Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 (P2)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 12 bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nguyễn Ái Quốc đòi Chính phủ Pháp phải công nhận quyền dân tộc cơ bản nào trong Bản yêu sách 8 điểm gửi Hội nghị Vecxai (6/1919)?

  • A. Quyền tự do dân chủ.
  • B. Quyền bình đẳng dân tộc.
  • C. Quyền dân tộc tự quyết.
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 2: Tác dụng trong quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925 là gì?

  • A. Quá trình chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3 - 2 - 1930).
  • B. Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.
  • C. Quá trình thành lập ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
  • D. Quá trình chuẩn bị thực hiện chủ trương “vô sản hóa” để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam

Câu 3: Điểm mới trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp là gì?

  • A. Vừa khai thác vừa chế biến.
  • B. Đầu tư phát triển công nghiệp nhẹ.
  • C. Đầu tư phát triển công nghiệp nặng.
  • D. Tăng cường đầu tư thu lãi cao.

Câu 4: Ai là người đứng ra thành lập Đảng Lập hiến ở Việt Nam năm 1923

  • A. Nguyễn Phan Long, Bùi Quang Chiêu.
  • B. Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài.
  • C. Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính.
  • D. Bùi Quang Chiêu, Phạm Hồng Thái.

Câu 5: Chọn địa danh đúng để điền vào câu sau đây: Sang năm 1924, có nhiều cuộc bãi công của công nhân các nhà máy dệt, rượu, xay xát gạo ở ...

  • A. Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
  • B. Nam Định, Hà Nội, Hải Dương.
  • C. Hải Phòng, Nam Định, Vinh.
  • D. Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá.

Câu 6: Vào thời gian nào Nguyễn Ái Quốc rời Pa-ri đi Liên Xô - đất nước mà từ lâu Người mơ ước đặt chân tới?

  • A. Tháng 6 - 1924.
  • B. Tháng 6 - 1922.
  • C. Tháng 12 - 19243.
  • D. Tháng 6 - 1924.

Câu 7: Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản phát triển mạnh mẽ?

  • A. Chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam.
  • B. Do ảnh hưởng tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn.
  • C. Giai cấp công nhân đã chuyển sang đấu tranh tự giác.
  • D. Thực dân Pháp đang trên đà suy yếu.

Câu 8: Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam đi vào đầu tranh tự giác?

  • A. Cuộc bãi công của công nhân thợ nhuộm ở Chợ Lớn (1922).
  • B. Cuộc tổng bãi công của công nhân Bắc Kì (1922).
  • C. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn ngăn tàu chiến Pháp đi đàn áp cách mạng ở Trung Quốc (tháng 8 - 1925).
  • D. Cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định (1926).

Câu 9: Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp bắt đầu vào năm nào?

  • A.1914
  • B. 1918
  • C. 1919
  • D. 1920

Câu 10: Phong trào đấu tranh đầu tiên do giai cấp tư sản dân tộc khới xướng, đó là:

  • A. Chống độc quyền cảng Sài Gòn.
  • B. Chống độc quyền xuất khẩu lúa gạo ở Nam Kì.
  • C. Phong trào “Chấn hưng nội hóa”, “Bài trừ ngoại hóa”.
  • D. Thành lập Đảng Lập hiến để tập hợp lực lượng quần chúng.

Câu 11: Sự kiện nào thể hiện: “Tự trởng Cách mạng tháng Mười Nga đã thấm sâu hơn vào giai cấp công nhân và bắt đầu biến thành hành động của giai cấp công nhân Việt Nam”?

  • A. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn (tháng 8 - 1925).
  • B. Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (tháng 7 - 1920).
  • C. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái vang nổ ở Sa Diện - Quảng Châu (tháng 6 -1924).
  • D. Nguyễn Ái Quốc gửi yêu sách đến Hội nghị Véc-xai (1919).

Câu 12: Sự kiện ngày 17 - 6 - 1924 gắn với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô, đó là:

  • A. Người dự Đại hội nông dân Quốc tế.
  • B. Người dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản.
  • C. Người dự Đại hội Quốc tế phụ nữ.
  • D. Người dự Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản.

Câu 13: Năm 1920, có sự chuyển đổi nào trong lập trường tư tường của Nguyễn Ái Quốc?

  • A. Tư tưởng dân chủ tư sản ⇒ tư tưởng vô sản.
  • B. Tư tưởng vô sản ⇒ dân tộc chủ nghĩa.
  • C. Lập trường dân tộc chủ nghĩa ⇒ tư tưởng dân chủ tư sản.
  • D. Lập trường dân tộc chủ nghĩa ⇒ cách mạng vô sản.

Câu 14: Vạch trần chính sách đàn áp bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc nói chung và để quốc Pháp nói riêng, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức nổi dậy. Đó là nội dung của tờ báo nào của Nguyễn Ái Quốc?

  • A. Đời sống công nhân.
  • B. Nhân đạo.
  • C. Người cùng khổ.
  • D. Tạp chí Thư tín quốc tế.

Câu 15: Câu thơ sau đây của nhà thơ Chế Lan Viên phù hợp với sự kiện nào trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc: “Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười”?

  • A. Khi sáng lập ra Hội liên hiệp thuộc địa ở Pa-ri.
  • B. Khi đọc Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
  • C. Khi viết bài và làm chủ nhiệm tờ báo “Người cùng khổ ”.
  • D. Khi dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (1924).

Câu 16: Những giai cấp cũ trong xã hội Việt Nam, có từ trước cuộc khai thác thuộc địa của Pháp, đó là giai cấp nào ?

  • A. Nông dân, địa chủ phong kiến.
  • B. Nông dân, địa chủ phong kiến, thợ thủ công.
  • C. Nông dân, địa chủ phong kiến, tư sản dân tộc.
  • D. Nông dân, địa chủ phong kiến, công nhân.

Câu 17: Nguyễn Ái Quốc trình bày lập trường, quan điểm của mình về vị trí chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa, về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước để quốc với phong trào cách mạng ở các thuộc địa, về vai trò và sức mạnh fo lớn của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa trong:

  • A. Đại hội Đảng xã hội Pháp họp ở Tua (tháng 12 - 1920).
  • B. Hội nghị Quốc tế nông dân (tháng 6 - 1923).
  • C. Đại hội Quốc tế Cộng sản lần V (1924).
  • D. Đại hội đại biểu lần thứ nhất Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (tháng 5 - 1929).

Câu 18: Cuối năm 1924 đã diễn ra sự kiện gì gắn liền với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc?

  • A. Nguyễn Ái Quốc rời Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân.
  • B. Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu - Trung Quốc.
  • C. Nguyễn Ái Quốc xuất bản tác phẩm “Đường kách mệnh ”.
  • D. Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội đại biểu lần thứ nhất Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

Câu 19: Những sự kiện nào dưới đây thúc đẩy quá trình phố biến chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam?

  • A. Tác phẩm “Đường kách mệnh ” và “Bản án chế độ thực dân Pháp ” được đưa vào Việt Nam.
  • B. Báo “Người cùng khổ”, báo “Thanh niên” được phổ biến ở Việt Nam.
  • C. Chủ trương “Vô sản hóa” của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
  • D. Câu A, B và C đều đúng.

Câu 20: Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (1924) tại Liên Xô vào năm bao nhiêu tuổi?

  • A. 33 tuổi.
  • B. 34 tuổi.
  • C. 35 tuổi
  • D. 36 tuổi
Xem đáp án

=> Kiến thức Giải bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925


Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 (P3) Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 (P1)
  • 31 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Trắc nghiệm lịch sử 12