Trắc nghiệm lịch sử 8 chương 1: Lịch sử thế giới cận đại (P4)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 chương 1: Lịch sử thế giới cận đại (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có điểm chung nào nổi bật?
- A. Không mở mang công nghiệp ở thuộc địa.
- B. Tìm cách kìm hãm sự phát triển của kinh tế thuộc địa.
- C. Vơ vét, đàn áp, chia để trị.
- D. Tăng thuế, mở đồn điền, bắt lính.
Câu 2: Tử nửa sau thế kỉ XIX, các nước Đông Nam Á đứng trước thách thức lịch sử lớn nhất là gì?
- A. Nguy cơ bị thực dân phương Tây xâm lược, biến thành thuộc địa
- B. Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, suy yếu
- C. Mâu thuẫn trong nước gay gắt làm bùng nổ phong trào đấu tranh chống triều đình phong kiến
- D. Tiềm lực quân sự, quốc phòng yếu kém đòi hỏi nguồn vốn lớn để hiện đại hóa
Câu 3: Vì sao Duy tân Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản?
- A. Do giai cấp tư sản lãnh đạo.
- B. Lật đổ chế độ phong kiến.
- C. Chính quyền từ phong kiến trở thành tư sản hóa.
- D. Xóa bỏ chế độ nông dân.
Câu 4: Cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao vào thời gian nào? Tương ứng với sự kiện gì?
- A. Năm 1649, tương ứng với sự kiện Vua Sác-lơ I bị xử tử.
- B. Năm 1648, tương ứng với sự kiện quân đội Sác-lơ I bị Quốc hội đánh bại.
- C. Năm 1658, tương ứng với sự kiện quý tộc mới và tư sản chủ trương lập lại chẽ độ quân chủ.
- D. Năm 1689, tương ứng với sự kiện tư sản và quý tộc mới đưa Vin- hem O-ran-giơ lên ngôi vua.
Câu 5: Nguyên nhân chủ yếu nào thực dân phương Tây, nhất Anh, Pháp lại tranh giành Ấn Độ?
- A. Ấn Độ đất rộng người đông, tài nguyên phong phú.
- B. Ấn Độ có truyền thống văn hóa lâu đời.
- C. Ấn Độ là miếng mồi ngon không thể bỏ qua.
- D. Ấn Độ là quê hương của những tôn giáo lớn (Ấn Độ giáo và Phật giáo)
Câu 6: Các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX thất bại không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?
- A. Sự câu kết giữa triều đình Mãn Thanh với các nước đế quốc đàn áp phong trào
- B. Thiếu một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn
- C. Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân
- D. Thiếu sự liên kết với quốc tế
Câu 7: Vì sao trong giai đoạn đầu đấu tranh công nhân lại sử dụng hình thức đập phá máy móc?
- A. Do thiếu một đường lối đấu tranh đúng đắn
- B. Do trình độ nhận thức hạn chế của công nhân
- C. Do thiếu một tổ chức lãnh đạo thống nhất
- D. Do giai cấp công nhân chưa giác ngộ được sứ mệnh lịch sử
Câu 8: Nguyên nhân cơ bản gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là mâu thuẫn trước tiên giữa các đế quốc nào?
- A. Giữa đế quốc Anh với đế quốc Đức.
- B. Giữa đế quốc Đức với đế quốc Áo - Hung.
- C. Giữa đế quốc I-ta-li-a với đế quốc Anh, Pháp.
- D. Giữa đế quốc Anh, Pháp với đế quốc Đức.
Câu 9: Vì sao Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là: Chủ nghĩa đế quốc thực dân?
- Nước Anh có thuộc địa và lãnh thổ rộng lớn.
- Tư sản Anh chú trọng đầu tư vào thuộc địa.
- Tư sản Anh xâm chiếm và bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn trên thế giới.
- Anh có một nền kinh tế công nghiệp phát triển bậc nhất thế giới.
Câu 10: Mặt hạn chế của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền là gì?
- A. Chỉ phục vụ cho quyền lực của giai cấp tư sản.
- B. Phục vụ cho quyền lợi của giai cấp công nhân.
