Trắc nghiệm lịch sử 11 học kì I (P4)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 11 học kì I (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Từ thế kỉ XVIII, nhất là sang thế kỉ XIX, Trung Quốc đứng trước nguy cơ trở thành
- A. “sân sau” của các nước đế quốc.
- B. “ván bài” trao đổi giữa các nước đế quốc.
- C. “quân cờ” cho các nước đế quốc điều khiển.
- D. “miếng mồi” cho các nước đế quốc phân chia, xâu xé.
Câu 2: Các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi vào khoảng thời gian nào?
- A. Những năm 50 – 60 của thế kỉ XIX
- B. Những năm 60 – 70 của thế kỉ XIX
- C. Những năm 70 – 80 của thế kỉ XIX
- D. Những năm 80 – 90 của thế kỉ XIX
Câu 3: Người đề xướng thực hiện Chính sách mới nhằm đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc kinh tế là
- A. H.Huvơ
- B. Ph.Rudơven
- C. D.Aixenhao
- D. H.Truman
Câu 4: Từ giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh coi Ấn Độ là
- A. Thuộc địa quan trọng nhất
- B. Đối tác chiến lược
- C. Kẻ thù nguy hiểm nhất
- D. Chỗ dựa tin cậy nhất
Câu 5: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 tác động nặng nề nhất đến ngành kinh tế nào của nước Đức?
- A. Nông nghiệp
- B. Công nghiệp
- C. Giao thông vận tải
- D. Du lịch và dịch vụ
Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhiều cuộc khởi nghĩa ở Campuchia bùng nổ cuối thế kỉ XIX là do
- A. Chính sách thống trị, bóc lột hà khắc của thực dân Pháp.
- B. Giai cấp phong kiến câu kết với thực dân Pháp.
- C. Ách áp bức bóc lột nặng nề của chế độ phong kiến.
- D. Nhân dân bất bình trước thái độ nhu nhược của hoàng tộc.
Câu 7: Dấu hiệu nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX quan hệ quốc tế giữa các đế quốc ở Châu Âu ngày càng căng thẳng?
- A. Sự hình thành các khối, các liên minh chính trị
- B. Sự hình thành các khối, các liên minh kinh tế
- C. Sự hình thành các khối, các liên minh quân sự
- D. Sự tập trung lực lượng quân sự ở biên giới giữa các nước
Câu 8: Cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức cuộc vận động thống nhất đất nước là
- A. Cách mạng Nga 1905 – 1907
- B. Cách mạng Mĩ cuối thế kỉ XVIII
- C. Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII
- D. Cách mạng Đức, Italia cuối thế kỉ XIX
Câu 9: Đến giữa thế kỉ XIX, quyền lực thực tế ở Nhật Bản thuộc về
- A. Thủ tướng
- B. Sôgun (Tướng quân)
- C. Thiên hoàng
- D. Nữ hoàng
Câu 10: Được xem như “Những người đi trước dọn đường cho Cách mạng Pháp năm 1789 thắng lợi” là
- A. Các nhà Khai sáng ở thế kỉ XVII – XVIII
- B. Các nhà triết học cổ điển ở thế kỉ XVII – XVIII
- C. Các nhà văn, nhà thơ cổ điển ở thế kỉ XVII – XVIII
- D. Các nhà soạn nhạc kịch cổ điển ở thế kỉ XVII – XVIII
Câu 11: Tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên có tên gọi là
- A. Hội Ái hữu
- B. Hội Quốc xã
- C. Hội Quốc liên
- D. Hội Đoàn kết
Câu 12: Từ giữa thế kỉ XIX, thành phần xã hội dần dần đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội ở Ấn Độ là
- A. Giai cấp công nhân
- B. Giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức
- C. Địa chủ và tư sản
- D. Tư sản và công nhân
Câu 13: Kết quả lớn nhất mà Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga giành được là
- A. Quân cách mạng đã chiếm được các công sở.
- B. Chế độ quân chủ chuyên chế sụp đổ.
- C. Bắt giam các bộ trưởng và tướng tá của Nga hoàng.
- D. Nhân dân tiếp tục đấu tranh, thành lập chính quyền cách mạng.
Câu 14: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự thất bại nhanh chóng của cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc là
- A. Không dựa vào lực lượng nhân dân.
- B. Chưa được chuẩn bị kĩ về mọi mặt.
- C. Những người lãnh đạo chưa có nhiều kinh nghiệm.
- D. Sự chống đối, đàn áp của phái thủ cựu do Từ Hi Thái hậu đứng đầu.
Câu 15: Cuối thế kỉ XIX cuộc đấu tranh nào của nhân dân châu Phi chống thực dân phương Tây được xem là tiêu biểu nhất?
