Trắc nghiệm lịch sử 12 học kì I (P3)

11 lượt xem

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 12 học kì I (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nghệ thuật quân sự chủ yếu được quân dân ta thực hiện trong chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 là

  • A. bao vây, đánh lấn dần.
  • B. đánh du kích.
  • C. công kiên, đánh điểm, diệt viện.
  • D. mai phục dài ngày.

Câu 2: Sự kiện chính trị quan trọng nhất của nước ta trong giai đoạn 1951 đến 1952 là gì?

  • A. Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất (5/1952).
  • B. Hội nghị thành lập “Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào” (3/1951).
  • C. Đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng cộng sản Đông Dương (2/1951) .
  • D. Đại hội thống nhất mặt trận Việt Minh và Liên Việt (3/1951).

Câu 3: Vì sao hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam mang tầm vóc của một đại hội thành lập Đảng?

  • A. Thống nhất được ba tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • B. Thống nhất được ba tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Đông Dương.
  • C. Thông qua luận cương chính trị của Đảng.
  • D. Bầu Ban chấp hành trung ương lâm thời của Đảng.

Câu 4: Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân chủ yếu để nước Mĩ đạt được nhiều thành tựu rực rỡ về khoa học kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Mua bằng phát minh của nước ngoài.
  • B. Có nhiều nhà khoa học trên thế giới sang Mĩ.
  • C. Chính phủ Mĩ đầu tư nhiều cho nghiên cứu khoa học - kĩ thuật.
  • D. Là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai.

Câu 5: Sự kiện lịch sử nào dưới đây đánh dấu chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ?

  • A. Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập.
  • B. Tổng khởi nghĩa tháng Tám thắng lợi trên cả nước.
  • C. Thành lập chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
  • D. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.

Câu 6: Trận Trân Châu cảng (12/1941) mở đầu cuộc chiến tranh Thái Bình Dương giữa Nhật Bản với nước nào?

  • A. Anh.
  • B. Italia.
  • C. Mĩ.
  • D. Pháp.

Câu 7: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ngoài thực dân Pháp còn có giai cấp nào trở thành đối tượng của cách mạng ?

  • A. Công nhân và nông dân.
  • B. Trung, tiểu địa chủ và tư sản dân tộc.
  • C. Đại địa chủ và tư sản mại bản.
  • D. Tư sản và địa chủ.

Câu 8: Cơ quan đóng vai trò quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc trong việc giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới là

  • A. Ban thư kí.
  • B. Hội đồng bảo an.
  • C. Đại hội đồng.
  • D. Tòa án quốc tế.

Câu 9: Hoạt động tiêu biểu nhất của Việt Nam Quốc dân Đảng là

  • A. khởi nghĩa Yên Bái.
  • B. bất hợp tác với Pháp.
  • C. ám sát trùm mộ phu Badanh.
  • D. vận động binh lính khởi nghĩa.

Câu 10: Xu hướng cứu nước của các phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX là theo ngọn cờ

  • A. vô sản.
  • B. dân chủ tư sản kiểu mới.
  • C. dân chủ tư sản.
  • D. phong kiến.

Câu 11: Phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo là

  • A. phong trào1936-1939.
  • B. phong trào “vô sản hóa”.
  • C. phong trào1939-1945.
  • D. phong trào1930-1931.

Câu 12: Kẻ thù chủ yếu của nhân dân châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai là

  • A. chế độ độc tài thân Mĩ.
  • B. chế độ phân biệt chủng tộc.
  • C. chủ nghĩa thực dân mới.
  • D. chủ nghĩa thực dân cũ.

Câu 13: Thái độ chính trị của bộ phận đại địa chủ đối với thực dân Pháp là

  • A. sẵn sàng thoả hiệp với thực dân Pháp để chống lại tư sản dân tộc.
  • B. sẵn sàng thoả hiệp với thực dân Pháp để hưởng quyền lợi.
  • C. sẵn sàng đứng lên chống thực dân Pháp khi bị ảnh hưởng quyền lợi kinh tế.
  • D. sẵn sàng phối hợp với các giai cấp khác để chống lại thực dân Pháp.

