Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 14: Phong trào cách mạng 1930 - 1935 (P2)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 12 bài 14: Phong trào cách mạng 1930 - 1935 (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Công tác mặt trận được xây dựng thời kỳ cách mạng 1930- 1931 gọi tên là gì?

  • A. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương
  • B. Mặt trận dân chủ Đông Dương
  • C. Hội phản đế Đông Dương
  • D. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương

Câu 2: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được triệu tập (3 - 2 - 1930) tại Hương Cảng vì nhiều lí do. Lí do nào sau đây là đúng:

  • A. Chấm dứt sự chia rẽ giữa các tổ chức cộng sản.
  • B. Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam lúc đó.
  • C. Yêu cầu của Quốc tế Cộng sản.
  • D. Để thay thế vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

Câu 3: Con đường cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo, đó là:

  • A. Làm cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để tiến lên chủ nghĩa cộng sản.
  • B. Thực hiện cách mạng ruộng đất cho triệt để.
  • C. Tịch thu hết sản nghiệp của bọn để quốc.
  • D. Đánh đồ địa chủ phong kiến, làm cách mạng thổ địa sau đó làm cách mạng dân tộc.

Câu 4: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) đã tác động đến tình hình kinh tế và xã hội Việt Nam ra sao?

  • A. Pháp trút gánh nặng của cuộc khủng hoảng vào tất cả các nước thuộc địa.
  • B. Đời sống nhân dân thuộc địa càng cơ cực, đói khổ.
  • C. Kinh tế suy thoái, khủng hoảng, phụ thuộc vào kinh tế Pháp.
  • D. Kinh tế chịu đựng hậu quả nặng nề, đời sống nhân dân khổ cực.

Câu 5: Lực lượng cách mạng để đánh đỗ đế quốc và phong kiến được nêu trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đo đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo là lực lượng nào?

  • A. Công nhân và nông dân.
  • B. Công nhân, nông dân và các tầng lớp tiểu tư sản, trí thức, trung nông.
  • C. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản và địa chủ phong kiến.
  • D. Công nhân, nông dân, tư sản.

Câu 6: Nội đung nào đưới đây gắn liền với Hội nghị thành lập Đảng (3 - 2 - 1930)?

  • A. Thông qua Luận Cương chính trị của Đảng.
  • B. Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vấn tắt, Điều lệ Đảng vắn tắt và chỉ định Ban chấp hành Trung ương lâm thời.
  • C. Bầu Ban chấp hành Trung ương lâm thời.
  • D. Quyết định lấy tên Đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương.

Câu 7: Điền thêm từ còn thiếu trong lời nhận định của đồng chí Lê Duẩn: "Không có những trận chiến đấu giai cấp rung trời chuyển đất những năm 1930 - 1931, trong đó công nông đã vung ra nghị lực phi thường của mình thì không thể có cao trào.... "

  • A. Những năm 1932 - 1935.
  • B. Những năm 1936 - 1939.
  • C. Những năm. 1939 - 1945.
  • D. Kháng Nhật cứu nước.

Câu 8: Tình hình Đảng Cộng sản Đồng Dương trong năm 1931 - 1932 là :

  • A. Hoạt động của Đảng hoàn toàn bị tế liệt.
  • B. Toàn bộ Đảng viên thuộc Xứ uỷ Trung Kì đều bị bắt.
  • C. Toàn bộ Ban Chấp hành Trung ương đảng đều bị bắt.
  • D. Hầu hết các uỷ viên BCH Trung ương đảng, Xứ uỷ 3 kì đểu bị bắt.

Câu 9: Tổ chức nào dưới đây không tham gia Hội nghị thành lập Đảng?

  • A. Đông Dương cộng sản đảng.
  • B. An Nam cộng sản đảng.
  • C. Đông Dương cộng sản liên đoàn.
  • D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Câu 10: Những điểm hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10 - 1930?

  • A. Chưa vạch rõ được mâu thuẫn chủ yếu của một xã hội thuộc địa.
  • B. Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của giai cấp tiểu tư sản.
  • C. Không thấy được khả năng phân hóa và lôi kéo một bộ phận giai cấp địa chủ trong cách mạng giải phóng dân tộc.
  • D. Cả ba ý đều đúng.

Câu 11: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản (ngày 3 - 2 - 1930) thể hiện như thế nào?

  • A. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • B. Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên để Hội nghị thông qua.
  • C. Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.
  • D. Câu A và B đúng.

Câu 12: Đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và của cách mạng Việt Nam, đó là ý nghĩa sự kiện lịch sử nào?

  • A. Thành lập Đông Dương cộng sản đảng.
  • B. Thành lập An Nam cộng sản đảng.
  • C. Thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn.
  • D. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 13: Phong trào cách mạng 1930 -1931 đạt đến đỉnh cao trong thời điểm lịch sử nào?

  • A. Từ tháng 2 đến tháng 4 - 1930.
  • B. Từ tháng 5 đến tháng 8 - 1930.
  • C. Từ tháng 9 đến tháng 10 - 130.
  • D. Từ tháng 1 đến tháng 5 - 1931.

Câu 14: Các sự kiện sau đây, sự kiện nào đúng?

  • A. Tháng 2 - 1930, 3000 công nhân đồn điền Phú Riềng bãi công.
  • B. Ngày 1 - 5 - 1930, 3000 công nhân huyện Thanh Chương nổi đậy phá đồn điền Trí Viễn.
  • C. Ngày 12 - 9 - 1930, hơn 2 vạn nông dân thuộc các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn (Nghệ An) nổi dậy biểu tình.
  • D. Tất cả các sự kiện trên đều đúng.

Câu 15: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3 - 2 - 1930 là kết quả tất yếu của?

  • A. Phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1919 - 1926.
  • B. Cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới.
  • C. Fhong trào công nhân trong những năm 1925 - 1927.
  • D. Phong trào công nhân trong những năm 1919 - 1925.

Câu 16: Chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh đã tỏ rõ bản chất cách mạng của mình. Đó là chính quyền của dân, do dân và vì dân. Tính chất đó được thể hiện ở những điểm cơ bản nào?

  • A. Thực hiện các quyền tự do dân chủ.
  • B. Chia ruộng đất cho dân nghèo, bãi bỏ các thứ thuế vô lí.
  • C. Xóa bỏ các tập tục lạc hậu, xây dựng đời sống mới.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 17: Chính quyền cách mạng ở Nghệ - Tĩnh được gọi là chính quyền Xô viết vì:

  • A. Chính quyền đầu tiên của công nông.
  • B. Chính quyền do giai cấp công nhân lãnh đạo.
  • C. Hình thức của chính quyền theo kiểu Xô viết (Nga).
  • D. Hình thức chính quyền theo kiểu nhà nước mới.

Câu 18: Công nhân không có việc làm, nông dân tiếp tục bị bần cùng hóa, các tầng lớp tiểu tư sản thành thị bị điêu đứng, các nghề thủ công bị phá sản nặng nề. Đó là đặc điểm của tình hình xã hội Việt Nam trong thời kì:

  • A. 1929 - 1930.
  • B. 1930 – 1931
  • C.1931 – 1932
  • D. 1932 - 1933.

Câu 19: Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế thể giới (1929 - 1933) ở các nước tư bản lại ánh hưởng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế của Việt Nam? `

  • A. Vì Việt Nam phụ thuộc Pháp.
  • B. Vì kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng kinh tế Pháp.
  • C. Vì Việt Nam là thuộc địa của Pháp, nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc Pháp.
  • D. Vì Việt Nam là thị trường của tư bản Pháp.

Câu 20: Qua thực tế lãnh đạo phong trào cách mạng 1930-1931, Đảng ta đã trưởng thành nhanh chóng. Do đó, tháng 4/1931 Đảng ta được quốc tế cộng sản công nhận:

  • A. Là một chi bộ của quốc tế cộng sản
  • B. Là một Đảng trong sạch vững mạnh
  • C. Là một Đảng đủ khả năng lãnh đạo cách mạng
  • D. Là một Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam

Câu 21: Cuộc biểu tình trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Nghệ - Tĩnh có gần 2 vạn nồng dân tham gia diễn ra ở đâu?

  • A. Anh Sơn.
  • B. Hưng Nguyên.
  • C. Thanh Chương.
  • D. Can Lộc.

Câu 22: Hãy chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống câu sau: “Phong trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh là một sự kiện lịch sử trọng đại trong lịch sử cách mạng nước ta. Phong trào đã..................”

  • A. Đánh bại hoàn toàn bọn thực dân Pháp và bọn phong kiến.
  • B. Giáng một đòn quyết liệt vào bè lũ đế quốc, phong kiến tay sai.
  • C. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.
  • D. Làm lung lay tận gốc chế độ phong kiến ở nông thôn.

Câu 23: Trước khí thế đấu tranh của quân chúng công nông, bộ máy chính quyền của đế quốc và phong kiến tay sai ở nhiều địa phương thuộc Nghệ - Tĩnh bị tan rã, Các tổ chức Đảng ở địa phương đã kịp thời lãnh đạo nhân dân thực hiện quyền làm chủ, tự đứng ra quản lí đời sống của mình đó là kết quả của phong trào đấu tranh nào?

  • A. Phong trào cách mạng 1930 - 1931.
  • B. Biểu tình ngày 1 - 5 - 1930 trên toàn quốc.
  • C. Biểu tình ngày 12 - 9 - 1930 của nông dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An).
  • D. Đấu tranh vũ trang của nông dân, công nhân... vào tháng 9 và tháng 10 - 1930.
Xem đáp án

=> Kiến thức Giải bài 14: Phong trào cách mạng 1930 – 1935


Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 14: Phong trào cách mạng 1930 - 1935 (P3) Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 14: Phong trào cách mạng 1930 - 1935 (P1)
  • 12 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021