Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 (P1)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 12 bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trong phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919 - 1926) có hai sự kiện trong nước tiêu biểu nhất, đó là sự kiện nào?

  • A. Phong trào đấu tranh của công nhân Ba Son và công nhân Phú Riềng.
  • B. Cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu và đám tang Phan Châu Trinh.
  • C. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái vang nổ tại Sa Diện và Nguyễn Ái Quốc, gửi yêu sách đến Hội nghị Véc-xai.
  • D. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái và phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu.

Câu 2: Cách mạng tháng Mười Nga thành công (1917), Bác Hồ đi từ nước nào đến nước nào để nghiên cứu, học tập Cách mạng tháng Mười Nga.

  • A. Từ Mĩ sang Nga.
  • B. Từ Pháp sang Trung Quốc.
  • C. Từ Anh sang Nga.
  • D. Từ Anh sang Pháp.

Câu 3: Ý nghĩa của những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919 – 19252 là:

  • A. Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
  • B. Chuẩn bị vẻ chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam.
  • C. Xây dựng mối quan hệ liên minh giữa công nhân và nông dân trong cuộc đầu tranh giải phóng dân tộc.
  • D. Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.

Câu 4: Những hoạt động nào của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên gắn bó mật thiết với vai trò của Nguyễn Ái Quốc?

  • A. Mở lớp tập huấn chính trị đào tạo cán bộ tại Quảng Châu - Trung Quốc, ra báo “Thanh niên `.
  • B. Bí mật chuyển các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc về nước.
  • C. Chủ trương “Vô sản hóa”
  • D. Phong trào bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định, nhà máy diêm và cưa Bến Thủy.

Câu 5: Chính sách khai thác thuộc địa lần 2 của Pháp ở Việt Nam (1919-1929) có điểm gì tương đồng với chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

  • A. Pháp chú trọng đầu tư vào ngành khai thác mỏ.
  • B. Pháp không đầu tư nhiều vào các ngành công nghiệp nặng.
  • C. Đẩy mạnh hoạt động thương mại xuất nhập khẩu.
  • D. Không đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng.

Câu 6: Tác động của chương trình khai thác lần thứ hai đến kinh tế Việt Nam là:

  • A. Nền kinh tế VN phát triển độc lập tự chủ.
  • B. Nền kinh tế VN phát triển thêm một bước nhưng bị kìm hãm và lệ thuộc kinh tế Pháp.
  • C. Nền kinh tế VN lạc hậu, không phát triển.
  • D. Nền kinh tế Pháp phụ thuộc vào kinh tế Việt Nam.

Câu 7: Những giai cấp cũ trong xã hội Việt Nam có từ trước cuộc khai thác thuộc địa của Pháp, đó là giai cấp nào?

  • A. Nông dân, địa chủ phong kiến.
  • B. Nông dân, địa chủ phong kiến, thợ thủ công.
  • C. Nông dân, địa chủ phong kiến, tư sản dân tộc.
  • D. Nông dân, địa chủ phong kiến, công nhân.

Câu 8: Thái độ chính trị của tư sản dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ nhất thể hiện như thế nào?

  • A. Có thái độ độ kiên định với Pháp.
  • B. Có tinh thần đấu tranh cách mạng triệt để.
  • C. Có thái độ không kiên định, dễ thoả hiệp.
  • D. Sẵn sàng chống Pháp.

Câu 9: Tại sao tổ chức Tân Việt cách mạng đảng bị phân hóa theo hai khuynh hướng?

  • A. Do hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên với lý luận và tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin có ảnh hưởng mạnh mẽ.
  • B. Do nội bộ của Tân Việt đã diễn ra cuộc đấu tranh giữa tư tưởng cách mạng và tư tưởng cải lương cuối cùng quan điểm vô sản chiếm ưu thế.
  • C. Do một số đảng viên tiên tiến của Tân Việt chuyển sang gia nhập Việt Nam Quốc dân đảng.
  • D. Do đa số đảng viên của Tân Việt muốn thành lập một chính đảng kiểu mới theo chủ nghĩa Mác- Lênin.

Câu 10:Từ tháng 3/1938 đến tháng 8/1941, ai là Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương?

  • A. Trường Chinh
  • B. Hà Huy Tập
  • C. Nguyễn Văn Cừ
  • D. Lê Hồng Phong

Câu 11: Nhiệm vụ cách mạng được Đảng ta xác định trong thời kì 1936-1939 là gì?

  • A. Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày.
  • B. Đánh đuổi thực dân pháp, Đông Dương hoàn toàn độc lập.
  • C. Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do dân chủ, cơm áo, hoà bình.
  • D. Các câu trên đều đúng.

Câu 12: Ngày 13/01/1941, binh lính đồn Chợ Rạng (Nghệ An) đã nổi dậy chiếm đồn, đánh chiếm Đô Lương, rồi lên ô tô kéo về Vinh. Cuộc binh biến này do ai lãnh đạo?

  • A. Trịnh Văn Cấn (Đội Cấn)
  • B. Nguyễn Văn Cừ
  • C. Nguyễn Văn Cung (Đội Cung)
  • D. Lương Ngọc Quyến

Câu 13: Hội nghịTrung ương lần thứ 8 của Đảng tại Pắc Bó (Cao Bằng),dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc đã diễn ra trong khoảng thời gian nào?

