Trắc nghiệm Lịch sử 7 học kì II (P2)

12 lượt xem

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 học kì II (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hãy điền vào chỗ trống mệnh đề sau đây: Văn thơ chữ Hán có những tác phẩm nổi tiếng như….., Quỳnh uyển cửu ca

  • A. Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo
  • B. Quân âm thi tập, Bình Ngô đại cáo
  • C. Hồng Đức thi tập, Bình Ngô đại cáo
  • D. Quốc âm thi tập, Quân trung từ mệnh tập

Câu 2: Tác phẩm nào sau đây là thành tựu toán học tiêu biểu thời Lê sơ?

  • A. Hồng Đức bản đồ
  • B. An Nam hình thăng đồ
  • C. lập thành toán pháp
  • D. dư địa chí

Câu 3: Thời Lê sơ, văn thơ chữ Nôm gồm những tác phẩm tiêu biểu nào dưới đây?

  • A. Quân trung từ mệnh tập, Quốc âm thi tập
  • B. Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập
  • C. Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Thập giới cô hồn quốc ngữ
  • D. Tất cả các tác phẩm trên

Câu 4: Thời Lê sơ, văn học chữ Nôm có một vị trí quan trọng so với văn học chữ Hán nói lên điều gì?

  • A. Nhân dân ta có lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
  • B. Chữ Nôm đã phát triển mạnh.
  • C. Nhà nước khuyến khích sử dụng chữ Nôm.
  • D. Chữ Nôm dần khẳng định giá trị, khả năng, vai trò trong nền văn học nước nhà.

Câu 5: Việc tuyển chọn tiến sĩ được tổ chức trong kì thi nào?

  • A. Thi Hội
  • B. Thi Hương
  • C. Thi Đình
  • D. Không qua thi cử mà do vua trực tiếp lựa chọn.

Câu 6: Chế độ khoa cử thời Lê sơ phát triển thịnh nhất dưới thời vua nào:

  • A. Lê Thái Tổ
  • B. Lê Thái Tông
  • C. Lê Thánh Tông
  • D. Lê Nhân Tông

Câu 7: Nghệ thuật kiến trúc, điêu khác thời Lê sơ biểu hiện rõ rệt và đặc sắc ở những công trình nào?

  • A. công trình lăng tẩm, cung điện ở Lam Kinh
  • B. kinh thành Thăng Long
  • C. các ngôi chùa lớn ở Thanh Hóa
  • D. các dinh thự, phủ chúa to lớn

Câu 8: Tác phẩm sử học nào dưới thời Lê sơ gồm 15 quyền?

  • A. Đại Việt sử ký
  • B. Đại Việt sử ký toàn thư
  • C. Lam Sơn thực lục
  • D. Việt giám thông khảo tổng luật

Câu 9: Đại Việt sử kí toàn thư là tác phẩm của ai?

  • A. Ngô Sĩ Liên
  • B. Lê Văn Hưu
  • C. Ngô Thì Nhậm
  • D. Nguyễn Trãi

Câu 10: Ai là người được vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới?

  • A. Nguyễn Trãi
  • B. Lê Thánh Tông
  • C. Ngô Sĩ Liên
  • D. Lương Thế Vinh

Câu 11: Tác phẩm địa lí Đại Việt của Nguyễn Trãi có tên gọi là gì?

  • A. Nhất thống dư địa chỉ
  • B. Dư địa chí
  • C. Hồng Đức bản đồ
  • D. An Nam hình thăng đồ

Câu 12: Nhân vật lịch sử nào được mệnh danh là trạng Lường?

  • A. Mạc Đĩnh Chi
  • B. Lê Quý Đôn
  • C. Nguyễn Hiền
  • D. Lương Thế Vinh

Câu 13: Tên tác phẩm nổi tiếng về y học thời Lê sơ là gì?

  • A. Bản thảo thực vật toát yếu
  • B. Hải Thượng y tông tâm lĩnh
  • C. Phủ Biên tạp lục
  • D. Bản thảo cương mục

Câu 14: Nội dung nào không thuộc chính sách giáo dục thời Lê sơ (1428 - 1527)

  • A. dựng lại Quốc Tử Giám ở Thăng Long
  • B. mở trường học ở các lộ
  • C. tất cả nhân dân đều được đi học. đi thi
  • D. mở các khoa thi để tuyển chọn người tài

Câu 15: Văn học Đại Việt thời Lê sơ không đi sâu phản ánh nội dung nào sau đây?

