Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 16: Phong trào giải phòng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1935 – 1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 12 bài 16: Phong trào giải phòng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1935 – 1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân do ai làm đội trưởng? Lúc mới thành lập có bao nhiêu người?
- A. Do đồng chí Võ Nguyên Giáp - Có 36 người. .
- B. Do đồng chí Trường Chinh - Có 34 người.
- C. Do đồng chí Phạm Hùng - Có 35 người.
- D. Do đồng chí Hoàng Sâm - Có 34 người.
Câu 2: Mặt trận Việt Minh chính thức thành lập ngày nào?
- A.10-5-1941
- B. 15-5-1941
- C. 19-5-1941
- D. 29- 5 – 1941
Câu 3: Đội Việt Nam Giải phóng quân ra đời dựa trên sự hợp nhất của các tổ chức nào?
- A. Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân với đội du kích Bắc Sơn.
- B. Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân với Cứu quốc quân.
- C. Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân với du kích Ba Tơ.
- D. Cứu quốc quân với du kích Thái Nguyễn.
Câu 4: Lực lượng nào tham gia vào cuộc binh biến Đô Lương (ngày 13 - 1 - 1941)?
- A. Đông đảo quân chúng nhân dân.
- B. Chủ yếu là công nhân và nông dân.
- C. Chủ yếu là nông dân.
- D. Chỉ có binh lính người Việt trong quân đội Pháp, không có quần chúng tham gia.
Câu 5: Bản chỉ thị "Sửa soạn khởi nghĩa" và kêu gọi nhân dân "Sắm vũ khí đuổi thù chung" là của:
- A. Ban chấp hành Đảng Cộng sản Đông Dương.
- B. Hồ Chí Minh.
- C. Tổng bộ Việt Minh.
- D. Cứu quốc quân.
Câu 6: Đoạn văn sau đây được Nguyễn Ái Quốc trình bày lúc nào: “Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm sau cũng không đòi được ”?
- A. Trong Hội nghị Trung ương Đảng lần 6 (tháng 11/ 1939)
- B. Trong Hội nghị Trung ương Đảng lần 8 (tháng 5/ 1941).
- C. Trong thư gửi đồng bào toàn quốc sau Hội nghị Trung ương lần 8.
- D. Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
Câu 7: Hiệp ước “Phòng thủ chung Đông Dương” được kí giữa Nhật và Pháp vào ngày nào?
- A. 23/7/ 1941.
- B. 29/7/ 1941.
- C. 7/12/ 1941.
- D. 10/12/ 1941.
Câu 8: Hội nghị lần 6 (tháng 11 - 1939) của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã xác định nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương lúc này là gì?
- A. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp lên hàng đầu.
- B. Chống chủ nghĩa phát xít và chống chiến tranh.
- C. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và cấp bách.
- D. Tất cả các nhiệm vụ trên.
Câu 9: Cờ đỏ sao vàng do ai vẽ mẫu, lần đầu tiên xuất hiện ở đâu ?
- A. Nguyễn Văn Tiến ; khởi nghĩa Thái Nguyên.
- B. Nguyễn Hữu Tiến ; khởi nghĩa Nam Kì.
- C. Nguyễn Hữu Định; khởi nghĩa Bắc Sơn.
- D. Nguyễn Hữu Đang ; khởi nghĩa Đô Lương.
Câu 10: Chiều ngày 16 - 8 - 1945 theo lệnh của Ủy ban khởi nghĩa, một đội Giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, xuất phát từ Tân Trào về giải phóng tỉnh nào?
- A. Giải phóng thị xã Cao Bằng.
- B. Giải phóng thị xã Thái Nguyên.
- C. Giải phóng thị xã Tuyên Quang.
- D. Giải phóng thị xã Lào Cai.
Câu 11: Để đối phó với tình hình mới, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách gì?
- A. Mở cửa cho Nhật vào Đông Dương.
- B. Thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng, thỏa hiệp với Nhật để đàn áp nhân dân ta.
- C. Thi hành chính sách “Kinh tế chỉ huy”.
- D. Tăng các loại thuế gấp 3 lần.
Câu 12: Đến tháng 11 - 1939, tên gọi của Mặt trận ở Đông Dương là gì?
- A. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương.
- B. Mặt trận dân chủ Đông Dương.
- C. Mặt trận phản đế, phản phong.
- D. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.
Câu 13: Ai là người lãnh đạo khởi nghĩa Đô Lương ?
- A. Đội Cung.
- B. Đội Quyền.
- C. Đội Dương.
- D. Đội Cấn.
Câu 14: “Liên hiệp hết thảy với các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ gái trai, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị để cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn”, đó là chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương khi thành lập:
- A. Mặt trận dân tộc thống nhất Đông Dương.
- B. Mặt trận dân chủ Đông Dương.
- C. Mặt trận dân chủ thống nhất Đông Dương.
- D. Mặt trận Việt Minh.
Câu 15: Đại hội Quốc dân được tiến hành ở Tân Trào (ngày 16 - 8 - 1945) gồm những đại biểu thuộc các thành phần và các miền nào?
- A. Ba xứ thuộc đủ các giới, các đoàn thể, các dân tộc tiêu biểu ý chí và nguyện vọng của toàn dân.
- B. Toàn thể các tầng lớp nhân dân.
- C. Giai cấp tiểu tư sản, học sinh, sinh viên, trí thức cả nước.
- D. Các đảng phái, đoàn thể, tổ chức, mặt trận trong cả nước.
Câu 16: Thủ đô của khu giải phóng Việt Bắc ở đâu ?
- A. Tân Trào - Tuyên Quang.
- B. Đình Cả - Thái Nguyên.
- C. Yên Thế - Bắc Giang.
- D. Bắc Sơn - Lạng Sơn.
Câu 17: Các đại biểu đều nhất trí tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 sắc lệnh của Việt Minh, lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, đó là quyết định của:
- A. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (15 - 8 - 1945).
- B. Đại hội quốc dân ở Tân Trào (16 - 8 - 1945).
- C. Đại hội Đảng lần thứ I ở Ma Cao (Trung Quốc) năm 1935.
- D. Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì (4 - 1945).
Câu 18: Tĩnh nào sau đây không thuộc khu giải phóng Việt Bắc ?
- A. Phú Thọ.
- B. Vĩnh Yên.
- C. Quảng Ninh.
- D. Hà Giang.
Câu 19: Những người con ưu tú của Đảng như: Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai bị thực dân Pháp xử bắn sau cuộc khởi nghĩa nào?
- A. Khởi nghĩa Yên Bái.
- B. Khởi nghĩa Băc Sơn.
- C. Khởi nghĩa Nam Kì.
- D. Binh biến Đô Lương
Câu 20: Ba cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì, binh biến Đô Lương đã để lại bài học kinh nghiệm lớn nhất là gì?
- A. Bài học kinh nghiệm về khởi nghĩa vũ trang, về xây dựng lực lượng vũ trang và chiến tranh du kích.
- B. Bài học về thời cơ trong khởi nghĩa giành chính quyền.
- C. Bài học về xây dựng lực lượng vũ trang để chuẩn bị khởi nghĩa.
- D. Bài học về sự phát triển chiến tranh du kích.
Câu 21: Là một cuộc nổi dậy tự phát của binh lính, không có sự lãnh đạo của Đảng và không có sự phối hợp của quần chúng. Đó là đặc điểm của sự kiện lịch sử nào?
- A. Khởi nghĩa Bắc Sơn (9 / 1940).
- B. Khởi nghĩa Nam Kì (11 / 1940).
- C. Binh biến Đô Lương (1 / 1941).
- D. Khởi nghĩa nông dân Yên Bái (2 / 1930).
Câu 22: Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 đề ra khẩu hiệu gì?
- A. “Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo”
- B. “Người cày có ruộng”.
- C. “Giảm tô, giảm tức”.
- D. “Đánh đổ địa chủ chia ruộng đất cho dân cày”.
Câu 23: Điểm giống nhau về ý nghĩa của ba sự kiện: khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kì và binh biến Đô Lương là gì?
- A. Các lực lượng vũ trang cách mạng ra đời và phát triển từ ba cuộc khởi nghĩa.
- B. Giáng đòn chí tử vào thực dân Pháp, nghiêm khắc cảnh cáo phát xít Nhật, những phát súng đầu tiên báo hiệu một cao trào cách mạng mới.
- C. Để lại những bài học kinh nghiệm về xây dựng lực lượng khởi nghĩa vũ trang.
- D. Mở ra một thời kì đấu tranh mới.
Câu 24: Ngay trong đêm 9 / 3 / 1945, khi Nhật đảo chính Pháp, Ban thường vụ Trung ương Đảng họp và nhận định tình hình như thế rào?
- A. Cuộc đảo chính Nhật - Pháp gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị đối với Nhật, làm cho tình thế cách mạng xuất hiện.
- B. “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
- C. Pháp sẽ ra sức chống lại Nhật.
- D. Tất cả đều đúng.
Câu 25: Chiến thắng đầu tiên của Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân giành được là
- A. Vũ Lăng - Đình Bảng.
- B. Bắc Sơn - Võ Nhai.
- C. Phay Khắt - Nà Ngần.
- D. Chợ Rạng - Đô Lương.
Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 16: Phong trào giải phòng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1935 – 1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (P3) Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 16: Phong trào giải phòng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1935 – 1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (P2)
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 24: Việt Nam trong những năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975 (P3)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc 1953 – 1954 (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 (P3)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội 1986 – 2000
- Trắc nghiệm lịch sử 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 6)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam 1954 – 1965 (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 3)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 19: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 1951 – 1953 (P3)
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 19: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 1951 – 1953 (P1)