- A. Cuộc đấu tranh của nhân dân Ai Cập.
- B. Cuộc đấu tranh của nhân dân Angiêri.
- C. Cuộc đấu tranh của nhân dân Môdămbích.
- D. Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Êtiôpia.
Câu 16: “NEP” là cụm từ viết tắt của
- A. Chính sách kinh tế mới
- B. Chính sách cộng sản thời chiến
- C. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết
- D. Các kế hoạch 5 năm của Liên Xô từ năm 1925 – 1941
Câu 17: Thực hiện những cải cách về tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, muc đích chính của Thiên hoàng Minh Trị là gì?
- A. Đưa Nhật Bản phát triển mạnh như các nước phương Tây.
- B. Biến Nhật Bản trở thành một cường quốc ở Châu Á.
- C. Giúp Nhật Bản thoát khỏi bị lệ thuộc vào phương Tây.
- D. Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng mộ nước phong kiến lạc hậu.
Câu 18: Sự kiện nào đánh dấu kết thúc giai đoạn 1 của Chiến tranh thế giới thứ nhất?
- A. Chiến dịch tấn công Vécđoong của Đức thất bại ( 12 – 1916).
- B. Pháp phản công và giành thắng lợi trên song Máchủ nghĩaơ ( 9 – 1914).
- C. Sau cuộc tấn công Nga quyết liệ của quân Đức – Áo – Hung (1915).
- D. Cả hai bên đưa vào cuộc chiến những phương tiện chiến tranh mới như xe tăng, máy bay trinh sát, ném bom (1915)…
Câu 19: Người Cộng sản Việt Nam đầu tiên tiếp thu lí luận Cách mạng tháng Mười Nga là
- A. Nguyễn Ái Quốc
- B. Trần Phú
- C. Lê Hồng Phong
- D. Nguyễn Thị Minh Khai
Câu 20: Đảng Quốc đại bị chia rẽ thành hai phái vì
- A. Thái độ thỏa hiệp của các đảng viên và chính sách hai mặt của chính quyền thực dân Anh.
- B. Thái độ thỏa hiệp của các đảng viên và chính sách mua chuộc của chính quyền thực dân Anh.
- C. Thái độ thỏa hiệp của một số lãnh đạo Đảng và chính sách hai mặt của chính quyền thực dân Anh.
- D. Thái độ thỏa hiệp của một số lãnh đạo Đảng và chính sách mua chuộc của chính quyền thực dân Anh.
Câu 21: Nhật kí người điên và AQ chính truyện là các tác phẩm của nhà văn Trung Quốc nổi tiếng nào?
- A. Tào Đình
- B. Cố Mạn
- C. Mạc Ngôn
- D. Lỗ Tấn
Câu 22: Đầu những năm 30 của thế kỉ XX, Nhật Bản phải đối mặt với nhiều vấn đề, ngoại trừ
- A. Khắc phục hậu quả của việc khủng hoảng kinh tế
- B. Giải quyết khó khăn về nguồn nguyên liệu
- C. Giải quyết tình trạng nhập cư
- D. Giải quyết khó khăn về tình trạng tiêu thụ hàng hóa
Câu 23: Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha chống thực dân Pháp ở Campuchia cuối thế kỉ XIX nổ ra mạnh nhất ở đâu?
- A. Xiêm Riệp và U đông
- B. Uđông và Phnôm Pênh
- C. Khăm Muộn và Xiêm Riệp
- D. Phnôm Pênh và Khăm Muộn
Câu 24: Một điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước tư bản khi chuyển sang giai đoạn độc quyền là
- A. Xuất khẩu tư bản ra nước ngoài.
- B. Thành lập nhiều tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.
- C. Hợp tác với các nước, các khu vực trên thế giới.
- D. Đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa.
Câu 25: Ý nghĩa lớn nhất đối với Nga khi thực hiện thành công chính sách kinh tế mới là gì
- A. Nước Nga đã chiến thắng các thế lực thù địch trong nước, bảo vệ được thành quả cách mạng.
- B. Nhân dân Xô viết vượt qua mọi khó khăn, phấn khởi sản xuất, hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế.
- C. Nước Nga đã chiến thắng các thế lực hù địch từ bên ngoài bao vây, tấn công phá hoại thành quả cách mạng.
- D. Nước Nga phục hồi các công ti tư bản và giải quyết được những quyền lợi cơ bản cho các tầng lớp nhân dân.
Câu 26: Yếu tố nào đã đưa đến sự tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng ở Nhật Bản trong khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX?
- A. Quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy.
- B. Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa.
- C. Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- D. Sự cạnh tranh gay gắt của các công ti tư bản độc quyền.
