Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam 1954 – 1965 (P3)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 12 bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam 1954 – 1965 (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đế quốc Mĩ thực hiện ý đồ thâm độc biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới thể hiện ở sự kiện nào?

  • A. Mĩ ép Pháp đưa Ngô Đình Diệm lên làm thủ tướng (ngày 20 -5 - 1954).
  • B. Lập khối quân sự SEATO, đặt miền Nam dưới sự bảo trợ của khối này.
  • C. Mĩ - Diệm tổ chức bầu cử riêng lẻ, lập nước Việt Nam Cộng hòa.
  • D. Mĩ - Diệm hô hào “Bắc tiến”

Câu 2: Mô hình hợp tác xã được xây dựng trong những ngành kinh tế nào ở Miền Bắc nước ta ?

  • A. Nông nghiệp, giao thông vận tải.
  • B. Nông nghiệp và thù công nghiệp.
  • C. Nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.
  • D. Thủ công, thương nghiệp và công nghiệp.

Câu 3: Đến năm 1960, miền Bắc có 172 xí nghiệp do Nhà nước quản lí, hơn 500 xí nghiệp công nghiệp địa phương quản lí. Đó là kết qủa của:

  • A. Bước đầu phát triển kinh tế.
  • B. Khôi phục kinh tế.
  • C. Cải tạo xã hội chủ nghĩa.
  • D. Tất cả cùng đúng.

Câu 4: Một trong những công trình thuỷ lợi lớn được xây dựng trong thời kì Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất ?

  • A. Công trình thuỷ nông Bác - Hưng - Hải.
  • B. Công trình thuỷ lợi Bái Thượng.
  • C. Công trình thuỷ lợi Đô Lương.
  • D. Công trình thuỷ nông Thác Huống.

Câu 5: Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam từ sau năm 1954 là gì?

  • A. Miền Bắc hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
  • B. Miền Nam tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiền tới thống nhất nước nhà.
  • C. Câu A và B đúng.
  • D. Câu A và B sai.

Câu 6: Những thắng lợi quân sự nào làm phá sản hoàn toàn chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?

  • A. Ấp Bắc, Đồng Xoài, An Lão.
  • B. An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài.
  • C. Bình Giã, An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài.
  • D. Vạn Tường, núi Thành, An Lão.

Câu 7: Đầu năm 1955, khi đã đứng được ở miền Nam Việt Nam, tập đoàn Ngô Đình Diệm mở chiến dịch nào?

  • A. “Tổ cộng”, “Diệt cộng” trên toàn miền Nam.
  • B. “Đả thực”, “Bài phong”, “Diệt cộng” trên toàn miền Nam.
  • C. “Tiêu diệt cộng sản không thương tiếc” trên toàn miền Nam.
  • D. “Thà bắn nhầm hơn bỏ sót” trên toàn miền Nam.

Câu 8: Đến năm 1960, ở miền Bắc có 85% hộ nông dân, 68% diện tích đất đai vào hợp tác xã nông nghiệp. Đó là kết qủa của công cuộc:

  • A. Cải cách ruộng đất.
  • B. Khôi phục kinh tế.
  • C. Cải tạo xã hội chủ nghĩa.
  • D. Câu A và B đúng.

Câu 9: Cho các dữ liệu sau

1. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.

2. Chiến thắng Bình Giã đã loại khỏi vòng chiến đấu 1700 tên địch, phá hủy hàng chục máy bay địch.

3. Quân ta tiếp quản thủ đô Hà Nội trong không khí tưng bừng của ngày hội giải phóng.

4. Trung ương cục miền Nam ra đời.

Sắp xếp dữ liệu trên theo thứ tự thời gian.

  • A. 3;1;4;2.
  • B. 2;3;4;1.
  • C. 1;3;2;4.
  • D. 4;1;2;3.

Câu 10: Thái độ nào sau đây của Ngô Đình Diệm trong những năm 1954 – 1957 làm cho nhân dân ta bất bình nhất?

  • A. Tiến hành bầu cử riêng lẻ, phế truất Bảo Đại, lên làm Tổng thống.
  • B. Tuyên bố tại Oa-sinh-tơn: “Biên giới Hoa Kì kéo dài đến vĩ tuyến 17”
  • C. Phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ.
  • D. Thực hiện chế độ “Gia định trị”.

Câu 11: Miền Bắc đề ra kế hoạch 5 năm lần thứ nhất vào thời gian nào?

  • A. 1960 - 1265,
  • B. 1961 - 1965.
  • C. 1965 - 1968.
  • D. 1960 - 1964.

Câu 12: Thắng lợi của quân và dân miền Nam chiến đấu chống “chiến tranh đặc biệt” chứng tỏ

  • A. sự lớn mạnh của cách mạng miền Nam.
  • B. vai trò to lớn của hậu phương miền Bắc.
  • C. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng.
  • D. sự phát triển của lực lượng vũ trang miền Nam.

