-
Tất cả
-
Tài liệu hay
-
Toán Học
-
Soạn Văn
-
Soạn đầy đủ
- Tiếng Việt 2 tập 2 KNTT
- Tiếng Việt 2 CTST
- Tiếng Việt 2 sách Cánh Diều
- Tiếng Việt 3 tập 2
- Tiếng Việt 3 tập 1
- Tiếng Việt 4 tập 2
- Tiếng Việt 4 tập 1
- Tiếng Việt 5 tập 2
- Tiếng Việt 5 tập 1
- Soạn văn 6
- Soạn văn 7
- Soạn văn 8 tập 1
- Soạn văn 8 tập 2
- Soạn văn 9 tâp 1
- Soạn văn 9 tập 2
- Soạn văn 10 tập 1
- Soạn văn 10 tập 2
- Soạn văn 11
- Soạn văn 12
-
Soạn ngắn gọn
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 2
- Ngữ văn VNEN
- Đề thi THPT QG môn Ngữ Văn
-
Soạn đầy đủ
-
Tiếng Anh
-
Vật Lý
-
Hóa Học
-
Sinh Học
-
Lịch Sử
-
Địa Lý
-
GDCD
-
Khoa Học Tự Nhiên
-
Khoa Học Xã Hội
-
Giải bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930
Từ năm 1925 đến năm 1930, trên đất nước ta lần lượt xuất hiện các tổ chức cách mạng hoạt động song song với nhau. Đó là hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Tân Việt Cách mạng đảng, Việt Nam quốc dân đảng…Trong quá trình đó đã diễn ra sự thử thách nghiêm khắc, sự chọn lựa lịch sử về sứ mệnh của các tổ chức chính trị đối với dân tộc trong thời đại mới.
A. Kiến thức trọng tâm
I. Sự ra đời và hoạt động của ba tổ chức cách mạng
1. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
a.Thành lập:
- 11/1924: Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) lập tổ chức Cộng sản Đoàn (2/1925).
- 6/1925: Nguyễn Ái quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
- 21/6/1925: Ra báo Thanh Niên, cơ quan ngôn luận của Hội.
b. Chủ trương: Làm cách mạng quốc gia tiến tới làm cách mạng thế giới.
c. Hoạt động:
- 1927: Xuất bản tác phẩm “Đường Kách Mệnh” làm tài liệu tuyên truyền và huấn luyện cách mạng.
- 1928: Tổ chức phong trào vô sản hóa, đưa hội viên thâm nhập vào đời sống công nhân để tuyên truyền vận động, nâng cao ý thức chính trị.
=> phong trào công nhân có sự chuyển biến rõ rệt về chất, tạo điều kiện cho sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
2. Tân Việt cách mạng Đảng
a. Sự thành lập:
- 7/1925: Một nhóm tù chính trị và sinh viên thành lập hội Phục Việt ở Vinh.
- 7/1928: đổi tên là Tân Việt cách mạng đảng.
b. Chủ trương: Đánh đổ đế quốc , lập xã hội bình đẳng bác ái.
c. Hoạt động:
- Tổ chức đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu tại Trung kì.
- Do ảnh hưởng của Hội VN cách mạng thanh niên Tân Việt bị phân hoá.
3. Việt Nam Quốc dân đảng
a. Thành lập:
- 25/12/1927 từ hoạt động yêu nước của nhà xuất bản Nam Đồng thư xã và ảnh hưởng của học thuyết Tôn Trung Sơn, Việt Nam Quốc dân đảng được thành lập do Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính lãnh đạo.
- Đây là tổ chức đại diện cho tư sản dân tộc theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.
b. Chủ trương: Làm cách mạng dân chủ tư sản nhằm đánh đổ đế quốc Pháp và phong kiến, thiết lập dân quyền.
c. Hoạt động: chủ yếu là các hoạt động ám sát bạo động gây tiếng vang. Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2/1930).
II. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
1. Sự xuất hiện các tổ chức cộng sản năm 1929
a. Hoàn cảnh ra đời: 1929: Phong trào yêu nước của các giai cấp phát triển mạnh mẽ.
b. Quá trình thành lập:
- 3/1929: Một số hội viên tiên tiến của Hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cách mạng thanh niên ở Bắc Kì lập chi bộ cộng sản đầu tiên.
- 5/1929: Tại Đại hội lần thứ I của Hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cách mạng thanh niên đại biểu Bắc Kì đề nghị thành lập Đảng Cộng Sản nhưng không được chấp nhận nên bỏ đại hội ra về.
- 6/1929: Các nhóm cộng sản Bắc Kì họp tại Hà Nội lập Đông Dương Cộng sản Đảng, thông qua tuyên ngôn, điều lệ, ra báo Búa liềm.
- 7/1929: Các hội viên của lại của Hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cách mạng thanh niên lập An Nam Cộng sản đảng ở Nam Kỳ.
- 9/1929: Bộ phận đảng viên tiên tiến của Tân Việt cách mạng đảng lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
c. Ý nghĩa:
- Là sản phẩm tất yếu của lịch sử.
- Đánh dấu sự trưởng thành của công nhân Việt Nam, chứng tỏ xu hướng cách mạng vô sản phát triển mạnh.
- Là bước chuẩn bị trực tiếp cho việc thành lập Đảng Cộng Sản VN.
2. Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
a. Hoàn cảnh lịch sử:
- 1929 – 1930: Ba tổ chức cộng sản ra đời nhưng hoạt động riêng rẽ gây tác động xấu cho phong trào cách mạng nước ta yêu cầu thống nhất các tổ chức cộng sản.
- Nguyễn Ái Quốc từ Xiêm về Hương Cảng triệu tập hội nghị Cửu Long để hợp nhất các Đảng Cộng Sản.
- 6/1/1930: Hội nghị Cửu Long bắt đầu.
b. Nội dung hội nghị:
- Hội nghị nhất trí hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Thông qua chính cương, sách lược và điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đây là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
c. Ý nghĩa lịch sử
- Là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam.
- Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
- Là bước ngoặt trong lịch sử cách mạng Việt Nam vì:
- Đảng trở thành chính đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
- Từ nay cách mạng Việt Nam có đường lối đúng đắn, sáng tạo.
- Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.
- Đảng ra đời có tính quyết định bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1: Trang 86 – sgk lịch sử 12
Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Tân Việt cách mạng đảng, Việt Nam Quốc dân Đảng đã ra đời và hoạt động như thế nào?
Câu 2: Trang 89 – sgk lịch sử 12
Nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với quá trình vận động chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
Câu 3: Trang 89 – sgk lịch sử 12
Việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1: Trang 89 – sgk lịch sử 12
Trình bày hoàn cảnh lịch sử và diễn biến của Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam?
Câu 2: Trang 89 – sgk lịch sử 12
Nêu nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam?
Câu hỏi: Em hãy trình bày nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và nhận xét về cương lĩnh này?
Xem thêm bài viết khác
- Trình bày khái quát về tình hình chính trị ở Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1950)?
- Giải bài 21 lịch sử 12: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965)
- Hãy nêu những thành quả chính trong công cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai.Những khó khăn mà châu lục này đang phải đối mặt là gì?
- Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ (Trang 25 – 35, SGK)
- Lập niên biểu những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919-1925 theo những nội dung sau: thời gian, nội dung hoạt động, ý nghĩa?
- Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 1975)?
- Trình bày sự ra đời và vai trò của hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX?
- Chủ trương của Đảng được đề ra tại các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11 1939 và lần thứ 8 (5 1941) như thế nào?
- Nêu nội dung và ý nghĩa Đại hội đại biểu lần thứ Nhất của Đảng (3/1935)?
- Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí trong bối cảnh lịch sử như thế nào? Nêu nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định?
- Xu thế toàn cầu hóa được thể hiện trên những lĩnh vực nào?
- Sơ đồ tư duy bài 8 Lịch sử 12: Nhật Bản Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 bài 8
-
Sơ đồ tư duy bài 20 Lịch sử 12: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954) Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 bài 20
-
Sơ đồ tư duy bài 17 Lịch sử 12: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 bài 17
-
Sơ đồ tư duy bài 13 Lịch sử 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 Sơ đồ tư duy Lịch sử 12
-
Sơ đồ tư duy bài 15 Lịch sử 12: Phong trào dân chủ 1936 - 1939 Sơ đồ tư duy Lịch sử 12
-
Sơ đồ tư duy bài 16 Lịch sử 12: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 bài 16
-
Sơ đồ tư duy bài 19 Lịch sử 12: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 – 1953) Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 bài 19
-
Sơ đồ tư duy bài 6 Lịch sử 12: Nước Mĩ Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 bài 6
-
Sơ đồ tư duy bài 3 Lịch sử 12: Các nước Đông Bắc Á Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 bài 3