Trắc nghiệm lịch sử 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 3)
Bài có đáp án. Đề ôn thi cuối học kì 2 môn lịch sử 12 phần 3. Học sinh ôn thi bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, học sinh bấm vào để xem đáp án. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Điền thêm từ còn thiếu trong câu nói sau của Hồ Chủ Tịch: "Chúng ta càng đánh, chính quyền nhân dân càng thêm vững chắc, tinh thần quân dân ngày càng cao, các lực lượng ... trên thể giới càng ủng hộ nhiệt liệt".
- A. Cách mạng.
- B. Yêu chuông hoà bình.
- C. Xã hội chủ nghĩa.
- D. Hoà bình và dân chủ.
Câu 2: Bản chỉ thị "Sửa soạn khởi nghĩa" và kêu gọi nhân dân "Sắm vũ khí đuổi thù chung" là của:
- A. Ban chấp hành Đảng Cộng sản Đông Dương.
- B. Hồ Chí Minh.
- C. Tổng bộ Việt Minh.
- D. Cứu quốc quân.
Câu 3: Cờ đỏ sao vàng do ai vẽ mẫu, lần đầu tiên xuất hiện ở đâu ?
- A. Nguyễn Văn Tiến ; khởi nghĩa Thái Nguyên.
- B. Nguyễn Hữu Tiến ; khởi nghĩa Nam Kì.
- C. Nguyễn Hữu Định; khởi nghĩa Bắc Sơn.
- D. Nguyễn Hữu Đang ; khởi nghĩa Đô Lương.
Câu 4: “Tiêu diệt thực dân Pháp và đánh bại bọn can thiệp Mi, giành thống - nhất, độc lập hoàn toàn, bảo vệ hòa bình thế giới”. Đó là nhiệm vụ được nêu ra trong văn kiện nào?
- A. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày.
- B. Báo cáo “Bàn về cách mạng Việt Nam” do Tổng Bí thư Trường Chinh trình bày.
- C. Tuyên ngôn của Đảng.
- D. Chính cương và Điều lệ mới của Đảng.
Câu 5: Hãy điền các từ đúng vào câu sau đây: “Bằng việc kí Hiệp định Sơ bộ 6 – 3- 1946 và Tạm ước 14 - 9 - 1946, chúng ta đã đập tan âm mưu của...”
- A. Để quốc Mĩ cấu kết với Tưởng.
- B. Đế quốc Pháp cấu kết với Tưởng.
- C. Tưởng cấu kết với Pháp.
- D. Đế quốc Pháp cấu kết với Anh.
Câu 6: Đại hội Quốc dân được tiến hành ở Tân Trào (ngày 16 - 8 - 1945) gồm những đại biểu thuộc các thành phần và các miền nào?
- A. Ba xứ thuộc đủ các giới, các đoàn thể, các dân tộc tiêu biểu ý chí và nguyện vọng của toàn dân.
- B. Toàn thể các tầng lớp nhân dân.
- C. Giai cấp tiểu tư sản, học sinh, sinh viên, trí thức cả nước.
- D. Các đảng phái, đoàn thể, tổ chức, mặt trận trong cả nước.
Câu 7: Vì sao miền Bắc tiến hành công cuộc cải cách ruộng đất?
- A. Nông nghiệp còn lạc hậu, năng suất lao động thấp.
- B. Chế độ chiếm hữu ruộng đất của điạ chủ phong kiến vẫn còn phổ biến.
- C. Để làm hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn ở miền Nam.
- D. Tất cả các lí do trên.
Câu 8: Vì sao ta mở chiến dịch Biên giới 1950?
- A. Tạo điều kiện để thúc đẩy cuộc kháng chiến của ta tiến lên một bước.
- B. Khai thông biên giới Việt - Trung, con đường liên lạc quốc tế giữa ta với Trung Quốc và các nước dân chủ trên thế giới.
- C. Tiêu diệt một bộ phận lực lượng địch, khai thông biên giới Việt – Trung, mở rộng và củng cố căn cứ địa cách mạng.
- D. Để đánh bại kế hoạch Rơ-ve
Câu 9: Vì sao ta kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ ngày 6 - 3 - 1946?
- A. Lực lượng ta còn yếu so với Pháp, tránh đụng độ nhiều kẻ thù một lúc.
- B. Để nhanh chóng gạt 20 vạn quân Tưởng về nước.
- C. Tranh thủ thời gian hoà hoãn củng cố và phát triển lực lượng cách mạng.
- D. Câu A, B và C đều đúng.
Câu 10: Tên của nhà yêu nước và anh hùng dân tộc nào sau đây được dùng để đặt tên cho cuộc Chiến dịch Trung du (tháng 12 - 1950)?
