Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 12 bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản phát triển mạnh mẽ?
- A. Chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam.
- B. Do ảnh hưởng tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn.
- C. Giai cấp công nhân đã chuyển sang đấu tranh tự giác.
- D. Thực dân Pháp đang trên đà suy yếu.
Câu 2: Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam đi vào đầu tranh tự giác?
- A. Cuộc bãi công của công nhân thợ nhuộm ở Chợ Lớn (1922).
- B. Cuộc tổng bãi công của công nhân Bắc Kì (1922).
- C. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn ngăn tàu chiến Pháp đi đàn áp cách mạng ở Trung Quốc (tháng 8 - 1925).
- D. Cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định (1926).
Câu 3: Câu thơ sau đây của nhà thơ Chế Lan Viên phù hợp với sự kiện nào trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc: “Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười”?
- A. Khi sáng lập ra Hội liên hiệp thuộc địa ở Pa-ri.
- B. Khi đọc Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
- C. Khi viết bài và làm chủ nhiệm tờ báo “Người cùng khổ ”.
- D. Khi dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (1924).
Câu 4: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, giai cấp tư sản bị phân hoá như thế nào?
- A. Tư sản dân tộc và tư sản thương nghiệp
- B. Tư sản dân tộc và tư sản mại bản
- C. Tư sản dân tộc và tư sản công nghiệp
- D. Tư sản dân tộc và tư sản công thương
Câu 5: Bộ phận nào trong giai cấp địa chủ phong kiến tham gia phong trào dân tộc, dân chủ chống Pháp và thế lực phản động tay sai?
- A. Đại địa chủ
- C. Tiểu và trung địa chủ
- B. Tiểu địa chủ
- D. Trung và đại địa chủ
Câu 6: Sự kiện nào thể hiện "Tư tưởng cách mạng tháng 10 Nga đã tấm sâu hơn vào giai cấp công nhân và bắt đầu biến thành hành động của giai cấp công nhân Việt Nam"
- A. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn (8-1925)
- B. Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920)
- C. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái vang dội ở Sa Diện - Quảng Châu (6-1924)
- D. Nguyễn Ái Quốc gửi yêu sách đến Hội nghị Véc xai (6-1919)
Câu 7: Điểm khác nhau cơ bản giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân trong phong trào dân tộc, dân chủ là
- A. tinh thần yêu nước.
- B. có tinh thần đấu tranh chống đế quốc, phong kiến.
- C. sớm tiếp thu tư tưởng Mác- Lênin.
- D. lực lượng tham gia đấu tranh đông đảo trong phong trào cách mạng.
Câu 8: Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn diễn ra vào ngày tháng năm nào?
- A. 27/9/1940
- B. 23/11/1940
- C. 13/01/1941
- D. 10/5/1941
Câu 9: Tại Đại hội lần VII của Quốc tế cộng sản diễn ra ở Matxvơva (Liên Xô), đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương do ai dẫn đầu đến dự?
- A. Nguyễn Ái Quốc
- B. Phạm Văn Đồng
- C. Lê Hồng Phong
- D. Nguyễn Văn Cừ
Câu 10: Cuộc khởi nghĩa nào đã nổ ra ngày 23/11/1940?
- A. Khởi nghĩa Ba Tơ
- B. Khởi nghĩa Nam Kì
- C. Khởi nghĩa Đô Lương
- D. Khởi nghĩa Bắc Sơn
Câu 11: Vạch rõ nguyên nhân gây ra cuộc chiến tranh này là do chính sách xâm lược của thực dân Pháp, chính nghĩa thuộc về nhân dân ta, nên quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta là để bảo vệ độc lập và chính quyền giành được. Nêu lên tính chất của cuộc kháng chiến, khẳng định niềm tin của dân tộc, đó là nội dung của văn kiện nào?
- A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19 - 12 - 1946).
- B. Bản chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng.
- C. Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trường Chinh.
- D. Câu A và B đúng.
Câu 12: Các "đại đội độc lập", "trung đội vũ trang tuyên truyền" ra đời và hoạt động trong thời gian nào ?
- A. Những năm 1947 - 1948.
- B. Những năm 1948 - 1949.
- C. Những năm 1947 - 1949.
- D. Những năm 1948 -1950.