Câu 13: “Ba nhất” và “Đại phong” là tên phong trào thi đua thực hiện kế hoạch 5 năm lần I ở miền Bắc trong các ngành:

  • A. “Ba nhất”: Nông nghiệp; “Đại phong”: Quân đội.
  • B. “Ba nhất”: Quân đội; “Đại phong”: Nông nghiệp.
  • C. “Ba nhất”: Công nghiệp; “Đại phong”: Thủ công nghiệp.
  • D. “Ba nhất”: Giáo dục; “Đại phong”: Nông nghiệp.

Câu 14: Trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Nhà nước đầu tư vốn cho xây dựng kinh tế chiếm tí lệ bao nhiêu so với thời kì khôi phục kinh tế?

  • A. 60%.
  • B. 61,2%.
  • C. 65,5%.
  • D. 67%.

Câu 15: “Phong trào ra đời với bản hiệu triệu hoan nghênh Hiệp định Giơ-ne-vơ, ủng hộ hiệp thương tuyển cử, được sự hưởng ứng rộng rãi của các tầng lớp nhân dân”. Đó là phong trào nào?

  • A. Chống khủng bố đàn áp của Mĩ - Diệm.
  • B. Phong trào đấu tranh của nhân dân các thành phố lớn Huế, Đà Nẵng
  • C. “Phong trào hòa bình” ở Sài Gòn - Chợ Lớn.
  • D. Phong trào vì mục tiêu hòa bình của nhân dân các thành phố lớn và các vùng nông thôn.

Câu 16: Đại hội nào của Đảng được xác định là “Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đầu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”?

  • A. Đại hội lần thứ I
  • B. Đại hội lần thứ II
  • C. Đại hội lần thứ III
  • D. Đại hội lần thứ IV

Câu 17: Đảng ta chủ trương cải tạo họ bằng phương pháp hòa bình, Sử dụng mặt tích cực nhất của họ để phục vụ cho công cuộc xây dựng miền Bắc. Họ là giai cấp nào?

  • A. Tư sản dân tộc.
  • B. Tư sản mại bản.
  • C. Địa chủ phong kiến
  • D. Tiểu tư sản.

Câu 18: Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời vào ngày nào?

  • A. 20 – 9 - 1960
  • B. 20 - 10 - 1960
  • C. 20 - 11 - 1960
  • D. 20 - 12 – 1960

Câu 19: Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam sau năm 1954 là gì?

  • A. Tiếp tục đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp.
  • B. Đấu tranh chính trị chống Mĩ - Diệm, đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, bảo vệ hòa bình.
  • C. Bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, để miền Bắc đủ sức chi viện cho miền Nam.
  • D. Chống “tố cộng”, “diệt cộng”, đòi quyền tự do, dân chủ.

Câu 20: Ai là Chủ tịch Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam?

  • A. Nguyễn Thị Bình
  • B. Nguyễn Văn Linh
  • C. Nguyễn Hữu Thọ
  • D. Huỳnh Tấn Phát

Câu 21: Nguyên nhân cơ bản nhất đưa đến cuộc đảo chính của Dương Văn Minh lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm?

  • A. Do nội bộ chính quyền ngụy mâu thuẫn.
  • B. Do Mĩ giật dây cho tướng lĩnh Dương Văn Minh.
  • C. Do chính quyền Ngô Đình Diệm suy yếu.
  • D. Do phong trào đấu tranh thắng lợi vang dội của nhân dân miền Nam trên tất cả các mặt trận.

Câu 22: Hạn chế lớn nhất của miền Bắc trong thời kì tiến hành kế hoạch 5 năm (1961 - 1965)?

  • A. Chủ trương phát triển chủ yếu thành phần kinh tế quốc doanh và hợp tác xã, hạn chế phát triển các thành phần kinh tế khác.
  • B. Chủ trương ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, hiện đại hóa nền kinh tế vốn bé nhỏ.
  • C. Xóa bỏ thành phần kinh tế cá thể, tư nhân.
  • D. Có những sai lầm trong cải cách ruộng đất.

Câu 23: Đâu là hạn chế trong đường lối đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội?

  • A. Nông nghiệp được coi là cơ sở của công nghiệp.
  • B. Áp dụng khoa học - kĩ thuật, sử dụng cơ khí trong công nghiệp.
  • C. Phương châm tiến lên chủ nghĩa xã hội nhanh, mạnh, vững chắc.
  • D. Từng bước nâng cao đời sống vật chất và văn hóa cho nhân dân.

Câu 24: Miền Bắc phải chuyển hướng xây dựng và phát triển kinh tế cho phù hợp với điều kiện thời chiến bắt đầu từ lúc nào?

  • A. 5-8- 1964
  • B. 7-1-1965
  • C. 7-2- 1965
  • D. 7-3- 1965
Xem đáp án

=> Kiến thức Giải bài 21 lịch sử 12: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965)


Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam 1954 – 1965 (P2) Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam 1954 – 1965 (P1)
  • 68 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021