- C. Phục vụ cho quyền lợi của tầng lớp địa chủ phong kiến.
- D. Phục vụ cho các tầng lớp tham gia đấu tranh.
Câu 11: Vì sao đầu thế kỉ XX, ở châu Âu lại hình thành hai khối quân sự kình địch nhau?
- A. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề kinh tế
- B. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề chính trị
- C. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề quân sự
- D. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa
Câu 12: Phát minh của ai đã đập tan quan niệm về nguồn gốc thần thánh của sinh vật?
- A. Hê-ghen
- B. Lô-mô-nô-xốp
- C. Đác-uyn
- D. Niu-tơn
Câu 13: Ac-crai-tơ đã phát minh ra:
- A. Máy dệt chạy bằng sức nước
- B. Máy kéo sợi chạy bằng sức nước
- C. Máy hơi nước
- D. Máy kéo sợi
Câu 14: Sự kiện nào tạo bước ngoặt của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang Bắc Mĩ?
- A. Công bố Tuyên ngôn độc lập
- B. Ngày 17/10/1777, thắng lớn ở Xa-ra-tô-ga.
- C. Hội nghị lục địa
- D. “Chè Bốt-xtơn”
Câu 15: Bài học kinh nghiệm quan trong nhất trong phong trào đấu tranh của công nhân nửa đầu thế kỉ XIX để lại cho các cuộc đấu tranh ở giai đoạn sau là?
- A. Phải đoàn kết với giai cấp vô sản quốc tế
- B. Phải khởi nghĩa vũ trang chống lại giới chủ
- C. Phải đoàn kết với giai cấp nông dân và các dân tộc thuộc địa
- D. Phải có một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối chính trị đúng đắn
Câu 16: Vì sao có thể nói: Chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm lược các nước phương Đông ở nửa sau thế kỉ XIX là hành động tất yếu?
- A. Do sự giàu có về tài nguyên của các nước phương Đông
- B. Do sự khủng hoảng của chế độ phong kiến ở phương Đông
- C. Do nhu cầu về nguồn nguyên liệu, nhân công, thuộc địa khi tiến lên chủ nghĩa đế quốc
- D. Do phương Đông có thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhân công giá rẻ
Câu 17: Trong các sắc lệnh sau đây của Công xã, sắc lệnh nào thế hiện tính ưu việt của Công xã?
- A. Tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của Nhà nước.
- B. Giao cho công nhân quản lí những xí nghiệp của bọn chủ bỏ trốn.
- C. Quy định về tiền lương tối thiểu, giám lao động ban đêm, cấm cúp phạt, đánh đập công nhân.
- D. Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí.
Câu 18: Giai cấp nào trong xã hội Pháp có tiềm lực kinh tế nhưng không có địa vị chính trị tương xứng?
- A. Thương nhân
- B. Thị dân
- C. Tư sản
- D. Nông dân
Câu 19: Chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ đã để lại hậu quả gì trong xã hội?
- A. Bần cùng hóa, mâu thuẫn giữa các tầng lớp.
- B. Cơ sở ruộng đất công xã nông thôn bị phá vỡ.
- C. Nền thủ công nghiệp bị suy sụp.
- D. Nền văn minh lâu đời bị phá hoại.
Câu 20: : Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc khởi nghĩa ngày 18/03/1971 của nhân dân Pa-ri là gì?
- A. Mâu thuẫn gay gắt không thể điều hòa giữa quần chúng nhân dân Pa-ri với chính phủ tư sản.
- B. Bất bình trước thái độ hèn nhát của chính phủ tư sản khi bị quân Phổ tấn công.
- C. Chống lại sự đầu hàng phản bội lợi ích dân tộc của tư sản Pháp để bảo vệ tổ quốc.
- D. Chi-e cho quân đánh úp đồi Mông-mác.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 học kì I (P4)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 chương 1: Lịch sử thế giới cận đại (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
- Trắc nghiệm lịch sử 8 chương 1: Cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp từ năm 1958 đến cuối thế kỉ XIX (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX
- Trắc nghiệm lịch sử 8 chương 1: Lịch sử thế giới cận đại (P3)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918 - 1939)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 16: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 7: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX