Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI – XVIII (P2)

68 lượt xem

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI – XVIII (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trong thời gian tồn tại, nhà Mạc đã làm được gì cho đất nước?

  • A. Dẹp yên các thế lực phong kiến, đưa đất nước tránh khỏi sự cát cứ, chia cắt.
  • B. Củng cố được chính quyền từ trung ương đến địa phương.
  • C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 2: Trong giai đoạn lịch sử này, tình hình nào tạo điều kiện cho chúa Trịnh lấn át quyền vua Lê

  • A. Thế lực vua Lê ngày càng yếu
  • B. Vua Lê đồng ý trao quyền lực cho chúa Trịnh
  • C. Họ Trịnh có công chính trong việc đánh đổ nhà Mạc
  • D. Nhà Lê không được quan lại và nhân dân ủng hộ như trước

Câu 3: Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều là cuộc chiến tranh giữa

  • A. nhà Lê và nhà Mạc.
  • B. nhà Trịnh và nhà Nguyễn.
  • C. nhà Trịnh và Lê.
  • D. nhà Trịnh và nhà Mạc.

Câu 4: Năm 1527, vương triều Mạc được thành lập là do

  • A. Các tướng lĩnh trong triều Lê sơ đã suy tôn Mạc Đăng Dung lên làm vua
  • B. Vua Lê tự nguyện nhừng ngôi cho Mạc Đăng Dung
  • C. Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi
  • D. Nhà Minh ép vua Lê nhường ngôi cho Mạc Đăng Dung

Câu 5: Thế lực vua Lê, chúa Trịnh ở vùng Thanh - Nghệ gọi là:

  • A. Bắc triều.
  • B. Nam triều
  • C. Đàng Ngoài.
  • D. Đàng trong

Câu 6: Trong lực lượng “phù Lê diệt Mạc”, người đứng đầu là:

  • A. Nguyễn Hoàng.
  • B. Trịnh Kiểm.
  • C. Nguyễn Kim
  • D. Lê Long Đỉnh.

Câu 7: Năm 1592, Nam triều tấn công vào Thăng Long, giành thắng lợi quyết định. Cục diện Nam - Bắc triều về cơ bản đã chấm dứt với sự thất bại của:

  • A. vua Lê, chúa Trịnh.
  • B. chính quyền nhà Mạc.
  • C. chính quyền chúa Trịnh.
  • D. chính quyền vua Lê.

Câu 8: Lo sợ Trịnh Kiểm tìm cách loại trừ phe cánh họ Nguyễn nên Nguyễn Hoàng đã

  • A. phối hợp với Trịnh Kiểm cai quản đất nước.
  • B. hợp quân để chống họ Trịnh.
  • C. xin vào trấn giữ vùng đất Thuận Hóa.
  • D. bỏ trốn khỏi Bắc Hà

Câu 9: Trong vòng 45 năm (từ 1627 đến 1672), cuộc chiến tranh nào đã làm cho đất nước tương tàn?

  • A. Cuộc chiến tranh hai họ Trịnh - Nguyễn.
  • B. Cuộc chiến Nam - Bắc triều.
  • C. Cuộc chiến tranh Lê - Mạc.
  • D. Cuộc chiến tranh Trịnh - Mạc.

Câu 10: Chiến tranh Nam – Bắc triều kết thúc vào năm nào?

  • A. Năm 1545
  • B. Năm 1565
  • C. Năm 1590
  • D. Năm 1592

Câu 11: Vì sao những người ủng hộ triều Lê trước đây có điều kiện thuận lợi đề tập hợp lực lượng chống lại nhà Mạc?

  • A. Nhà Mạc vẫn tiếp tục duy trì bộ máy quan lại cũ của triều Lê.
  • B. Nhà Mạc tiếp tục làm cho tình hình kinh tế, chính trị bất ổn định.
  • C. Nhà Mạc thực hiện chính sách đối ngoại lúng túng, đáp ứng nhiều yêu sách vô lí của nhà Minh ở Trung Quốc, gây nên sự bất bình trong quan lại và dân chúng
  • D. Nhà Mạc quá yếu, không đủ sức đương đầu với thế lực thù trong, giặc ngoài.

Câu 12: Ý nào không phản ánh đúng những biến đổi lớn của nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ XVI – XVIII?

  • A. Triều Lê sơ tiến hành cải cách hành chính
  • B. Cục diện Nam triều – Bắc triều

  • C. Cục diện Đàng Trong – Đàng Ngoài

  • D. Cục diện vua Lê – chúa Trịnh

Câu 13: Trong cuộc nội chiến Nam - Bắc triều, thế lực của Nam triều là:

  • A. vua Lê, chúa Trịnh ở vùng Thanh - Nghệ.
  • B. chính quyền nhà Mạc ở Thăng Long.
  • C. chính quyền nhà Lê dưới danh nghĩa triều Lê Trung Hưng.
  • D. chúa Nguyễn Kim ở Thanh Hoá, Nghệ An

Câu 14: Một trong những biểu hiện về sự thịnh đạt của triều nhà Mạc trong những năm đầu xây dựng chính quyền là:

  • A. giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
  • B. thực hiện chính sách hòa hoãn với kẻ thù.
  • C. dựa và nhà Minh của phương Bắc để củng cố đất nước.
  • D. hòa hoãn với một số cựu thần nhà Lê.

Câu 15: Trong những năm đầu thành lập, nhà Mạc đã xây dựng chính quyền theo mô hình nào?

  • A. Theo mô hình nhà nước thời Lý – Trần
  • B. Theo mô hình cũ của triều Lê sơ
  • C. Giữ nguyên bộ máy quan lại của triều Lê sơ
  • D. Theo mô hình của nhà Minh ở Trung Quốc

Câu 16: Cuộc xung đột Nam - Bắc triều và cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn làm cho đất nước tương tàn trong khoảng thời gian:

  • A. 50 năm.
  • B. 70 năm.
  • C. 60 năm.
  • D. 95 năm.

Câu 17: Giữa lúc nhà Mạc đang phải đối phó với các cuộc nỗi dậy ở trong nước, ai là người đã bí mật xây dựng lực lượng và tôn Lê Duy Ninh lên làm vua, lập lại triều Lê?

  • A. Nguyễn Kim.
  • B. Nguyễn Hoàng.
  • C. Trịnh Kiểm.
  • D. Nguyễn Phúc Ánh.

Câu 18: Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn tương tàn trong lịch sử nước ta kéo đài gần nửa thế kỉ. Đó là khoảng thời gian nào?

  • A. Từ năm 1545 đến năm 1592.
  • B. Từ năm 1627 đến năm 1672.
  • C. Từ năm 1672 đến năm 1692
  • D. Từ năm 1592 đến năm 1672.

Câu 19: Trong cuộc nội chiến Nam - Bắc triều, thế lực của Bắc triều là:

  • A. vua Lê, chúa Trịnh ở vùng Thanh - Nghệ.
  • B. chính quyền nhà Mạc ở Thăng Long.
  • C. chính quyền nhà Lê dưới danh nghĩa triều Lê Trung Hưng.
  • D. chúa Nguyễn Kim ở Thanh Hoá, Nghệ An

Câu 20: Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều (1539 - 1543) là cuộc chiến tranh giữa các phe đối lập:

  • A. vua Lê và nhà Mạc.
  • B. chúa Trịnh và nhà Mạc.
  • C. vua Lê và chúa Trịnh.
  • D. vua Lê - chúa Trịnh và nhà Mạc
Xem đáp án

=> Kiến thức Bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI – XVIII


Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI – XVIII (P1)
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội