Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 12 bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Phong trào công nhân trong giai đoạn 1926 - 1929 có điểm nào khác so với giai đoạn 1919- 1925 ?
- A. Số lượng các cuộc bãi công không nhiều, nhưng quy mô lớn, tính chất quyết liệt.
- B. Các cuộc đấu tranh đã mang tính chất chính trị rõ nét, bắt đầu có sự liên kết thành một phong trào chung.
- C. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng cộng sản, phong trào công nhân đã thu được nhiều thắng lợi quan trọng.
- D. Tất cả các ý trên
Câu 2: Hãy nêu rõ thành phần của Tân Việt cách mạng đảng?
- A. Công nhân và nông dân
- B. Tư sản dân tộc, công nhân
- C. Trí thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản
- D. Tất cả các giai cấp và tầng lớp
Câu 3: Ai trong số sau không nằm trong số các đảng viên của chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ?
- A. Đỗ Ngọc Du.
- B. Nguyễn Đức Cảnh.
- C. Ngô Gia Tự.
- D. Lê Hữu Cảnh.
Câu 4: Tân Việt cách mạng đảng đã phân hóa như thế nào dưới tác động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên?
- A. Một số đảng viên tiên tiến chuyển sang Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
- B. Một số đảng viên tiên tiến còn lại tích cực chuẩn bị tiến tới thành lập một chính đảng kiểu mới theo chủ nghĩa Mác - Lênin.
- C. Một số gia nhập Việt Nam Quốc dân đảng.
- D. Câu A và B đều đúng
Câu 5: Báo “Búa liềm” là cơ quan ngôn luận của tô chức cộng sản nào được thành lập năm 1929 ở Việt Nam?
- A. Đông Dương cộng sản liên đoàn.
- B. Đông Dương cộng sản đảng.
- C. An Nam cộng sản đảng.
- D. Đông Dương cộng sản đảng và An Nam cộng sản đảng.
Câu 6: Sự phân hóa của Tân Việt cách mạng đảng đã dẫn đến thành lập tổ chức cộng sản nào ở Việt Nam năm 1922?
- A. Đông Dương cộng sản đảng.
- B. An Nam cộng sản đảng.
- C. Đông Dương cộng sản liên đoàn.
- D. Đông Dương cộng sản đảng và Đông Dương cộng sản liên đoàn.
Câu 7: Vừa về tới Quảng Châu (Trung Quốc) và trước khi thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập tổ chức chính trị nào?
- A. Hội Liên hiệp thuộc địa.
- B. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
- C. Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam.
- D. Tân Việt cách mạng đảng.
Câu 8: Từ năm 1925 - 1929, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã tiến hành mấy kì Đại hội ?
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 9: Tháng 7/1925, Nguyễn Ái Quốc cùng những người yêu nước Inđônêxia, Triều Tiên ...... đã thành lập :
- A. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa.
- B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
- C. Hội Liên hợp các dân tộc bị áp bức Á Đông.
- D. Cộng sản đoàn.
Câu 10: Các yếu nhân trong tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng:
- A. Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Tôn Trung Sơn.
- B. Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính.
- C. Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Nguyễn Phan Long.
- D. Nguyễn Thái Học, Nguyễn Phan Long, Bùi Quang Chiêu, Phó Đức Chính.
Câu 11: Địa bàn hoạt động chủ yếu của tổ chức Tân Việt Cách mạng đảng là ở:
- A. Bắc Kì.
- B. Trung Kì .
- C. Nam Kì.
- D. Cả nước.
Câu 12: Đảng viên của Việt Nam Quốc dân đảng bao gôm những thành phần nào?
- A. Học sinh, sinh viên, tiêu tư sản, trí thức trẻ.
- B. Học sinh, sinh viên, công nhân, nông dân, thợ thủ công, những người buôn bán nhỏ.
- C. Sinh viên, học sinh, công chức, tư sản lớp dưới, nông dân khá giả, thân hào địa chủ, binh lính, hạ sĩ quan người Việt trong quân đội Pháp.
- D. Học sinh, sinh viên, công nhân, nông dân, địa chủ, phong kiến.
Câu 13: Sự non yếu của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng được biểu hiện ở những điểm nào?
- A. Thành phân đảng viên của đảng phức tạp.
- B. Tổ chức thiếu chặt chẽ, lỏng lẻo.
- C. Cơ sở quân chúng ít, hoạt động chủ yếu ở Bắc Kì.
- D. Câu A, B và C đều đúng.
Câu 14: Nguyên nhân trực tiếp của cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2 - 2 – 1230):
- A. Thực dân Pháp tổ chức nhiều cuộc vây ráp.
- B. Nhiều cơ sở của đảng bị phá vỡ.
- C. Bị động trước tình thế thực dân Pháp khủng bố sau vụ giết chết Ba-danh (9 - 2 - 1929) - trùm mộ phu cho các đồn điền cao su.
- D. Thực hiện mục tiêu của đảng: đánh đuổi giặc Pháp, thiết lập dân quyền.
Câu 15: Cho các sự kiện:
1. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
2. Thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Đảng.
3. Hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Hãy sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian
- A. 1,2,3
- B. 3,2,1
- C. 1,3,2
- D. 3,1,2
Câu 16: Số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) là nơi diễn ra sự kiện nào?
- A. Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời (tháng 3 - 1929).
- B. Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Việt Nam Cách mạng Thanh niên (tháng 5 - 1929).
- C. Thành lập Đông Dương cộng sản đảng (tháng 6 - 1929).
- D. Thành lập An Nam cộng sản đảng (tháng 7 - 1929).
Câu 17: Chỉ bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời vào thời gian nào?
- A. Tháng 1 - 1929.
- B. Tháng 2 - 1929.
- C. Tháng 3 - 1929.
- D. Tháng 4 - 1929.
Câu 18: An Nam Cộng sản đảng được ra đời từ tổ chức nào?
- A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
- B. Các hội viên tiên tiến trong Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Trung Quốc và Nam Kì.
- C. Các hội viên tiên tiến trong Tân Việt cách mạng đảng.
- D. Số còn lại của Việt Nam Quốc dân đảng.
Câu 19: Đâu là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo?
- A. Độc lập dân tộc và tự do.
- B. Độc lập dân tộc và ruộng đất.
- C. Độc lập dân tộc và dân chủ.
- D. Độc lập dân tộc và bình đẳng.
Câu 20: Cho các sự kiện:
1. Phong trào “Vô sản hóa”
2. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
3. Thành lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông
Sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian
- A. 1,2,3
- B. 2,3,1
- C. 3,2,1
- D. 1,3,2.
Câu 21: Nội dung nào dưới đây khẳng định nguyên tắc tư tưởng của Việt Nam Quốc dân đảng?
- A. Tự do - Bình đẳng - Bác ái.
- B. Cổ động bãi công, đánh đuổi giặc Pháp.
- C. Đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.
- D. Độc lập dân tộc, tự do cho nhân dân.
Câu 22: Ý nghĩa của việc thành lập ba tổ chức cộng sản đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?
- A. Thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam.
- B. Dẫn đến sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam.
- C. Là bước chuẩn bị trực tiếp cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- D. Câu A, B và C đều đúng.
Câu 23: Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam vào năm 1929 có hạn chế gì?
- A. Nội bộ những người cộng sản Việt Nam chia rẽ, mất đoàn kết, ngăn cản sự phát triển của cách mạng Việt Nam.
- B. Phong trào cách mạng Việt Nam có nguy cơ tụt lùi.
- C. Phong trào cách mạng Việt Nam phát triển chậm lại.
- D. Kẻ thù lợi dụng để đàn áp cách mạng.
=> Kiến thức Giải bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930
Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 (P3) Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 (P1)
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 19: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 1951 – 1953 (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 8: Nhật Bản (P2)
- Lịch sử 12: Bộ 10 đề thi kiểm tra học kì 2 dạng trắc nghiệm (có đáp án)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 14: Phong trào cách mạng 1930 - 1935 (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc 1953 – 1954 (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai 1945 – 1949 (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 19: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 1951 – 1953 (P3)
- Trắc nghiệm lịch sử 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 2)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946 (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 24: Việt Nam trong những năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975 (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 10: Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX (P2)