Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 (P3)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 12 bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cuối năm 1924 đã diễn ra sự kiện gì gắn liền với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc?

  • A. Nguyễn Ái Quốc rời Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân.
  • B. Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu - Trung Quốc.
  • C. Nguyễn Ái Quốc xuất bản tác phẩm “Đường kách mệnh ”.
  • D. Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội đại biểu lần thứ nhất Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

Câu 2: Đối tượng đấu tranh của phong trào "Chấn hưng nội hoá" (1919) là :

  • A. Tư sản Pháp.
  • B. Tư sản Hoa kiểu.
  • C. Tư sản mại bản.
  • D. Tư sản Pháp và tư sản Hoa kiều.

Câu 3: Vì sao nói cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son (8/1925) đã "đánh dấu một bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam" ?

  • A. Vì đây là cuộc đấu tranh đầu tiên của công nhân Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
  • B. Là cuộc đấu tranh có tổ chức, có quy mô và bước đầu giành được thắng lợi của công nhân Việt Nam.
  • C. Là sự kiện thể hiện giai cấp công nhân Việt Nam đã hướng tới đấu tranh đòi quyền lợi chính trị cho giai cấp mình.
  • D. Là phong trào đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân do tổ chức Việt Nam Cách mạng Thanh niên tổ chức, lãnh đạo.

Câu 4: Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn?

  • A. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Véc-xai (ngày 18 - 6 - 1919).
  • B. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (tháng 12 - 1920).
  • C. Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (tháng 7 - 1920).
  • D. Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (tháng 6 - 1925).

Câu 5: Sự kiện nào thể hiện: “Tự trởng Cách mạng tháng Mười Nga đã thấm sâu hơn vào giai cấp công nhân và bắt đầu biến thành hành động của giai cấp công nhân Việt Nam”?

  • A. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn (tháng 8 - 1925).
  • B. Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (tháng 7 - 1920).
  • C. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái vang nổ ở Sa Diện - Quảng Châu (tháng 6 -1924).
  • D. Nguyễn Ái Quốc gửi yêu sách đến Hội nghị Véc-xai (1919).

Câu 6: Trong phong trào dân tộc, dân chủ 1919-1925 giai cấp nào có tinh thần cách mạng triệt để nhất

  • A. Công nhân
  • B. Tiểu tư sản
  • C. Nông dân
  • D. Tư sản

Câu 7: Phong trào đầu tiên do giai cấp tư sản dân tộc khởi xướng đó là

  • A. chống độc quyền thương cảng Sài Gòn.
  • B. chống độc quyền xuất khẩu lúa gạo Nam Kỳ.
  • C. phong trào "Chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa".
  • D. thành lập Đảng lập hiến để tập hợp lực lượng quần chúng.

Câu 8: Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản phát triển mạnh mẽ?

  • A. Chủ nghĩa Mac – Lê nin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam.
  • B. Do ảnh hưởng của tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn.
  • C. Giai cấp công nhân đã chuyển sang đấu tranh tự giác.
  • D. Thực dân Pháp đang trên đà suy yếu.

Câu 9: Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được ra đời. Ngay sau khi thành lập, Đội đã đánh thắng những trận nào?

  • A. Thái Nguyên
  • B. Phay Khắt – Nà Ngần
  • C. Việt Bắc
  • D. Biên Giới

Câu 10: Trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám -1945, có bốn tỉnh giành được chính quyền sớm nhất (18/8/1945). Đó là những tỉnh nào?

  • A. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tỉnh, Quảng Nam.
  • B. Bắc Cạn, Hải Dương, Hà Tỉnh, Quảng Nam.
  • C. Bắc Giang, Hải Phòng, Hà Tỉnh, Quảng Nam.
  • D. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tỉnh, Quảng Ngãi.

Câu 11: Ai là người được giao nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân vào ngày 22/12/1944?

  • A. Văn Tiến Dũng
  • B. Phạm Văn Đồng
  • C. Võ Nguyên Giáp
  • D. Trường Chinh

Câu 12: Ý nghĩa của cuộc chiến đấu của quân dân ta trong giai đoạn mở đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc (cuối năm 1946 đầu 1947)?

  • A. Đảm bảo an toàn cho việc chuyển quân của ta.
  • B. Giam chân địch trong các đô thị, tiêu hao nhiều sinh lực địch.
  • C. Đã tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân, chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài, toàn dân toàn diện.
  • D. Tạo ra thế trận mới, đưa cuộc chiến đấu bước sang giai đoạn mới.

Câu 13: Chiến dịch Việt Bắc diễn ra trong thời gian nào?

  • A. Từ ngày 7 - 11 đến 19 - 12 - 1947.
  • B. Từ ngày 7 - 10 đến 19 - 12 - 1947,
  • C. Từ ngày 7 - 10 đến 20 - 12 - 1947.
  • D. Từ ngày 16 - 8 đến 19 – 12 - 1947.

Câu 14: Vạch rõ nguyên nhân gây ra cuộc chiến tranh này là do chính sách xâm lược của thực dân Pháp, chính nghĩa thuộc về nhân dân ta, nên quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta là để bảo vệ độc lập và chính quyền giành được. Nêu lên tính chất của cuộc kháng chiến, khẳng định niềm tự hào ân tộc, đó là nội dung của văn kiện nào ?

  • A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19 – 12 - 1946).
  • B. Bản chỉ thị toàn quốc kháng chiến của Ban thường vụ Trung ương Đảng.
  • C. Tác phẩm " Kháng chiến nhất định thắng lợi" của Trường Chinh.
  • D. A và B đúng.

Câu 15: Kết quả lớn nhất của ta trong chiến dịch Biên giới 1950 là gì?

  • A. Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8000 quân địch.
  • B. Giải phóng vùng biên giới Việt - Trung dài 750 km từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân.
  • C. Bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc.
  • D. Kế hoạch Rơ-ve của Pháp bị phá sản.

Câu 16: Tháng 11 - 1951, dịch mở chiến dịch Lô-tuyt (Hoà Bình) với âm mưu gì?

  • A. Mở rộng địa bàn chiêm đóng.
  • B. Cô lập căn cứ địa Việt Bắc với liên khu III và IV.
  • C. Giành thế chủ động trên chiến trường chính ở Bắc Bộ.
  • D. Giành lại quyền chủ động, nối lại “Hành lang Đông - Tây” chia cắt Việt Bắc với Liên khu III và IV.

Câu 17: Ngày 11 - 3 - 1951, Hội nghị đại biểu của nhân dân ba nước Đông Dương đã thành lập tổ chức nào?

  • A. Liên minh Việt - Miên - Lào.
  • B. Mặt trận Việt - Miên - Lào.
  • C. Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào.
  • D. Mặt trận thống nhất Việt - Miên - Lào.

Câu 18: Trọng tâm của “Chiến tranh đặc biệt” là gì?

  • A. Dồn dân vào ấp chiến luợc.
  • B. Dùng người Việt đánh người Việt.
  • C. Bình định miền Nam.
  • D. Bình định miền Nam và mở rộng chiến tranh ra miền Bắc.

Câu 19: Để mở đầu cho cuộc tổng tiến công chiến 1972, quân ta đã tấn công vào nơi nào?

  • A. Tây Nguyên.
  • B. Đông Nam Bộ.
  • C. Nam Trung Bộ.
  • D. Quảng Trị.

Câu 20: Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam họp vào thời gian nào?

  • A. Từ ngày 15 đến ngày 18/12/1985
  • B. Từ ngày 10 đến ngày 18/12/1986
  • C. Từ ngày 15 đến ngày 18/12/1986.
  • D. Từ ngày 20 đến ngày 25/12/1986

Câu 21: Số người đi học thuộc các đối tượng trong cả nước năm học 1979-1980 là bao nhiêu?

  • A. 14 triệu
  • B. 15 triệu
  • C. 16 triệu
  • D. 17 triệu

Câu 22: Tình hình công nghiệp nước ta trong những năm 1981 – 1985?

  • A. Công nghiệp tăng bình quân hàng năm 0,6%.
  • B. Công nghiệp tăng bình quân hàng năm 9,5%.
  • C. Công nghiệp tăng bình quân hàng năm 7,5%.
  • D. Công nghiệp tăng bình quân hàng năm 8,6%.

Câu 23: Ý nào dưới đây phản ánh không đúng về chủ trương đổi mới của Đảng về chính trị ?

  • A. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
  • B. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện quyền dân chủ nhân dân.
  • C. Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc.
  • D. Xây dựng Nhà nước dân quyền xã hội chủ nghĩa.

Câu 24: Nguyên nhân quyết định thắng lợi bước đầu của công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay là nhờ vào:

  • A. sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • B. truyền thống yêu nước của dân tộc.
  • C. sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế.
  • D. tình đoàn kết của ba nước Đông Dương.
Xem đáp án

=> Kiến thức Giải bài 27 lịch sử 12: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000


Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 (P4) Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 (P2) Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 (P1)
  • 27 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021