31: Đê lốt và Pi rê là những địa danh nổi tiếng thời cổ đại vì :

  • A. Có nhiều xưởng thủ công lớn và hàng ngàn lao động.
  • B. Là trung tâm mua bán nô lệ lớn nhất thế giới.
  • C. Là vùng đất tranh chấp quyết liệt giữa các thị quốc cổ đại.
  • D. Là đất phát tích của các quốc gia cổ đại phương Tây.

Câu 32: Vì sao Campuchia trở thành thuộc địa của thực dân Pháp?

  • A. Vì Campuchia có nguồn tài nguyên phong phú đa dạng.
  • B. Vì Campuchia có lãnh thổ rộng lớn.
  • C. Vì Campuchia bước vào giai đoạn suy yếu mất khả năng kháng cự.
  • D. Vì thực dân Pháp dựa vào Lào để chinh phục Campuchia.

Câu 33: Nguyên nhân chính dẫn đến sự liên kết, hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông là :

  • A. Nhu cầu trị thủy và xây dựng các công trình thủy lợi.
  • B. Nhu cầu xây dựng các công trình lăng tẩm lớn.
  • C. Nhu cầu tự vệ, chống các thế lực ngoại xâm.
  • D. Nhu cầu hợp tác phát triển kinh tế.

Câu 34: Do đâu thời Gup-ta ở Ấn Độ nhiều ngôi chùa Hang được xây dựng?

  • A. Do người ta bắt đầu nghĩ đến tín ngưỡng.
  • B. Do lòng tôn sùng đạo Phật của dân chúng.
  • C. Do đạo phật được truyền bá rộng rãi.
  • D. Do xây dựng nhiều chùa sẽ át được tà ma.

Câu 35: Tiến bộ quan trọng nhất trong đời sống của Người nguyên thủy là

  • A. định cư.
  • B. làm nhà ở.
  • C. biết nghệ thuật.
  • D. mặc quần áo.

Câu 36: Điều kiện nào đóng vai trò chủ yếu dẫn đến sự ra đời của phong trào Văn hóa Phục hưng?

  • A. Sự xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
  • B. Sự ra đời của giai cấp tư sản.
  • C. Sự ra đời của thành thị trung đại.
  • D. Sự xuất hiện của nhiều phát minh khoa học – kĩ thuật.

Câu 37: Kĩ thuật đồ đá, thời đá mới có gì mới ?

  • A. Ghè một mặt
  • B. Ghè sắc
  • C. Ghè sắc và mài nhẵn
  • D. Ghè đẽo thô sơ

Câu 38: Sau khi xâm chiếm Rô ma, người Giéc man đã thực hiện chính sách gì về chính trị?

  • A. Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nhiều vương quốc mới.
  • B. Nắm quyền chi phối trong bộ máy nhà nước mới.
  • C. Tiến hành cải cách bộ máy nhà nước theo hướng dân chủ.
  • D. Đưa người Giéc man vào nắm giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy Nhà nước.

Câu 39: Phương thức kiếm sống của Người tối cổ là:

  • A. Săn bắn, hái lượm
  • B. Trồng trọt, chăn nuôi
  • C. Săn bắt, hái lượm
  • D. Đánh bắt cá, làm gốm

Câu 40: Thời đại xã hội có giai cấp đầu tiên là

  • A. xã hội cổ đại.
  • B. xã hội trung đại.
  • C. xã hội cân đại.
  • D. xã hội công xã thị tộc.
Xem đáp án
  • 20 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021