Câu 27: Để giải quyết khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, các nước Đức, Ialia, Nhật Bản đã làm gì?
- A. Lôi kéo, tập hợp đồng minh
- B. Thiết lập chế độ độc tài phát xít
- C. Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân
- D. Thủ tiêu các quyền ự do, dân chủ của nhân dân
Câu 28: Trước nguy cơ thấ bại, chính phủ mới được thành lập ở Đức (3 – 10 – 1918) đã làm gì?
- A. Kí hiệp ước với Mĩ thừa nhận thất bại
- B. Đề nghị thương lượng với Mĩ
- C. Bắt tay liên minh với Mĩ
- D. Chấp nhận bồi thường cho Mĩ
Câu 29: Chính sách đối ngoại chủ yếu của Mĩ đối với các nước Mĩ Latinh là
- A. Chính sách làng giềng hợp tác
- B. Chính sách làng giềng đoàn kết
- C. Chính sách làng giềng hữu nghị
- D. Chính sách làng giềng thân thiện
Câu 30: Lực lượng tham gia Trung Quốc Đồng minh hội là
- A. Công nhân, trí thức tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh.
- B. Nông dân, trí thức tư sản,địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh.
- C. Trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh, đại biểu công nông.
- D. Công nhân, nông dân, trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh.
Câu 31: Hai chính quyền song song tồn tại ở nước Nga sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 vì
- A. Đất nước rộng lớn đòi hỏi có hai chính quyền.
- B. Hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau.
- C. Bị các nước đế quốc bên ngoài chi phối, can thiệp.
- D. Tạo tiền đề để thành lập chính quyền thống nhất trong cả nước.
Câu 32: Tháng 10 – 1933, chính quyền Hítle đã có hành động gì?
- A. Tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên
- B. Ban hành lệnh tổng động viên trên toàn nước Đức
- C. Tuyên bố thành lập quân đội thường trực
- D. Bắt đầu triển khai các hoạt động quân sự
Câu 33: Việc thành lập các tổ chức nghiệp đoàn ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX là kết quả của phong trào
- A. Nông dân
- B. Tiểu tư sản
- C. Học sinh, sinh viên
- D. Công nhân
Câu 34: Thực chất của chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đôla” là
- A. Dùng sức mạnh kinh tế, ép các nước Mĩ Latinh phải phụ thuộc Mĩ.
- B. Dùng sức mạnh quân sự, ngoại giao ép các nước Mĩ Latinh phải phụ thuộc Mĩ.
- C. Dùng sức mạnh kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao ép các nước Mĩ Latinh phải phụ thuộc vào Mĩ.
- D. Dùng sức mạnh của đồng đôla để chia các nước Mĩ Latinh, từ đó ép các nước này phải phụ thuộc Mĩ.
Câu 35: Trong thời kì thực hiện công nghiệp hóa, ngành công nghiệp nào chưa được Chính phủ Liên Xô chú trọng đầu tư phát triển
- A. Công nghiệp quốc phòng
- B. Công nghiệp hàng không – vũ trụ
- C. Công nghiệp chế tạo máy, nông cụ
- D. Công nghiệp năng lượng ( điện, han, dầu mỏ), khai khoáng
Câu 36: Những cải cách ở Xiêm từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX đều theo khuôn mẫu từ
- A. Các nước phương Đông
- B. Các nước phương Tây
- C. Nhật Bản
- D. Trung Quốc
Câu 37: Thành tựu lớn nhất mà Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1921 – đến năm 1941 là
- A. Hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp.
- B. Đã xóa nạn mù chữ cho trên 60 triệu người dân.
- C. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng tăng lên.
- D. Trở thành nước công nghiệp đứng đầu châu Âu, đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).
Câu 38: Lực lượng lãnh đạo cao trào cách mạng 1905 – 1908 ở Ấn Độ là
- A. Một bộ phận giai cấp tư sản Ấn Độ
- B. Giai cấp công nhân Ấn Độ
- C. Giai cấp nông dân Ấn Độ
- D. Tầng lớp trí thức ở Ấn Độ
Câu 39: Thơ Dâng là tác phẩm văn học của quốc gia nào?
- A. Trung Quốc
- B. Nhật Bản
- C. Hàn Quốc
- D. Ấn Độ
Câu 40: Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản kéo dài trong bao lâu
- A. Nửa đầu thập niên 30 của thế kỉ XX
- B. Suốt thập niên 30 của thế kỉ XX
- C. Giữa thập niên 30 của thế kỉ XX
- D. Nửa sau thập niên 30 của thế kỉ XX
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 học kì I (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945) (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 1: Nhật Bản (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 3: Trung Quốc (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 10: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941) (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 9: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921) (P1)