Câu 14: Văn kiện nào đã đánh dấu sự khởi sắc của ASEAN?

  • A. Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á.
  • B. Tuyên bố nhân quyền ASEAN.
  • C. Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông.
  • D. Hiến chương ASEAN.

Câu 15: Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn?

  • A. Đưa Bản yêu sách đến Hội nghị Vécxai (1919).
  • B. Đọc Luận cương của Lênin về các vấn đề dân tộc thuộc địa (1920).
  • C. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp (1920).
  • D. Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari (1921).

Câu 16: Cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật hiện đại diễn ra theo trình tự nào?

  • A. Sản xuất-kĩ thuật- khoa học.
  • B. Sản xuất-khoa học-kĩ thuật.
  • C. Kĩ thuật-khoa học- sản xuất.
  • D. Khoa học-kĩ thuật- sản xuất.

Câu 17: Nguyên nhân khách quan nào đã giúp nền kinh tế các nước Tây Âu sau chiến tranh chiến tranh thế giới thứ hai được phục hồi?

  • A. Sự nỗ lực của từng nước Tây Âu.
  • B. Hợp tác chặt chẽ với Liên Xô.
  • C. Được đền bù từ chiến tranh.
  • D. Nhận viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Mác - san.

Câu 18: Xu thế toàn cầu hóa được biểu hiện chủ yếu trên lĩnh vực nào?

  • A. Kinh tế.
  • B. Văn hóa.
  • C. Quân sự.
  • D. Chính trị.

Câu 19: Việt Nam được bầu làm ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc vào nhiệm kỳ nào?

  • A. Nhiệm kỳ 2006-2007.
  • B. Nhiệm kỳ 2008-2009.
  • C. Nhiệm kỳ 2007-2008.
  • D. Nhiệm kỳ 2009-2010.

Câu 20: Sự kiện nổi bật diễn ra vào tháng 6-1925 ở Quảng Châu-Trung Quốc là

  • A. thành lập Tâm tâm xã.
  • B. thành lập Cộng sản đoàn.
  • C. thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
  • D. thành lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.

Câu 21: “Chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa” là phong trào đấu tranh của giai cấp nào trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam (1919 - 1925)?

  • A. Công nhân.
  • B. Tiểu tư sản.
  • C. Tư sản.
  • D. Địa chủ phong kiến.

Câu 22: Ngày 01/9/1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha đã có hành động

  • A. yêu cầu triều đình ký Hiệp ước đầu hàng.
  • B. dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
  • C. nổ súng đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.
  • D. đưa quân đánh thành Gia Định.

Câu 23: Tháng 6/1919, Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị Vécxai “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đòi Chính phủ Pháp và các nước Đồng minh thừa nhận các quyền nào cho dân tộc Việt Nam?

  • A. độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
  • B. tự do, dân chủ, bình đẳng và quyền tự quyết.
  • C. độc lập, thống nhất và quyền bình đẳng.
  • D. độc lập, tự do, bình đẳng và quyền tự quyết.

Câu 24: Mục đích chính của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai do thực dân Pháp tiến hành ở Đông Dương là

  • A. thu hồi vốn đầu tư từ lần khai thác thứ nhất.
  • B. củng cố sự lệ thuộc của Việt Nam vào nước Pháp.
  • C. thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam.
  • D. bù đắp thiệt hại của nước Pháp do chiến tranh gây ra.

Câu 25: Hoạt động nào của Nguyễn Ái Quốc không diễn ra trong những năm 1921 – 1925?

  • A. Tham dự Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp ở Tua.
  • B. Viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
  • C. Tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản.
  • D. Viết bài cho báo Nhân đạo của Đảng Xã hội Pháp.

Câu 26: Vì sao việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930 là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam?

  • A. Chấm dứt vai trò lãnh đạo của giai cấp tư sản Việt Nam.
  • B. Chấm dứt thời kì tồn tại của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.
  • C. Chấm dứt vai trò lãnh đạo của giai cấp phong kiến Việt Nam.
  • D. Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.

Câu 27: Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là

  • A. xóa bỏ chế độ phong kiến.
  • B. ruộng đất cho dân cày.
  • C. độc lập và tự do.
  • D. đánh đổ đế quốc Pháp.

