Giải bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam

  • 1 Đánh giá

Vào cuối thời nguyên thủy, các thị tộc, bộ lạc trên đất nước ta đã biết sử dụng kim loại để chế tạo các vật dụng. Nghề trồng lúa nước trở nên phổ biến . Trên cơ sở đó đã hình thành các quốc gia cổ đại: Văn Lang - Âu Lạc, Cham –pa, Phù Nam. Cùng đến với bài học dưới đây để tìm hiểu kĩ hơn về những quốc gia cổ đại này.

A. Kiến thức trọng tâm

1. Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc

  • Cơ sở hình thành:
    • Sự chuyển biến về kinh tế:
      • Đầu thiên niên kỉ I TCN, công cụ lao động bằng đồng thau phổ biến và bắt đầu biết sử dụng công cụ sắt.
      • Nông nghiệp trồng lúa nước với việc dùng cày và sức kéo của gia súc khá phát triển.
      • Có sự phân chia lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.
    • Sự chuyển biến xã hội:
      • Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt
      • Công xã thị tộc tan vỡ, thau vào đó là công xã nông thôn với các gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ.
    • Nhu cầu trị thủy, quản lí xã hội, chống giặc ngoại xâm

=>Nhà nước ra đời để đáp ứng những nhu cầu đó.

  • Thời gian tồn tại:
    • Quốc gia Văn Lang tồn tại từ thế kỉ VII – III TCN
    • Quốc gia Âu Lạc tiếp nối từ thế kỉ III – 179 TCN
  • Địa bàn: Hình thành trên cơ sở nền văn hóa Đông Sơn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
  • Xã hội: Vua, quý tộc, nông dân tự do, nô tì
  • Đời sống vật chất:
    • Ăn: gạo tẻ, nếp, thịt cá, rau củ
    • Mặc: Nữ mặc áo, váy, nam đóng khố
    • Ở: nhà sàn
  • Đời sống tinh thần:
    • Sùng bái thần linh, thờ cúng tổ tiên
    • Tổ chức cưới xin, ma chay, lễ hội
    • Có tập quán nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình, dùng đồ trang sức.

2. Quốc gia cổ Cham – pa và quốc gia cổ Phù Nam

  • Cơ sở hình thành:
    • Thời Bắc thuộc , nhà Hán cai trị đặt thành quận Nhật Nam chia thành 5 huyện để cai trị.
    • Cuối thế kỉ II, nhân dân huyện Tượng Lâm nổi dậy giành quyền tự chủ sau đó đặt tên thành nước Chăm – pa.
  • Thời gian tồn tại: Từ thế kỉ II – XV
  • Địa bàn: Hình thành trên cơ sở văn hóa Sa Huỳnh ở vùng đồng bằng miền Trung và Nam Trung Bộ ngày nay.
  • Kinh tế:
    • Nông nghiệp trồng lúa nước
    • Thủ công nghiệp, khai thác lâm thổ sản phát triển
    • Kĩ thuật xây tháp đạt tới trình độ cao
  • Xã hội: Qúy tộc, dân tự do, nông dân lệ thuộc và nô lệ
  • Văn hóa:
    • Chữ viết: Từ thế kỉ IV đã có chữ viết bắt nguồn từ chữ Phạn của Ấn Độ
    • Tôn giáo: Theo đạo Hin Đu và đạo Phật
    • Có tập tục ở nhà sàn, ăn trầu cầu và hỏa táng người chết.

3. Quốc gia cổ Phù Nam

  • Cơ sở hình thành:
    • Cách đây khoảng 1500 – 2000 năm, hình thành nền văn hóa Óc Eo (An Giang)
    • Thế kỉ I, trên cơ sở văn hóa Óc Eo, quốc gia Phù Nam được hình thành

=>Là một trong các quốc gia phát triển ở Đông Nam Á (thế kỉ III – V)

  • Thời gian tồn tại: Từ thế kỉ I đến cuối thế kỉ VI
  • Địa bàn: Hình thành trên cơ sở nền văn hóa Óc Eo ở vùng châu thổ sông Cửu Long.
  • Kinh tế:
    • Sản xuất nông nghiệp kết hợp với thủ công, đánh cá và buôn bán
    • Ngoại thương đường biển rất phát triển.
  • Xã hội: Qúy tộc, bình dân và nô lệ
  • Văn hóa: Tôn sùng đạo Phật và đạo Hin – Đu, ca múa nhạc phát triển.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Trang 76 - sgk lịch sửu 10

Hoạt động kinh tế của cư dân Đông Sơn có gì khác so với cư dân Phùng Nguyên?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 76 - sgk lịch sửu 10

Những cơ sở và điều kiện đưa đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang là gì?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Trang 76 - sgk lịch sửu 10

Nêu những nét cơ bản trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: Trang 78 – sgk lịch sử 10

Quốc gia cổ Cham-pa được hình thành như thế nào?

=> Xem hướng dẫn giải

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Trang 79 – sgk lịch sử 10

Tóm tắt quá trình hình thành quốc gia Văn Lang – Âu Lạc.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 79 – sgk lịch sử 10

Hãy trình bày tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Trang 79 – sgk lịch sử 10

Hãy nêu những nét chính về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia Phù Nam.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: Trang 79 – sgk lịch sử 10

Những điểm giống và khác nhau trong đời sống kinh tế, văn hóa, tín ngưỡng của cư dân Văn Lang – Âu Lạc, cư dân Lâm Ấp – Cham-pa và cư dân Phù Nam là gì?

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam (P2)


  • 71 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021