Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946 (P3)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 12 bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946 (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Vì sao nói cuộc Tổng tuyển cử tháng 1 - 1946 là cuộc đấu tranh dân tộc, đấu tranh chính trị gay go, quyết liệt ?
- A. Vì lúc đó nhân dân ta hầu hết mù chữ nên việc thực hiện quyền công dân rất khó khăn.
- B. Vì lúc đó Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế - tài chính, một nửa nước đã có chiến tranh.
- C. Vì cuộc Tổng tuyển cử diễn ra trong điếu kiện các thế lực đế quốc, tay sai ráo riết chống phá chính quyền cách mạng, chống lại độc lập tự do của dân tộc ta.
- D. Tất cả các ý trên.
Câu 2: Sự kiện nào chứng tỏ thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai?
- A. Ngày 2 - 9 - 1945, khi nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn tổ chức mít inh chào mừng ngày độc lập, thực dân Pháp xả súng làm cho 47 người chết và nhiều người bị thuơng.
- B. Ngày 23 - 9 - 1945, thực dân Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn.
- C. Ngày 17 - 11 - 1946, thực dân Pháp đánh chiếm Hải Phòng.
- D. Ngày 18 - 12 - 1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu Chính phủ ta giải tán lực lượng vũ trang, giao quyền kiểm soát thủ đô Hà Nội cho chúng.
Câu 3: Sau cuộc bầu cử Quốc hội, hội đổng nhân dân, ủy ban hành chính các cấp đã được thành lập ở khu vực nào ?
- A. Bắc Bộ, Nam Bộ.
- B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
- C. Bắc Bộ, Trung Bộ.
- D. Bắc Bộ, Nam Trung Bộ.
Câu 4: Sự kiện nào trong năm 1945 - 1946 khẳng định chính quyền dân chủ nhân dân được củng cố, nền móng của chế độ mới được xây dựng?
- A. Tổng tuyến cử trong cả nước 6 - 1 - 1946
- B. Bầu cử Hội đông nhân dân các cấp
- C. Thành lập Ủy ban hành chính các cấp
- D. Câu A, B và C đều đúng.
Câu 5: Theo Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946, có bao nhiêu quân Pháp sẽ ra Bắc và đóng quân trong thời gian bao lâu ?
- A. 15.000 quân , 5 năm.
- B. 150.000 quân, 8 năm.
- C. 1.500 quân, 6 năm.
- D. 150.000 quân, 3 năm.
Câu 6: Nội dung đầu tiên của Hiệp định sơ bộ ngày 6 - 3 - 1946 mà Chính phủ ta kí với Pháp là gì?
- A. Chính phủ Pháp công nhận nước ta là một nước độc lập, tự do nằm trong Liên hiệp Pháp.
- B. Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khôi Liên hiệp Pháp.
- C. Chính phủ Pháp công nhận nền độc lập, chủ quyền của Việt Nam.
- D. Câu A và B đúng.
Câu 7: Hổ Chủ tịch trước khi sang Pháp đã dặn : "Dĩ bất biến, ứng vạn biến". Theo em cái "bất biến" của dân tộc ta trong thời điểm này là gì ?
- A. Hoà bình.
- B. Độc lập.
- C. Tự do.
- D. Tự chủ.
Câu 8: Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào thực hiện “Tuần lễ vàng”, “Quỹ độc lập” nhằm mục đích gì?
- A. Giải quyết khó khăn về tài chính của đất nước
- B. Quyên góp tiền để xây dựng đất nước
- C. Quyên góp vàng, bạc để xây dựng đất nước
- D. Để hỗ trợ việc giải quyết nạn đói
Câu 9: Ta chỉ chấp nhận đàm phán với pháp theo nguyên tắc
- A. quyền dân tộc tự quyết
- B. Pháp công nhận chính quyền hợp pháp của ta
- C. hai bên thực hiện ngừng bắn
- D. Pháp đóng quân ở nước ta chỉ là tạm thời
Câu 10: Ngày 2 - 3 - 1946, Quốc hội họp phiên đầu tiên đã nêu lên vấn đề gì?
- A. Lập ra dự thảo hiễn pháp đầu tiên của nước ta.
- B. Xác nhận thành tích của Chính phủ lâm thời trong những ngày đầu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- C. Thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Hồ Chí Minh đứng đầu.
- D. Câu A, B và C đều đúng.
Câu 11: Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho Hội nghị Phông-ten-nơ-blô (Pháp) không có kết quả?
- A. Thực dân Pháp thực hiện âm mưu kéo dài chiến tranh xâm lược nước ta
- B. Thời gian đàm phán ngắn
- C. Ta chưa có kinh nghiệm trong đấu tranh ngoại giao
- D. Ta không có được sự ủng hộ của nhập dân thế giới
Câu 12: Trong quá trình đấu tranh chống Trung Hoa Dân quốc và Pháp, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện nhiều biện pháp. Biện pháp nào sau đây được coi là “đau đớn” của ta ?
- A. Để tay sai Trung Hoa Dân quốc được tham gia quốc hội và chính trị.
- B. Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bô giải tán (11-11-1945) nhưng thực chất là rút vào hoạt động bí mật.
- C. Nhận tiêu tiền “Quan kim” “Quốc tệ” của Trung Hoa Dân quốc
- D. Kí hiệp định sơ bộ 6-3-1946, đồng ý cho Pháp ra miền Bắc thay thế Trung Hoa Dân quốc.
Câu 13: Chính sách nào đo Chính phủ ban hành có thể thực biện được ngay:
- A. Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày.
- B. Chia lại ruộng đất công theo nguyên tắc công bằng và dân chủ.
- C. Ra thông tư giảm tô.
- D. Bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lí khác.
Câu 14: Trước ngày 6 - 3 - 1946, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện sách lược gì?
- A. Hòa với Tưởng để đánh Pháp.
- B. Hòa với Pháp để đuổi Tưởng.
- C. Hòa với Pháp và Tưởng để chuẩn bị lực lượng.
- D. Câu A và B đúng.
Câu 15: Quốc hội khóa I (6 - 1 - 1946) đã bầu được:
- A. 333 đại biểu.
- B. 334 đại biểu.
- C. 335 đại biểu.
- D. 336 đại biểu.
Câu 16: Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập cơ quan Bình dần học vụ vào ngày tháng năm nào?
- A. 7-3- 1945
- B. 8-09-1945
- C. 9-9-1945
- D. 10-9- 1945
Câu 17: Lí do nào là quan trọng nhất để Đảng ta chú trương khi thì tạm thời hoà hoãn với Tưởng để chống Pháp, khi thì hoà hoãn với Pháp để đuổi Tưởng?
- A. Tưởng dùng bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách để phá ta từ bên trong.
- B. Thực dân Pháp được sự giúp đỡ, hậu thuẫn của Anh.
- C. Chính quyền của ta còn non trẻ, không thể một lúc chống hai kẻ thù mạnh.
- D. Tưởng có nhiều âm mưu chống phá cách mạng.
Câu 18: Bốn ghế bộ trưởng trong Chính phủ liên hiệp mà Quốc hội nước ta đã nhường cho phái thân Tưởng đó những Bộ nào?
- A. Ngoại giao, kinh tế, canh nông, xã hội.
- B. Ngoại giao, kinh tế, giáo dục, xã hội.
- C. Ngoại giao, giáo dục, canh nông, xã hội.
- D. Kinh tế, giáo dục, canh nông, xã hội.
Câu 19: Để đối phó với hai kẻ thù Tưởng và Pháp, Đảng và Bác đã thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp. Chủ trương biện pháp nào sau đây được xem là đau đớn nhất để cứu vãn tình hình?
- A. Để tay sai Tưởng được tham gia Quốc hội và chính trị.
- B. Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố giải tán (11 - 11 - 1945) nhưng sự thật là rút vào hoạt động bí mật.
- C. Nhận tiêu tiền “Quan kim”, “Quốc tệ” của Tưởng.
- D. Kí Hiệp định Sơ bộ ngày 6 - 3 - 1946, đồng ý cho Pháp ra miền Bắc thay thế Tưởng.
Câu 20: Lí do nào là cơ bản nhất để ta chủ trương hoà hoãn, nhân nhượng cho Tưởng một số quyền lợi về kinh tế và chính trị?
- A. Ta chưa đủ sức đánh 20 vạn quân Tưởng.
- B. Tưởng có bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách hỗ trợ từ bên trong.
- C. Tránh trình trạng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù.
- D. Hạn chế việc Pháp và Tưởng cầu kết với nhau.
Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946 (P2) Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946 (P1)
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 2: Liên Xô và các nước Đông ÂU 1945 – 1991. Liên Bang Nga 1991 – 2000 (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 22: Nhân dân miền Nam trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất 1965 – 1973 (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 (P1)
- Lịch sử 12: Bộ 10 đề thi kiểm tra học kì 2 dạng trắc nghiệm (có đáp án)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 3: Các nước Đông Bắc Á (P12)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 (P3)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 10: Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 học kì I (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 1946 – 1950 (P3)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946 (P3)