Câu 28: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7 – 1936 chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất nào?

  • A. Mặt trận Việt Nam độc lập Đông Dương.
  • B. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
  • C. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
  • D. Mặt trận Thống nhất Nhân dân phản đế Đông Dương.

Câu 29: Tờ báo “Đỏ” là cơ quan ngôn luận của tổ chức Cộng sản nào ở Việt Nam?

  • A. Đông Dương Cộng sản đảng.
  • B. Đông Đương cộng sản liên đoàn.
  • C. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
  • D. An Nam Cộng sản đảng.

Câu 30: Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919 – 1925 đối với cách mạng Việt Nam là

  • A. đề ra đường lối đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.
  • B. chủ động triệu tập Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • C. thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
  • D. xác định được con đường cứu nước đúng đắn.

Câu 31: Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định động lực của cách mạng là giai cấp

  • A. công nhân, tiểu tư sản.
  • B. công nhân, tư sản.
  • C. công nhân, nông dân.
  • D. công nhân, tư sản dân tộc.

Câu 32: Điểm mới về lực lượng của phong trào cách mạng 1930 – 1931 so với các phong trào đấu tranh trước đó là gì?

  • A. Hình thành khối liên minh công nhân – nông dân.
  • B. Có sự tham gia đông đảo của giai cấp nông dân.
  • C. Công nhân Việt Nam đoàn kết với nhân dân lao động thế giới.
  • D. Công nhân và các tầng lớp khác tham gia đông đảo.

Câu 33: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa

  • A. giai cấp công nhân với giai cấp tư sản Pháp.
  • B. giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến.
  • C. tư sản dân tộc Việt Nam với tư bản Pháp.
  • D. nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược.

Câu 34: Đến giữa thế kỉ XIX, Việt Nam vẫn là quốc gia

  • A. phong kiến độc lập.
  • B. thuộc địa của Pháp.
  • C. phụ thuộc vào Pháp.
  • D. thuộc địa của Pháp-Tây Ban Nha.

Câu 35: Mục tiêu đấu tranh của phong trào dân chủ 1936 – 1939 được Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7 – 1936) xác định là

  • A. độc lập, tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
  • B. tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
  • C. nới rộng quyền báo chí, tự do đi lại.
  • D. tự do, dân chủ và thả tù chính trị.

Câu 36: Vì sao Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thành lập tháng 6/1925, được coi là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam?

  • A. Góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam.
  • B. Chuẩn bị tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • C. Tạo sự chuyển biến về chất cho phong trào công nhân Việt Nam.
  • D. Thực hiện phong trào “vô sản hóa”, thúc đẩy phong trào công nhân phát triển.

Câu 37: Ngày 8-8-1967, tại Băng Cốc (Thái Lan) diễn ra sự kiện lịch sử nào gắn liền với các nước Đông Nam Á?

  • A. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á thành lập.
  • B. Kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á.
  • C. Việt Nam và Lào tham gia Hiệp ước Bali.
  • D. Hội nghi cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia).

Câu 38: Nhân tố nào dưới đây có ý nghĩa quyết định để Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam giành thắng lợi?

  • A. Phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
  • B. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Đông Dương.
  • C. Quân Đồng minh chưa kịp vào Đông Dương giải giáp phát xít Nhật.
  • D. Lực lượng trung gian hoang mang cực độ, đã ngả về phía cách mạng.

Câu 39: Tháng 7 – 1935, Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của cách mạng thế giới là

  • A. chủ nghĩa khủng bố
  • B. chủ nghĩa thực dân mới.
  • C. chủ nghĩa đế quốc.
  • D. chủ nghĩa phát xít.

Câu 40: Đến cuối thập kỉ 90 của thế kỉ XX, Liên minh Châu Âu là một tổ chức

  • A. liên kết văn hóa chặt chẽ .
  • B. quốc tế lớn nhất thế giới.
  • C. liên kết khu vực chính trị - kinh tế lớn nhất thế giới.
  • D. có vai trò quan trọng nhất trên trường thế giới.
Xem đáp án
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội