Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc 1953 – 1954 (P3)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 12 bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc 1953 – 1954 (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Thời gian nào gắn với chiến dịch Điện Biên Phủ?
- A. Từ ngày 30 - 3 đến 26 -4- 1954.
- B. Từ ngày 30 - 3 đến 24 – 4- 1954,
- C. Từ ngày 1 - 5 đến 5- 7- 1954.
- D. Tất cả đều đúng.
Câu 2: Điểm yếu của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ do Pháp xây dựng là:
- A. Nằm ở vùng lòng chảo Điện Biên, bốn bề đều có núi bao quanh, rất thuận lợi cho ta tổ chức tiến công.
- B. Nằm xa hậu phương của Pháp, rất dễ cô lập khi đường đổ bộ bị khống chế.
- C. Nằm ở địa bàn trọng yếu, cả hai bên đều quyết tâm chiếm giữ.
- D. Hệ thống công sự không có địa hình địa vật che chở, rất dễ bị ta tiến công khống chế.
Câu 3: Ý nghĩa cơ bản nhất của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954 là gì?
- A. Thắng lợi lớn nhất, oanh liệt nhật tiêu biểu cho tinh thần chiến đầu anh hùng, bất khuất của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ.
- B. Được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa của thế kỉ XX
- C. Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
- D. Cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên tự đấu tranh giải phóng mình.
Câu 4: Khẩu hiệu mà ta nêu ra trong chiến dịch Điện Biên Phủ là gì?
- A. “Tất cả cho chiến dịch được toàn thắng”.
- B. “Thà hi sinh tất cả để đánh thắng địch ở Điện Biên Phủ”.
- C. “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng!”.
- D. Câu B và C đúng.
Câu 5: Điền thêm từ còn thiếu trong câu sau : "Cơ sở của việc đình chiến là Việt Nam là Chính phủ Pháp ... tôn trọng ... thực sự của Việt Nam".
- A. Thật thà, nền độc lập.
- B. Cam kết, nền độc lập.
- C. Thật sự, chủ quyền.
- D. Thật lòng, chủ quyền.
Câu 6: “Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một phần sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động đối phó...” Đó là phương hướng chiến lược của ta trong:
- A. Phá sản kế hoạch Na-va.
- B. Chiến dịch Tây Bắc.
- C. Đông Xuân 1953 - 1954.
- D. Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Câu 7: Ủy ban quốc tế giám sát việc thi hành Hiệp định Giơ-ne-ve ở Việt Nam gồm những nước nào?
- A. In-đô-nê-xia, Ấn Độ, Ba Lan
- B. In-đô-nê-xia, Ấn Độ, Ca-na-đa
- C. Ca-na-đa, Ấn Độ, Ba Lan
- D. Ca-na-đa, Ấn Độ, Nam Tư
Câu 8: Kết quả lớn nhất của cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 – 1954 là gì?
- A. Làm thất bại âm mưu kết thúc chiến tranh trong vòng 18 tháng của Pháp,
- B. Làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp - Mĩ
- C. Làm phá sản bước đầu kế hoạch Na-va, buộc quân chủ lực của chúng phải tự động phân tán và giam chân ở miền rừng núi.
- D. Làm thất bại âm mưu bình định, mở rộng địa bàn chiếm đóng giành thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ của thực dân Pháp.
Câu 9: Một hình thức vận tải độc đáo của dân công phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ?
- A. Vận chuyển bằng bè mảng
- B. Vận chuyển bằng ngựa thồ
- C. Vận chuyến bằng voi thồ
- D. Vận chuyển bằng xe đạp
Câu 10: Vì sao kết thúc thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ ta thu toàn bộ vũ khí và cơ sở vật chất kĩ thuật?
- A. Vì địch không vận chuyển kịp.
- B. Vì cách xa hậu cứ của địch.
- C. Vì địch bị tiêu diệt và bắt sống hoàn toàn.
- D. Tất cả các lí do trên.
Câu 11: Tham dự hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương gồm có những nước nào?