  • A. Từ 10 đến 19/5/1941
  • B. Từ15 đến 19/5/1941
  • C. Từ10 đến 19/5/1942
  • D. Từ10 đến 19/5/1943

Câu 14: Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp?

  • A. Hội nghị Ở Phông-ten-blô không thành công.
  • B. Pháp đánh chiếm Hải phòng (27 - 1 - 1946); Pháp gây ra vụ thảm sát ở Hà Nội (17 – 12- 1946); Pháp gửi tối hậu thư (18- 12- 1946).
  • C. Pháp đã kiểm soát Thủ đô Hà Nội.
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 15: Lối đánh nào được quân dân ta thể hiện trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.

  • A. Đánh du kích.
  • B. Bám thắt lưng địch mà đánh.
  • C. Công kiên, đánh điểm, diệt viện
  • D. Đánh du kích, mai phục dài ngày

Câu 16: Pháp buộc phải chuyển sang chiến lược "đánh lâu dài" từ khi nào ?

  • A. Từ sau chiến thắng Biên giới 1950.
  • B. Từ sau khi chúng mở rộng chiếm đóng đồng bằng Bắc Bộ.
  • C. Sau thất bại của cuộc tiến công lên Việt Bắc mùa đông 1947.
  • D. Từ sau khi kiểm soát hoàn toàn các đô thị Bắc vĩ tuyến 16.

Câu 17: Từ sau chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947, Pháp tăng cường thực hiện chính sách gì ở Việt Nam?

  • A. “Mở rộng địa bàn chiếm đóng khắp cả nước”.
  • B. “Phòng ngự đồng bằng Bắc Bộ”. " -
  • C..“Dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”
  • D. “Tập trung quân Âu Phi, mở cuộc tấn công: lên Việt Đắc lần thứ hai”.

Câu 18: Để thực hiện bồi dưỡng sức dân, nhất là nông dân, năm 1953 Đảng và Chính phủ có chủ trương gì?

  • A. Triệt để giảm tô, thực hiện giảm tức và cải cách ruộng đất.
  • B. Thực hiện khai hoang với khẩu hiệu “Tấc đất tấc vàng”.
  • C. Thực hành tiết kiệm.
  • D. Tất cả các chủ trương trên.

Câu 19: Vì sao Đại hội đại biểu lần II của Đảng đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta?

  • A. Đưa Đảng tiếp tục hoạt động cách mạng.
  • B. Đảng ta tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến.
  • C. Đảng ta đã hoạt động công khai.
  • D. Đưa Đảng ra hoạt động công khai và đổi tên Đảng thành Đảng Lao động Việt Nam.

Câu 20: Điền thêm từ còn thiếu trong câu nói sau của Hồ Chủ Tịch: "Chúng ta càng đánh, chính quyền nhân dân càng thêm vững chắc, tinh thần quân dân ngày càng cao, các lực lượng ... trên thể giới càng ủng hộ nhiệt liệt".

  • A. Cách mạng.
  • B. Yêu chuông hoà bình.
  • C. Xã hội chủ nghĩa.
  • D. Hoà bình và dân chủ.

Câu 21: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến phong trào “Đồng khởi” 1959 – 1960 là gì?

  • A. Mỹ - Diệm phá hoại Hiệp định Giơnevơ, thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”.
  • B. Có nghị quyết Hội nghị lần thứ XV của Đảng về đường lối CM miền Nam
  • C. Do chính sách cai trị của Mỹ - Diệm làm cho CM miền Nam bị tổn thất nặng.
  • D. Mỹ Diệm phá hoại hiệp định, thực hiện chiến dịch tố cộng diệt cộng, thi hành luật 10-59 lê máy chém đi khắp miền Nam làm cho cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng nề

Câu 22: Mốc mở đầu và kết thúc của Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975?

  • A. Từ 4-3 đến 30-4-1975.
  • B. Từ 9-4 đến 30-4-1975.
  • C. Từ 26-4 đến 02-5-1975.
  • D. Từ 4-3 đến 02-5-1975

Câu 23: Tình hình kinh tế nước ta sau kế hoạch 5 năm (1981 – 1985)

  • A. Nền kinh tế trong tình trạng mất cân đối nghiêm trọng.
  • B. Không phát huy được tiềm năng của các thành phần kinh tế cá thể tư nhân.
  • C. Mục tiêu cơ bản là ổn định tình hình kinh tế - xã hội vẫn chưa thực hiện được.
  • D. Tất cả các ý trên

Câu 24: Một hình thức xí nghiệp chỉ xuất hiện trong thời gian cải tạo xã hội chủ nghĩa sau giải phóng?

  • A. Xí nghiệp quốc doanh.
  • B. Xí nghiệp tư bản - Nhà nước.
  • C. Xí nghiệp tư bản tư nhân.
  • D. Xí nghiệp công - tư hợp doanh.

Câu 25: Vì sao Việt Nam phải tiến hành đổi mới ?

  • A. Đổi mới là một yêu cầu thường xuyên của cách mạng.
  • B. Để khắc phục những sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng.
  • C. Đổi mới để đẩy mạnh công cuộc xây dụng và bảo vệ đất nước trong bối cảnh quốc tế đang có nhũng chuyển biến mạnh mẽ.
  • D. Tất cả các ý trên.
Xem đáp án

=> Kiến thức Giải bài 27 lịch sử 12: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000


Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 (P4) Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 (P3) Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 (P2)
  • 19 lượt xem