  • A. thể hiện lòng yêu nước sâu sắc
  • B. thể hiện lòng tự hào dân tộc
  • C. phê phán xã hội phong kiến
  • D. thể hiện tinh thần bất khuất cả dân tộc

Câu 16: Vì sao Đại Việt đạt được nhiều thành tựu nổi bật về văn hóa, giáo dục ở thế kỉ XV?

  • A. chính sách, biện pháp quan tâm tích cực của nhà nước đến văn hóa giáo dục
  • B. có nhiều danh nhân văn hóa nổi tiếng
  • C. nền kinh tế hàng hóa phát triển
  • D. tiếp thu tiến bộ của văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa

Câu 17: Để khuyến khích sản xuất nông nghiệp phát triển, nhà Lê sơ đã ban hành chính sách gì về ruộng đất?

  • A. chính sách Nam tiến
  • B. chính sách quân điền
  • C. chính sách lộc điền
  • D. chính sách bình lệ

Câu 18: Nước Đại Việt thời Lê sơ tồn tại trong khoảng thời gian nào?

  • A. Thế kỉ XIV đến thế kỉ XVI
  • B. Thế kỉ XV đến thế kỉ XVI
  • C. Thế kỉ XIII đến thế kỉ XV
  • D. Thế kỉ XIV đến thế kỉ XV

Câu 19: Tác phẩm nào sau đây là thành tựu y học tiêu biểu dưới thời Lê sơ?

  • A. Hồng Đức bản đồ
  • B. An Nam hình thăng đồ
  • C. Lập thành toán pháp
  • D. Bản thảo thực vật toát yếu

Câu 20: Thời kì Lê sơ, quân dân Đại Việt phải chống thế lực xâm lược của kẻ thù nào?

  • A. Quân Mông – Nguyên
  • B. Quân Thanh
  • C. Quân Xiêm
  • D. Quân Minh

Câu 21: Tôn giáo được xem là quốc giáo của Đại Việt thời Lý - Trần là?

  • A. Phật giáo
  • B. Đạo giáo
  • C. Nho giáo
  • D. Kito giáo

Câu 22: Vị trí Nho giáo thời Lê sơ có gì thay đổi so với giai đoạn trước?

  • A. chiếm vị trí độc tôn
  • B. bổ trợ cho Phật giáo
  • C. đóng vai trò thứ yếu
  • D. không còn chỗ đứng trong đời sống văn hóa

Câu 23: Thời Lê sơ có bao nhiêu đời vua? Kể tên ông vua đầu tiên và ông vua cuối cùng của triều đại Lê sơ

  • A. 9 đời vua. Vua đầu tiên là Lê Thái Tổ, vua cuối cùng là Lê Cung Hoàng
  • B. 10 đời vua. Vua đầu tiên là Lê Thái Tổ, vua cuối cùng là Lê Cung Hoàng
  • C. 8 đời vua. Vua đầu tiên là Lê Thái Tổ, vua cuối cùng là Lê Chiêu Tông
  • D. 7 đời vua. Vua đầu tiên là Lê Thái Tổ, vua cuối cùng là Lê Chiêu Tông

Câu 24: Xã hội Đại Việt trong thế kỉ X đến thế kỉ XV được chia thành những bộ phận nào?

  • A. giai cấp thống trị và bị trị
  • B. địa chủ và nông dân
  • C. vua quan và nông dân
  • D. lãnh chúa và nông nô

Câu 25: Sau khi kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi vua vào năm nào, đặt tên nước là gì?

  • A. Lên ngôi năm 1428 – tên nước là Đại Việt
  • B. Lên ngôi năm 1428 – tên nước là Đại Nam
  • C. Lên ngôi năm 1427 – tên nước là Việt Nam
  • D. Lên ngôi năm 1427 – tên nước là Nam Việt

Câu 26: Nhà Lê sơ không thực hiện giải pháp nào để khuyến khích sự phục hồi và phát triển của sản xuất nông nghiệp?

  • A. Cho binh lính về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh
  • B. Đặt chức quan chuyên lo về nông nghiệp
  • C. Đặt phép quân điền
  • D. Đặt phép lộc điền

Câu 27: Vì sao Lê Lợi chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa?

  • A. Lam Sơn nằm bên tả ngạn sông Chu dễ vận chuyển bằng đường thủy
  • B. Lam Sơn nối liền đồng bằng với miền núi và có địa thế hiểm trở, là nơi giao tiếp với các dân tộc Việt, Mường, Thái
  • C. Vì những lý do trên.

Câu 28: Ngô Sĩ Liên là sử thần thời Lê sơ, ông đã biên soạn bộ sử nào?

  • A. Đại Việt sử ký
  • B. Đại Việt sử ký toàn thư
  • C. Sử ký tục biên
  • D. Khâm định Việt sử thông giám cương mục

Câu 29: Chính sách cai trị tàn bạo nhất của nhà Minh là gì?

  • A. Tăng thuế đối với nông dân
  • B. Bắt phụ nữ, trẻ em đưa về Trung Quốc làm nô tì
  • C. Cưỡng bức nhân dân ta bỏ phong tục tập quán cũ của mình
  • D. Chiếm đất đai, bóc lột lao động

Câu 30: Ý nào sau đây không phải là nội dung cơ bản được đề cập trong bộ luật Hồng Đức?

  • A. Bảo vệ quyền lợi của nhà vua, hoàng tộc, giai cấp thống trị
  • B. Khuyến khích sự phát triển của kinh tế nông nghiệp
  • C. Bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ
  • D. Bảo vệ quyền lợi của nô tì

Câu 31: Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn?

  • A. Lòng yêu nước của nhân dân ta được phát huy cao độ
  • B. Bộ chỉ huy khởi nghĩa là những người tài giỏi, mưu lược cao, tiêu biểu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi
  • C. Nghĩa quân Lam Sơn có tinh thần kĩ thuật cao và chiến đấu dũng cảm
  • D. Sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân cho cuộc khởi nghĩa

Câu 32: Nội dung văn thơ thời Lê sơ có đặc điểm gì?

  • A. Thể hiện lòng yêu nước sâu sắc
  • B. Thể hiện lòng tự hào dân tộc
  • C. Phản ánh khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc
  • D. Tất cả câu trên đúng

Câu 33: Ý nào dưới đây không là nguyên nhân bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI?

  • A. triều đình nhà Lê suy yếu, rối loạn. Vua quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài, cung điện tốn kém
  • B. Quan lại ở địa phương ra sức bóc lột, ức hiếp nhân dân. Đời sống nhân dân khổ cực.
  • C. Các phe trong triều tranh giành quyền lực với nhau, nên nông dân nổi dậy để diệt trừ các phe phái.
  • D. Triều đình không quan tâm đến đời sống nhân dân.

Câu 34: Tình hình nhà Lê sơ đầu thế kỉ XVI có điểm gì nổi bật?

  • A. khủng hoảng suy vong
  • B. phát triển ổn định
  • C. phát triển đến đỉnh cao
  • D. phát triển không ổn định

Câu 35: Dưới thời Lê Tương Dực, mọi quyền hành nằm trong tay ai?

  • A. Lê Uy Mục
  • B. Trịnh Tùng
  • C. Trịnh Duy Sản
  • D. Mạc Đăng Dung

Câu 36: Thời Lê Sơ, đầu thế kỷ XVI có mâu thuẫn nào gay gắt nhất?

  • A. Mâu thuẫn giữa các phe phái phong kiến.
  • B. Mâu thuẫn giữa quan lại địa phương với nhân dân.
  • C. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ.
  • D. Mâu thuẫn giữa nhân dân với nhà nước phong kiến.

Câu 37: Lê Uy Mục làm vua trong khoảng thời gian nào?

  • A. Từ năm 1505 đến năm 1507
  • B. Từ năm 1505 đến năm 1509
  • C. Từ năm 1505 đến năm 1506
  • D. Từ năm 1504 đến năm 1509

Câu 38: Dưới triều vua nào Trịnh Duy Sản gây thành phe phái mới, đánh nhau liên miên suốt 10 năm?

  • A. Lý Tương Dực
  • B. Lê Uy Mục
  • C. Lê Thái Tông
  • D. Lê Thánh Tông

Câu 39: Nạn đói năm 1517 diễn ra dữ dội nhất ở vùng nào?

  • A. Bắc Ninh, Hải Dương
  • B. Hải Phòng, Nam Định
  • C. Bắc Ninh, Nam Định
  • D. Bắc Ninh, Bắc Giang

Câu 40: Nghĩa quân của cuộc khởi nghĩa nào được mệnh danh là "quân ba chỏm"

  • A. khởi nghĩa Trần Tuân
  • B. khởi nghĩa Trần Cảo
  • C. khởi nghĩa Phùng Chương
  • D. khởi nghĩa Trịnh Hưng
Xem đáp án
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội