Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 (P3)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 12 bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ba tổ chức cộng sản đã hoàn thành việc hợp nhất trên thực tế khi nào ?

  • A. 7/2/1930.
  • B. 15/2/1930.
  • C. 20/2/1930.
  • D. 24/2/1930.

Câu 2: Việt Nam Quốc dân đảng được thành lập vào năm nào?

  • A. Ngày 25 - 12 - 1925, địa bàn hoạt động chủ yếu ở Bắc Kì
  • B. Ngày 25 - 12 - 1926, địa bàn hoạt động chủ yếu ở Trung Kì.
  • C. Ngày 25 - 12 - 1927, địa bàn hoạt động chủ yếu ở Bắc Kì.
  • D. Ngày 25 - 12 - 1927, địa bàn hoạt động chủ yếu ở Trung Kì.

Câu 3: Việt Nam Quốc dân đảng là một đảng chính trị theo xu hướng nào?

  • A. Dân chủ vô sản.
  • B. Dân chủ tư sản.
  • C. Dân chủ tiểu tư sản
  • D. Dân chủ vô sản và tư sản.

Câu 4: Việt Nam Quốc dân đảng quyết định khởi nghĩa sau vụ "Bazanh", điều này chứng tỏ điều gì ?

  • A. Các lãnh tụ của Quốc dân đảng không nhận thức đầy đủ tình hình khó khăn của cách mạng.
  • B. Công tác chuẩn bị khởi nghĩa đã được tiến hành đầy đủ, chu đáo.
  • C. Sự bế tắc của tổ chức Đảng trong tình hình mới.
  • D. Quốc dân đảng đã phát triển vững mạnh, đủ sức tập hợp quần chúng nổi dậy làm cách mạng.

Câu 5: Mục tiêu của Việt Nam Quốc dân đảng là gì?

  • A. Đánh đuổi thực dân Pháp, xóa bỏ ngôi vua.
  • B. Đánh đuổi thực dân Pháp, thiết lập dân quyền.
  • C. Đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.
  • D. Đánh đồ ngôi vua, đánh đuổi giặc Pháp, lập nên nước Việt Nam độc lập.

Câu 6: Các sách báo nào sau đây gắn liền với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến 1925?

  • A. “An Nam trẻ”, “Người cùng khổ”, “Thanh niên”, “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Đường Kách mệnh”. .
  • B. “Người cùng khổ”, “Người nhà quê”, “Thanh niên”, “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
  • C. “Người cùng khổ”, “Thanh niên”, “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Đường kách mệnh”, “Nhân đạo”.
  • D. Tất cá đều đúng.

Câu 7: Tại Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản, có sự tham gia của các tổ chức cộng sản nào?

  • A. Đông Dương cộng sản Đảng, An Nam cộng sản Đảng.
  • B. Đông Dương cộng sản Đảng, An Nam cộng sản Đàng. Đông Dương cộng sản Liên đoàn.
  • C. Đông Dương cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản Liên đoàn.
  • D. An Nam cộng sản Đảng Đông Dương cộng sản Liên đoàn.

Câu 8: Năm 1929, Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã có bao nhiêu hội viên ?

  • A. 75.
  • B. 300.
  • C. 1200.
  • D. 1700.

Câu 9: Câu nào dưới đây là ý nghĩa của sự thành lập ba tổ chức cộng sản năm 19292

  • A. Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam.
  • B. Mở ra một bước ngoặt lịch sử vô cùng to lớn cho cách mạng Việt Nam.
  • C. Là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • D. Là kết quả tất yếu của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam.

Câu 10: Những điểm hạn chế của Luận cương chính trị 1930?

  • A. Chưa vạch rõ được mâu thuẫn chủ yếu của một xã hội thuộc địa.
  • B. Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của giai cấp tiểu tư sản.
  • C. Không thấy được khả năng phân hoá và lôi kéo một bộ phận giai cấp địa chủ trong cách mạng giải phóng dân tộc.
  • D. Cả ba vấn đề trên.

Câu 11: Quan hệ giữa Tân Việt cách mạng đảng và Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là:

  • A. Tân Việt cử người sang dự các lớp huấn luyện của Thanh niên.
  • B. Tân Việt vận động hợp nhất với Thanh niên.
  • C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên vận động hợp nhất với Tân Việt.
  • D. Tân Việt cử người sang dự các lớp huấn luyện của Thanh niên và vận động hợp nhất với Thanh niên.

Câu 12: Chứng minh rằng sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là bước ngoặt vĩ đại đối với cách mạng Việt Nam?

  • A. Là sự kết hợp tất yếu của quá trình đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam.
  • B. Chấm dứt thời kì khủng hoảng đường lối, là bước chuẩn bị đầu tiên có tính chất quyết định cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
  • C. Chấm dứt thời kì khủng hoảng đường lối và giai cấp lãnh đạo đối với cách mạng Việt Nam.
  • D. Chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam, đưa cách mạng tiến lên một bước mới.

Câu 13: Địa điểm nỗ ra cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2 - 2 - 1930)?

  • A. Yên Bái, Hải Phòng, Hà Nội.
  • B. Yên Bái, Hà Nội, Phú Thọ.
  • C. Yên Bái, Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình.
  • D. Yên Bái.

Câu 14: Nguyên nhân chủ quan nào là cơ bản làm cho khởi nghĩa Yên Bái thất bại?

  • A. Thực dân Pháp còn mạnh.
  • B. Tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng non yếu.
  • C. Khởi nghĩa nổ ra bị động.
  • D. Khởi nghĩa nỗ ra chậm so với yêu cầu.

Câu 15: Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân trong giai đoạn 1926 - 1929 ?

  • A. Giai cấp công nhân Việt Nam đã được nâng cao về giác ngộ chính trị.
  • B. Vai trò tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh của Hội viên Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
  • C. Những ảnh hưởng của tình hình thế giới, nhất là cách mạng Trung Quốc có ảnh hưởng trực tiếp đến phong trào công nhân Việt Nam.
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 16: Ý nghĩa lịch sử lớn nhất của cuộc khởi nghĩa Yên Bái?

  • A. Góp phần cô vũ lòng yêu nước và chí căm thù của nhân dân ta đôi với bẻ lũ cướp nước và tay sai
  • B. Chấm dứt vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp tư sản dân tộc đối với cách mạng Việt Nam.
  • C. Đánh dấu sự khủng hoảng của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.
  • D. Việt Nam Quốc dân đảng đáp ứng một phần yêu cầu của nhiệm vụ dân tộc của nhân dân ta.

Câu 17: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 2/1930 đã chấm dứt tình trạng gì của cách mạng Việt Nam ?

  • A. Khủng hoảng giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
  • B. Khủng hoảng đường lối cách mạng Việt Nam.
  • C. Cuộc đấu tranh để lựa chọn một trong hai con đường : cách mạng tư sản hay vô sản.
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 18: Đông Dương Cộng sản đáng thành lập vào thời gian nào?

  • A. Tháng 7 - 1929.
  • B. Tháng 8 - 1929.
  • C. Tháng 9 - 1929.
  • D. Tháng 10 - 1929.

Câu 19: Nhận xét nào dưới đây là đúng về vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản (3/2/1930)?

  • A. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, soạn thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
  • B. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Đông Dương; thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt.
  • C. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Đông Dương, tiếp tục truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam.
  • D. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, bầu ban chấp hành trung ương chính thức của Đảng

Câu 20: Trong ba tổ chức cộng sản được thành lập năm 1929, tổ chức nào ra đời sớm nhất?

  • A. Đông Dương cộng sản liên đoàn.
  • B. Đông Dương cộng sản đảng.
  • C. An Nam cộng sản đảng.
  • D. Đông Dương cộng sản đảng và An Nam cộng sản đảng.
Xem đáp án

=> Kiến thức Giải bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930


Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 (P2) Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 (P1)
  • 11 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Trắc nghiệm lịch sử 12