Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 (P3)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 12 bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Vì sao tầng lớp tiểu tư sản trở thành những bộ phận quan trọng của cách mạng dân tộc, dân chủ ở nước ta?
- A. Bị thực dân Pháp chèn ép, bạc đãi, khinh rẻ.
- B. Đời sống bấp bênh, dễ bị xô đẩy vào con đường phá sàn thất nghiệp.
- C. Câu A đúng, câu B sai.
- D. Cả câu A, B đều đúng.
Câu 2: Những tờ báo tiến bộ của tầng lớp tiểu tư sản trí thức xuất bản trong phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919 - 1926) là:
- A. “Chuông rè”, “An Nam trẻ”, “Nhành lúa".
- B. “Tin tức”, “Thời mới”, “Tiếng dân”.
- C. “Chuông rè”, “Tin tức”, “Nhành lúa”
- D. “Chuông rè”, “An Nam trẻ”, “Người nhà quê”.
Câu 3: Những sự kiện nào trên thế giới có ảnh hưởng lớn đến cách mạng Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới nhất?
- A. Sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga (11 - 1917).
- B. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Véc-xai (6 - 1919).
- C. Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Tua của Đảng Xã hội Pháp (12 - 1920).
- D. Nước Pháp bị khủng hoảng kinh tế.
Câu 4: Trong phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919 - 1926) có hai sự kiện trong nước tiêu biểu nhất, đó là sự kiện nào?
- A. Phong trào đấu tranh của công nhân Ba Son và công nhân Phú Riềng.
- B. Cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu và đám tang Phan Châu Trinh.
- C. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái vang nổ tại Sa Diện và Nguyễn Ái Quốc, gửi yêu sách đến Hội nghị Véc-xai.
- D. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái và phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu.
Câu 5: Khi Quốc tế thứ ba (Quốc tế Cộng sản) thành lập ở Mát-xcơ-va vào tháng 2-1919. Lúc đó Nguyễn Ái Quốc đang ở đâu?
- A. ở Anh.
- B. ở Pháp.
- C. ở Liên Xô.
- D. ở Trung Quốc.
Câu 6: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào? Tại đâu? Đầu tiên Bác đến nước nào?
- A. Ngày 6 - 5 - 1911, tại Sài Gòn, đầu tiên Bác đến nước Trung Quốc.
- B. Ngày 5 - 6 - 1911, tại Phan Thiết, đầu tiên Bác đến nước Pháp.
- C. Ngày 5 - 6 - 1911, tại Sài Gòn, đầu tiên Bác đến nước Pháp.
- D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 7: Những tổ chức chính trị như: Việt Nam nghĩa đoàn, hội Phục Việt, hội Hưng Nam, đảng Thanh niên là tiền thân của tổ chức nào?
- A. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
- B. Việt Nam quốc dân đảng.
- C. Tân Việt cách mạng đảng.
- D. Đông Dương cộng sản đảng.
Câu 8: Những sự kiện nào sau đây tạo điều kiện thuận lợi cho sự truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam?
- A. Quốc tế Cộng sản được thành lập (2 - 1919).
- B. Đảng Cộng sản Pháp ra đời (12 - 1920).
- C. Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời (7 - 1921).
- D. Tất cả các sự kiện trên.
Câu 9: Cách mạng tháng Mười Nga thành công (1917), Bác Hồ đi từ nước nào đến nước nào để nghiên cứu, học tập Cách mạng tháng Mười Nga.
- A. Từ Mĩ sang Nga.
- B. Từ Pháp sang Trung Quốc.
- C. Từ Anh sang Nga.
- D. Từ Anh sang Pháp.
Câu 10: Từ năm 1920 đến 1925, Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yếu ở các nước.
- A. Pháp, Liên Xô, Trung Quốc.
- B. Pháp, Thái Lan, Trung Quốc.
- C. Pháp, Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan.
- D. Câu A và câu C đúng.
Câu 11: Vì sao Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ III?
- A. Quốc tế này bênh vực cho quyền lợi của các nước thuộc địa.
- B. Quốc tế này giúp nhân dân ta đấu tranh chống thực dân Pháp.
- C. Quốc tế này đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam.
- D. Quốc tế này chủ trương thành lập Mặt trận giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
Câu 12: Trong những năm 1919 - 1925 có sự kiện lịch sử nào tiêu biểu gắn với họat động của Nguyễn Ái Quốc?
- A. Nguyễn Ái Quốc tìm đến Cách mạng tháng Mười Nga
- B. Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.
- C. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Véc-xai.
- D. Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội liên hiệp thuộc địa.
Câu 13: Thời gian tháng 6 - 1924 gắn với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô, đó là sự kiện nào?
- A. Người dự Hội nghị Quốc tế nông dân.
- B. Người dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản.
- C. Người dự Đại hội Quốc tế phụ nữ.
- D. Người dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản.
Câu 14: Ý nghĩa của những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919 – 19252 là:
- A. Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
- B. Chuẩn bị vẻ chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam.
- C. Xây dựng mối quan hệ liên minh giữa công nhân và nông dân trong cuộc đầu tranh giải phóng dân tộc.
- D. Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.
Câu 15: Trong quá trình hoạt động để chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, hoạt động nào sau đây của Nguyễn Ái Quốc đã diễn ra tại Quảng Châu (Trung Quốc)?
- A. Dự Hội nghị Quốc tế nông dân.
- B. Dự đại hội Quốc tế Cộng sản.
- C. Ra báo “Thanh niên”
- D. Xuất bản tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp ”.
Câu 16: Mâu thuẫn chủ yếu hàng đầu của xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là
- A. giữa công nhân với tư sản.
- B. giữa nông dân với địa chủ.
- C. giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và phản động tay sai.
- D. giữa tư sản Việt Nam với tư sản Pháp.
Câu 17: Năm 1922 Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo:
- A. “Đời sống công nhân”.
- B. “Người cùng khổ” (Le Paria).
- C. “Nhân đạo”.
- D. “Sự thật”.
Câu 18: Sự kiện nào dưới đây gắn liền với họat động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô trong những năm 1923 - 1924?
- A. Tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản.
- B. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
- C. Thành lập Hội liên hiệp thuộc địa.
- D. Viết “Bản án chế độ thực dân Pháp ”.
Câu 19: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, trong xã hội Việt Nam có những giai cấp nào?
- A. Nông dân, địa chủ.
- B. Nông dân, địa chủ, công nhân, tiểu tư sản.
- C. Nông dân, địa chủ, tư sản, tiếu tư sản.
- D. Nông dân, địa chủ, công nhân, tư sản, tiểu tư sản.
Câu 20: Những hoạt động nào của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên gắn bó mật thiết với vai trò của Nguyễn Ái Quốc?
- A. Mở lớp tập huấn chính trị đào tạo cán bộ tại Quảng Châu - Trung Quốc, ra báo “Thanh niên `.
- B. Bí mật chuyển các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc về nước.
- C. Chủ trương “Vô sản hóa”
- D. Phong trào bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định, nhà máy diêm và cưa Bến Thủy.
=> Kiến thức Giải bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 (P2) Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 (P1)
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 24: Việt Nam trong những năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975 (P3)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc 1953 – 1954 (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 (P3)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội 1986 – 2000
- Trắc nghiệm lịch sử 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 6)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam 1954 – 1965 (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 3)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 19: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 1951 – 1953 (P3)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 19: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 1951 – 1953 (P1)