- A. Trần Hưng Đạo.
- B. Hoàng Hoa Thám.
- C. Quang Trung.
- D. Ngô Quyền.
Câu 11: Ba cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì, binh biến Đô Lương đã để lại bài học kinh nghiệm lớn nhất là gì?
- A. Bài học kinh nghiệm về khởi nghĩa vũ trang, về xây dựng lực lượng vũ trang và chiến tranh du kích.
- B. Bài học về thời cơ trong khởi nghĩa giành chính quyền.
- C. Bài học về xây dựng lực lượng vũ trang để chuẩn bị khởi nghĩa.
- D. Bài học về sự phát triển chiến tranh du kích.
Câu 12: Khẩu hiệu nào dưới đây được nêu ra trong chiến dịch Biên giới thu đông 1950?
- A. “Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp”.
- B. “Tất cả để đánh thắng giặc Pháp xâm lược”.
- C. “Tất cả cho chiến dịch được toàn thắng!”
- D. “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng”.
Câu 13: Điểm giống nhau về ý nghĩa của ba sự kiện: khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kì và binh biến Đô Lương là gì?
- A. Các lực lượng vũ trang cách mạng ra đời và phát triển từ ba cuộc khởi nghĩa.
- B. Giáng đòn chí tử vào thực dân Pháp, nghiêm khắc cảnh cáo phát xít Nhật, những phát súng đầu tiên báo hiệu một cao trào cách mạng mới.
- C. Để lại những bài học kinh nghiệm về xây dựng lực lượng khởi nghĩa vũ trang.
- D. Mở ra một thời kì đấu tranh mới.
Câu 14: Tại sao ta chuyển từ chiến lược đánh Pháp sang chiến lược hoà hoãn nhân nhượng Pháp?
- A. Vì Pháp được Anh hậu thuẫn.
- B. Vì ta tránh tình trạng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù.
- C. Vì Pháp và Tưởng đã bắt tay cấu kết với nhau chống ta.
- D. Vì Pháp được bọn phản động tay sai giúp đỡ.
Câu 15: Tình hình chung của cách mạng Việt Nam sau năm 1954 ?
- A. Việt Nam đã hoàn thành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- B. Việt Nam đã hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc.
- C. Nhà nước đã hoàn thành cách mạng xã hội chủ nghĩa
- D. Một nửa nước đã hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Câu 16: Tính chất nhân dân của cuộc kháng chiến của ta biểu hiện ở điểm nào?
- A. Nội dung kháng chiến toàn dân của Đảng ta.
- B. Mục đích kháng chiến của Đảng ta.
- C. Quyết tâm kháng chiến của toàn thể dân tộc ta.
- D. Đường lối kháng chiến của Đảng ta.
Câu 17: Để thực hiện kế hoạch Na-va, Pháp đã tập trung ở Bắc Bộ một lực lượng cơ động mạnh lên đến bao nhiêu tiểu đoàn?
- A. 40 tiểu đoàn
- B. 44 tiêu đoàn.
- C. 46 tiểu đoàn
- D. 84 tiểu đoàn
Câu 18: Sư kiện nào sau đây là nguyên nhân làm cho Đảng ta thay đổi chiến lược từ hoà hoãn với Tưởng để chống Pháp sang hoà hoãn với Pháp để đuổi Tưởng?
- A. Quốc hội khoá I (2 - 3 - 1946) nhường cho Tưởng một số ghế trong Quốc hội.
- B. Hiệp ước Hoa - Pháp (28 -2- 1946)
- C. Hiệp định Sơ bộ Việt - Pháp (6-3-1946)
- D. Tạm ước Việt - Pháp (14-9-1946)
Câu 19: Nhiệm vụ cơ bản nhất của cách mạng nước ta sau 1954 là gì?
- A. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, hỗ trợ cho cách mạng miền Nam.
- B. Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam chống Mĩ ngụy
- C. Miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ, tiến tới thống nhất nước nhà.
- D. Miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, chi viện cho miền Nam, miền Nam tiến hành cách mạng dân chủ nhân dân, bảo vệ miền Bắc, thực hiện thống nhất nước nhà.
Câu 20: Từ sau chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947, Pháp tăng cường thực hiện chính sách gì ở Việt Nam?
- A. “Mở rộng địa bàn chiếm đóng khắp cả nước”.
- B. “Phòng ngự đồng bằng Bắc Bộ”. " -
- C..“Dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”
- D. “Tập trung quân Âu Phi, mở cuộc tấn công: lên Việt Đắc lần thứ hai”.
Câu 21: Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, lực lượng kháng chiến Lào sẽ tập kết quân về vùng nào?
- A. Sầm Nưa, Viêng Chăn.
- B. Phong-xa-lì, Thà Khẹt.
- C. Sầm Nưa, Phong-xa-lì.
- D. Luông-pha-băng, Thà Khẹt.
Câu 22: Thắng lợi đó đã chứng minh sự đúng đắn của đường lối kháng chiến của Đảng, là mốc khởi đầu sự thay đổi trong so sánh lực lượng có lợi cho cuộc kháng chiến của ta. Đó là ý nghĩa của chiến dịch nào?
- A. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947
- B. Chiên dịch Biên giới 1950
- C. Chiến dịch Tây Bắc 1952
- D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954
Câu 23: Vì sao Đại hội đại biểu lần II của Đảng đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta?
- A. Đưa Đảng tiếp tục hoạt động cách mạng.
- B. Đảng ta tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến.
- C. Đảng ta đã hoạt động công khai.
- D. Đưa Đảng ra hoạt động công khai và đổi tên Đảng thành Đảng Lao động Việt Nam.
Câu 24: Hãy điền vào chỗ trống câu sau đây: “Chiến thắng Điện Biên Phủ ghi vào lịch sử dân tộc như:.............................. của thế kỉ XX”.
- A. Một Chị Lăng, một Xương Giang, một Đống Đa.
- B. Một Ngọc Hồi, một Hà Hồi, một Đống Đa.
- C. Một Bạch Đằng, một Rạch Gầm - Xoài Mút, một Đống Đa.
- D. Một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa.
Câu 25: Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không nằm trong Hiệp định Giơ-ne-vơ?
- A. Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
- B. Hai bên thực hiện ngừng bắn ở Nam Bộ để giải quyết vấn đề Đông Dương bằng con đường hòa bình.
- C. Việt Nam sẽ thực hiện thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7 - 1956,
- D. Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người kí Hiệp định và những người kế tục nhiệm vụ của họ.
Câu 26: Ý nghĩa lớn nhất của kế hoạch 5 năm (1961 - 1965) là gì?
- A. Độ mặt miền Bắc thay đổi khác trước rất nhiều.
- B. Nền kinh tế miền Bắc đủ sức chi viện cho miền Nam.
- C. Miền Bắc đủ sức để tự bảo vệ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- D. Miền Bắc được củng cố và lớn mạnh, có khả năng tự bảo vệ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hậu phương.
Câu 27: Nguyên nhân cơ bản nhất để ta mở cuộc tiễn công chiến lược 1972?
- A. Ta giành thăng lợi trên các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao trong ba năm 1969, 1970, 1971.
- B. Nước Mĩ nảy sinh nhiều mâu thuẫn qua cuộc bầu cử Tổng thống (1972).
- C. Địch chủ quan do phán đoán sai thời gian, quy mô và hướng tiến công của ta.
- D. Ngụy quyền Sài Gòn gặp nhiều khó khăn.
Câu 28: Cuộc tổng công kích và tổng nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 là thắng lợi và là bước nhảy vọt thứ mấy của cách mạng miền Nam?
- A. Thắng lợi thứ ba và là bước nhảy vọt thứ hai.
- B. Thắng lợi thứ ba và là bước nhảy vọt thứ nhất.
- C. Thăng lợi thứ tư và là bước nhảy vọt thứ hai.
- D. Thắng lợi thứ năm và là bước nhảy vọt thứ hai.
Câu 29: Tình hình nhiệm vụ của miền Bắc thời kì 1973 - 1975 có gì khác trước?
- A. Khắc phục hậu quả chiến tranh,
- B. Khôi phục, phát triển kinh tế - văn hóa,
- C. Tiếp tục chi viện cho miền Nam và chiến trường Lào, Cam-pu-chia.
- D. Không làm nhiệm vụ chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ
Câu 30: Bất kì trong tình huống nào, con đường giành thắng lợi của cách mạng miền Nam cũng là con đường bạo lực, ngoài ra không có con đường nào khác. Hãy nêu xuất xứ câu nói trên.
- A. Trong Hội nghị lần thứ 15 của Đảng (tháng 1 - 1959).
- B. Trong Hội nghị lần thứ 21 của Đảng (tháng 7 - 1973).
- C. Trong Hội nghị Bộ Chính trị (từ ngày 30 - 2 đến 7 - 10 - 1973).
- D. Trong Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng (từ ngày 18 - 12 - 1974 đền 8 - 1 - 1975).
Câu 31: Tên của một phong trào của học sinh, sinh viên miền Nam trong những năm chống Mĩ ?
- A. Xếp bút nghiên.
- B. Hát cho đồng bào tôi nghe.
- C. Năm xung phong.
- D. Ba sẵn sàng.