Câu 13: Điền các địa danh trong chiến dịch Việt Bắc vào chỗ trồng trong câu sau đây: “Trên sông Lô, quân và dân ta phục kích tại...............”
- A. Khoan Bộ, Bông Lau.
- B. Khoan Bộ, Đoan Hùng, Bông Lau.
- C. Khoan Bộ, Đoan Hùng, Khe Lau.
- D. Đoan Hùng, Bông Lau, Khe Lau.
Câu 14: Sau thất bại trong chiến dịch Biên giới, Pháp có âm mưu gì mới?
- A. Nhận thêm viện trợ của Mĩ, tăng viện binh.
- B. Đẩy mạnh chiến tranh, giành lại quyền chủ động chiến lược đã mất.
- C. Bình định, mở rộng địa bàn chiếm đóng.
- D. Bình định kết hợp phản công và tiễn công lực lượng cách mạng.
Câu 15: Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần II quyết định đổi tên Đảng thành:
- A. Đảng Cộng sản Đông Dương.
- B. Đảng Lao động Việt Nam.
- C. Đảng Cộng sản Việt Nam.
- D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 16: Viên tướng duy nhất vừa nắm quyền Tổng chỉ huý quân đội vừa là Cao ủy Pháp tại Đông Dương là ai?
- A. Lơ-cơ-léc.
- B. Na-va.
- C. Đờ-Lát đơ Tát-xi-nhi.
- D. Đác-giăng-li-ơ.
Câu 17: Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào “Đồng khởi” là gì?
- A. Giáng một đòn mạnh vào chính sách thực dân mới của Mỹ ở miền Nam, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm..
- B. Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của CM miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
- C. Sự ra đời của mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam (20 – 12 – 1960).
- D. Làm phá sản chiến lược chiến tranh đặc biẹt của Mỹ.
Câu 18: Cuộc hành quân mang tên “ánh sáng sao” nhằm thí điểm cho chiến lược chiến tranh nào của Mỹ?
- A. Chiến tranh đơn phương.
- B. Chiến tranh đặc biệt.
- C. Chiến tranh cục bộ.
- D. Việt Nam hóa chiến tranh.
Câu 19: Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước và hoàn thành thống nhất đất nước, về mặt nhà nước, nước ta chuyển sang giai đoạn:
- A. đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
- B. đất nước tự do, dân chủ
- C. đất nước độc lập, tự do, dân chủ
- D. Cả A, B và C đều sai
Câu 20: Điều kiện tiên quyết để đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội là:
- A. Độc lập
- B. Thống nhất
- C. Độc lập và thống nhất
- D. Tự do, dân chủ.
Câu 21: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được thể hiện trong lĩnh vực nào của đường lối đổi mới của Đảng năm 1986?
- A. Kinh tế.
- B. Chính trị.
- C. Văn hóa.
- D. Xã hội.
Câu 22: Nguyên tắc đổi mới của Đảng đề ra trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) là :
- A. đổi mới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
- B. thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- C. bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa tiến thẳng lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- D. không thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, mà làm cho mục tiêu ấy thực hiện hiệu quả hơn.
Câu 23: Điền thêm từ còn thiếu trong câu trích từ Nghị quyết Đại hội Đảng : "Đẩy mạnh công cuộc đổi mới ... , tiếp tục phát triển nền kinh tế hành hoá nhiều thành phần".
- A. Sâu rộng.
- B. Toàn diện và đồng bộ.
- C. Trên mọi lĩnh vực.
Câu 24: Nội dung đường lối đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là:
- A. thay đổi toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới chính trị.
- B. thay đổi toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới kinh tế.
- C. thay đổi toàn bộ mục tiêu chiến lược.
- D. đổi mới lần lượt trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, …
- D. Đất nước.
=> Kiến thức Giải bài 27 lịch sử 12: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000
Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 (P4) Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 (P3) Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 (P1)
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm lịch sử 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 3)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 (P3)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam 1954 – 1965 (P3)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 học kì I (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 14: Phong trào cách mạng 1930 - 1935 (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam 1973 – 1975 (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam 1954 – 1965 (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946 (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 7: Tây Âu (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 15: Phòng trào dân chủ 1936 - 1939 (P1)