Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc 1953 – 1954 (P2)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 12 bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc 1953 – 1954 (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Từ cuối năm 1953 đến đầu 1954, ta phân tán lực lượng địch ra những vùng nào?

  • A. Lai Châu, Điện Biên Phủ, Xê-nô, Luông-pha-băng.
  • B. Điện Biên Phủ, Xê-nô, Plâycu, Luông-pha-băng.
  • C. Điện Biên Phủ, Thà Khet, Plâycu, Luông-pha-băng.
  • D. Điện Biên Phủ, Xê-nô, Plâycu, Sầm Nưa.

Câu 2: Trong bước 1 của Kế hoạch Nava, Pháp tập trung giữ thế phòng ngự chiến lược ở đâu ?

  • A. Bắc Bộ, Trung Bộ.
  • B. Bắc Bộ.
  • C. Nam Bộ, Trung Bộ.
  • D. Nam Bộ.

Câu 3: Nội dung nào sau đây thuộc về chủ trương của ta trong đông xuân 1953 - 1954?

  • A. Trong vòng 18 tháng chuyển bại thành thắng.
  • B. Tập trung lực lượng tiến công vào những hướng chiến lược quan trọng mà địch tương đối yếu.
  • C. Tránh giao chiến ở miền Bắc với địch để chuẩn bị đàm phán.
  • D. Giành thắng lợi nhanh chóng về quân sự trong đông xuân 1953 - 1954.

Câu 4: Bài học kinh nghiệm quan trọng rút ra từ Hội nghị Giơnevơ là:

  • A. Chiến thắng quân sự có vai trò quyết định đến chiến thắng trên bàn hội nghị.
  • B. Hội nghị bàn về bất cứ một vấn đề gì, nhất định phải do các bên liên quan trực tiếp chủ động mở.
  • C. Không thể giành thắng lợi trên bàn đàm phán khi tương quan lực lượng quá chênh lệch.
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 5: Thời gian nào sau đây găn với chiến dịch Điện Biên Phủ?

  • A. Từ ngày 30 - 3 đến 26 – 4 - 1954,
  • B. Từ ngày 30 - 3 đến 24 - 4 - 1954.
  • C. Từ ngày 01 - 5 đến 5 – 7 - 1954.
  • D. Cả A, B, và C đều đúng

Câu 6: Trong các nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ (1946 - 1954), nguyên nhân nào quyết định nhất?

  • A. Có một đường lối chính trị, quân sự đúng đắn của Đảng
  • B. Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đoàn kết một lòng.
  • C. Có hậu phương vững chắc.
  • D. Có tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.

Câu 7: Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, lực lượng kháng chiến Lào sẽ tập kết quân về vùng nào?

  • A. Sầm Nưa, Viêng Chăn.
  • B. Phong-xa-lì, Thà Khẹt.
  • C. Sầm Nưa, Phong-xa-lì.
  • D. Luông-pha-băng, Thà Khẹt.

Câu 8: Ai làm Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam đến dự Hội nghị Giơ-ne-vơ ?

  • A. Nguyễn Duy Trinh.
  • B. Phạm Văn Đồng.
  • C. Xuân Thuỷ.
  • D. Nguyễn Thị Bình

Câu 9: Vì sao tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ trở thành trung tâm của kế hoạch Na-va?

  • A. Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược quan trọng bậc nhất Đông Dương.
  • B. Điện Biên Phủ cách xa hậu phương của ta.
  • C. Thực dân Pháp cho rằng bộ đội chủ lực của ta không đủ sức đương đầu với chúng ở Điện Biên Phủ.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 10: Đông xuân 1953 - 1954 ta tích cực, chủ động tiễn công địch ở 4 hướng nào sau đây?

  • A. Việt Bắc, Tây Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Thanh - Nghệ - Tĩnh.
  • B. Tây Bắc, Trung Lào, Tây Nguyên, Thượng Lào.
  • C. Tây Bắc, Hạ Lào, Trung Lào, Nam Lào.
  • D. Tây Bắc, Tây Nguyên, Hạ Lào, Thượng Lào

Câu 11: Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ diễn ra trong bao nhiêu ngày?

  • A. 55 ngày đêm.
  • B. 56 ngày đêm.
  • C. 60 ngày đêm.
  • D. 66 ngày đêm.

Câu 12: Kế hoạch Nava chia làm bao nhiêu bước?

  • A. Hai bước
  • B. Ba bước
  • C. Bốn bước
  • D. Năm bước

Câu 13: Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng (tháng 2 - 1253) để ra kế hoạch tác chiến đông xuân (1953- 1954) với quyết tâm giữ vững quyền chủ động đánh địch trên cả hai mặt trận nào?

  • A. Chính trị và quân Sự
  • B. Chính diện và sau lưng địch.
  • C. Quân sự và ngoại giao
  • D. Chính trị và ngoại giao

Câu 14: “Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh....”. Đó là câu nói của ai?

  • A. Võ Nguyên Giáp.
  • B. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • C. Trường Chinh.
  • D. Phạm Văn Đồng.

Câu 15: Khấu hiệu mà ta nêu ra trong chiến dịch Điện Biên Phủ là gì?

  • A. “Tất cả cho chiến dịch được toàn thắng”
  • B. “Thà hy sinh tất cả để đánh thắng địch ở Điện Biên Phủ”
  • C. “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng!”
  • D. “Thà hy sinh tất cả chứ không để mất nước, không làm nô lệ”

Câu 16: Việc tập trung xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh có nằm trong kế hoạch ngay từ đầu của Na-va không?

  • A. Có
  • B. Không.

Câu 17: Cuộc Tổng tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954, ta đã buộc địch phải phân tán binh lực trên chiến trường ở những địa điểm nào theo trình tự thời gian ?

  • A. Điện Biên ⇒ Sê-nô ⇒ Luông – Pha-băng, Mường Sài ⇒ Plây-cu.
  • B. Điện Biên ⇒ Luông – Pha-băng ⇒ Sê nô ⇒ Plây-cu.
  • C. Điện Biên ⇒ Mường Sài ⇒ Sê-nô ⇒ Plây-cu.
  • D. Điện Biên ⇒ Sê-nô ⇒ Plây-cu ⇒ Luông – Pha-băng, Mường Sài.

Câu 18: Phương châm chiến lược của ta trong đông - xuân 1953 – 1954 là gì:

  • A. “Đánh nhanh, thắng nhanh”.
  • B. “Đánh chắc, thắng chắc”
  • C. “Đánh vào những nơi ta cho là chắc thắng”
  • D. “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”, “đánh chắc thắng”.

Câu 19: Hiệp định Giơ-ne-vơ là văn bản pháp lí quốc tế phi nhận:

  • A. Quyền được hưởng độc lập, tự do của nhân dân các nước Đông Dương.
  • B. Các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương.
  • C. Quyền tổ chức Tổng tuyến cử tự đo.
  • D. Quyền chuyển quân tập kết theo giới tuyến quân sự tạm thời.

Câu 20: Nơi nào diễn ra trận chiến đấu giằng co và ác liệt nhất trong chiến dịch Điện Biên Phủ?

  • A. Cứ điểm Him Lam.
  • B. Sân bay Mường Thanh.
  • C. Đồi A1, C1.
  • D. Sở chỉ huy Đờ-cat-xtơ-ri.
Xem đáp án

=> Kiến thức Giải bài 20 lịch sử 12: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954)


Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc 1953 – 1954 (P3) Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc 1953 – 1954 (P1)
  • 17 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Trắc nghiệm lịch sử 12