Câu 32: Đầu năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã động viên tinh thần chiến đấu của quân dân ta như thế nào?
- A. “Hễ còn một thằng Mĩ thì ta phải chiến đấu quét sạch nó đi”.
- B. “Vì độc lập tự do, đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào”.
- C. “Năm mới thắng lợi mới”.
- D. “Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta”.
Câu 33: Cho các sự kiện sau
1. Ta mở màn chiến dịch Tây Nguyên, tấn công vào Buôn Mê Thuột.
2. Bộ chính trị đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 và 1976.
3. Toán lính Mĩ cuối cùng rút khỏi nước ta.
4. Giải phóng Đướng 14 và toàn bộ thị xã Phước Long.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian
- A. 1;2;4;3
- B. 3;4;2:1
- C. 4;2;3;1
- D. 4;2;1;3
Câu 34: Quyết định của chính quyền Sài Gòn sau khi mất thị xã Buôn Ma Thuột?
- A. Quyết tâm tử thủ Tây Nguyên.
- B. Chấp nhận bỏ Buôn Ma Thuột để bảo vệ các vùng còn lại của Tây Nguyên.
- C. Rút bỏ toàn bộ Tây Nguyên về giữ vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
- D. Chấp nhận rút bỏ vùng Bắc Tây Nguyên để về giữ vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 35: Thực hiện kế hoạch 5 năm (1976 - 1980), nhân dân ta đạt được những thành tựu quan trọng nào trong giao thông vận tải?
- A. 1700 kilômét đường sắt, 3800 kilômét đường bộ, 30 000 mét cầu đường, 4000 mét bến cảng, đường sắt Bắc - Nam hoạt động trở lại.
- B. 1800 kilômét đường sắt, 3800 kilômét đường bộ, 40 000 mét cầu đường, 4000 mét bến cảng, đường sắt Bắc - Nam hoạt động trở lại.
- C. 2000 kilômét đường sắt, 3800 kilômét đường bộ, 30 000 mét cầu đường, 5000 mét bến cảng, đường sắt Bắc - Nam hoạt động trở lại.
- D. 1700 kilômét đường sắt, 4000 kilômét đường bộ, 30 000 mét cầu đường, 5000 mét bến cảng, đường sắt Bắc - Nam hoạt động trở lại.
Câu 36: Điền thêm từ còn thiếu trong câu sau : "Chủ nghĩa xã hội không những là mục đích của toàn bộ sự nghiệp chúng ta mà còn vì chủ nghĩa xã hội, sự vững mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa là bảo đàm cho ... của Tổ quốc".
- A. Độc lập và tự do.
- B. Độc lập và thống nhất.
- C. Độc lập và chủ quyền.
- D. Độc lập và phát triển.
Câu 37: Từ ngày 15 đến ngày 21-11-1975, Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước tại Sài Gòn đã nhất trí hoàn toàn các vấn đề gì?
- A. Lấy tên nước là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- B. Chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt Nhà nước
- C. Quốc kì là cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài Tiến quân ca.
- D. Đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh
Câu 38: Điểm khác biệt cơ bản giữa nền kinh tế nước ta trước và sau thời điểm đổi mới là gì?
- A. Chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường.
- B. Chuyển từ nền kinh tế thị trường sang nền kinh tế tập trung bao cấp.
- C. Xóa bỏ nền kinh tế tập trung bao cấp hình thành nền kinh tế mới.
- D. Xóa bỏ nền kinh tế thị trường hình thành nền kinh tế mới.
Câu 39: Cuộc tổng tuyển bầu cử Quốc hội của cả nước (25-4-1976) có ý nghĩa gì?
- A. Lần thứ hai cuộc tổng tuyển cử được tổ chức trong cả nước.
- B. Kết quả thắng lợi của 30 năm chiến tranh giữ nước (1945 - 1975).
- C. Là một bước quan trọng cho sự thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.
- D. Cả 3 ý trên đúng.
Câu 40: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (tháng 12 - 1976) có những quyết định quan trọng. Điều nào sau đây không phải là quyết định của Đại hội lần này?
- A. Đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
- B. Đề ra đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước.
- C. Quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch nhà nước 5 năm (1976 - 1980).
- D. Thực hiện đường lối đổi mới đất nước.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam 1954 – 1965 (P3)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 24: Việt Nam trong những năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975 (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai 1945 – 1949 (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 15: Phòng trào dân chủ 1936 - 1939 (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 25: Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976 – 1986)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 7: Tây Âu (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam 1954 – 1965 (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 14: Phong trào cách mạng 1930 - 1935 (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 6: Nước Mĩ (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ (P2)