- A. Mĩ, Anh, Pháp, Việt Nam, Liên Xồ.
- B. Liên Xô, Việt Nam, Lào, Mĩ, Pháp.
- C.Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam, Mĩ, Anh, Pháp.
- D. Liên Xô, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Mĩ, Pháp.
Câu 12: Hoàn cảnh ra đời của kế hoạch Na-va?
- A. Lực lượng của Pháp suy yếu sau 8 năm tiến hành chiến tranh, vùng chiếm đóng bị thu hẹp, gặp nhiều khó khăn về kinh tế, chính trị.
- B. Tranh thủ sự viện trợ của Mĩ cho cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương.
- C. Chiến tranh Triều Tiên kết thúc.
- D. Tất cả các ý trên.
Câu 13: Góp phần làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. Đó là ý nghĩa lịch sử của
- A. Chiến thắng Điện Biên Phủ
- B. Hội nghị Giơnevơ
- C. Cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mĩ
- D. Cuộc kháng chiến chống Mĩ.
Câu 14: Lí do chủ yếu nhất khiến chính phủ Pháp cử Na-va sang Đông Dương?
- A. Vì sau chiến tranh Triều Tiên, Mĩ muốn tăng cường can thiệp vào Đông Dương.
- B. Vì Na-va được Mĩ chấp thuận.
- C. Vì phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân Pháp lên cao.
- D. Sau 8 năm tiến hành chiến tranh Pháp sa lầy, vùng chiếm đóng bị thu hẹp, có nhiều khó khăn về kinh tế tài chính.
Câu 15: Để thực hiện kế hoạch Na-va Pháp đã sử dụng lực lượng cơ động mạnh trên toàn chiến trường Đông Dương lên đến bao nhiêu tiểu đoàn?
- A. 44 tiểu đoàn.
- B. 80 tiểu đoàn
- C. 84 tiểu đoàn.
- D. 86 tiểu đoàn.
Câu 16: Kết quả lớn nhất của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954?
- A. Làm thất bại hoàn toàn âm mưu kéo dài chiến tranh của Pháp - Mĩ.
- B. Tiêu diệt và bắt sống 16200 tên địch, hạ 62 máy bay thu nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại khác của Pháp và Mĩ.
- C. Giải phóng 4000km đất đai và 40 vạn dân.
- D. Đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao.
Câu 17: Chiến thắng nào quyết định thắng lợi của Hội nghị Giơ-ne-vơ?
- A. Chiến thắng Biên giới.
- B. Chiến thắng Tây Bắc.
- C. Chiến thắng Đông xuân 1953 - 1254.
- D. Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954.
Câu 18: Vì sao Pháp, Mĩ đánh giá Điện Biên Phủ là Pháo đài bất khả xâm phạm”?
- A. Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.
- B. Đây là một hệ thống phòng ngự kiên cố.
- C. Điện Biên Phủ được tập trung lực lượng đông, mạnh và trang bị vũ khí hiện đại
- D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 19: Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)?
- A. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự, kháng chiến đúng đắn.
- B. Truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc.
- C. Có hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân.
- D. Tinh đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương và sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ thế giới.
Câu 20: “Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh...”. Đó là câu nói của ai?
- A. Võ Nguyên Giáp
- B. Chủ tịch Hồ Chí Minh
- C. Trường Chinh
- D. Phạm Văn Đồng
Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc 1953 – 1954 (P2) Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc 1953 – 1954 (P1)
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 2: Liên Xô và các nước Đông ÂU 1945 – 1991. Liên Bang Nga 1991 – 2000 (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 22: Nhân dân miền Nam trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất 1965 – 1973 (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 (P1)
- Lịch sử 12: Bộ 10 đề thi kiểm tra học kì 2 dạng trắc nghiệm (có đáp án)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 3: Các nước Đông Bắc Á (P12)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 (P3)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 10: Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 học kì I (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 1946 – 1950 (P3)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946 (P3)