Trắc nghiệm lịch sử 8 chương 1: Lịch sử thế giới cận đại (P1)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 chương 1: Lịch sử thế giới cận đại (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nguyên nhân chính nào dẫn tới tình trạng tụt hậu về công nghiệp của nước Anh cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?

  • A. Giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào thuộc địa hơn là đổi mới, phát triển công nghiệp trong nước
  • B. Giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các khai mỏ.
  • C. Anh chú trọng phát triển nông nghiệp để đảm bảo lương thực cho người dân
  • D. Sự vươn lên, cạnh tranh mạnh mẽ của công nghiệp Mĩ, Đức.

Câu 2: Tuần lễ đẫm máu" diễn ra khi nào?

  • A. 20/5- 28/5
  • B. 21/5- 29/5
  • C. 20/5- 29/5
  • D. 21/5- 28/5

Câu 3: Sự kiện nào là mốc mở đầu cho quá trình xâm lược của thực dân phương Tây vào Trung Quốc?

  • A. Cuộc chiến tranh thuốc phiện của thực dân Anh
  • B. Đức xâm chiếm tỉnh Sơn Đông
  • C. Triều đình Mãn Thanh kí hiệp ước Nam Kinh
  • D. Triều đình Mãn Thanh kí hiệp ước Tân Sửu

Câu 4: Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời, với sự hình thành hai giai cấp mới, đó là:

  • A. Giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến
  • B. Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản
  • C. Giai cấp tư sản va giai cấp tiểu tư sản
  • D. Giai cấp tư sản và giai cấp nông dân

Câu 5: Nguyên nhân đế quốc phương Tây xâm lược Đông Nam Á:

  • A. Có vị trí địa lý quan trọng, nằm trên đường giao thông từ Bắc xuống nam, từ Đông sang Tây.
  • B. Giàu tài nguyên: lúa gạo, cây hương liệu, động vật, khóang sản.
  • C. Có nguồn nhân công rẻ và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
  • D. A, B, C đúng

Câu 6: Phong trào công nhân Li-ông (Pháp), đòi tăng lương giảm giờ làm diễn ra vào năm nào?

  • A. 1831
  • B. 1832
  • C. 1833
  • D. 1834

Câu 7: Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh là:

  • A. Sự phát triển không đồng đều của tư bản chủ nghĩa.
  • B. Mâu thuẫn giữa các nước về vấn đề thuộc địa
  • C. Sự hình thành 2 khối quân sự kình địch nhau
  • D. A, B, C đúng

Câu 8: “Hình thức đấu tranh của phong trào này là míttinh, biểu tình đưa kiến nghị (có hàng triệu chữ kí) đến Quốc hội đòi quyền phổ thông bầu cử, tăng lương giảm giờ làm cho người lao động” (SGK Lịch sử 7 – trang 30). Nôi dung trên là đặc điểm của phong trào đấu tranh nào?

  • A. Khởi nghĩ Li-ông (Pháp) (1831)
  • B. Khởi nghĩ Li-ông (Pháp) (1834)
  • C. Khởi nghĩa công nhân dệt Sê-lê-din (Đức) (1844)
  • D. “Phong trào Hiến chương” (Anh) (1836 – 1846)

Câu 9: Một phái dân chủ cấp tiến do Ti- lắc đứng đầu đã tách ra khỏi Đảng Quốc đại, thường gọi là:

  • A. “Phái cấp tiến”.
  • B. “Phái ôn hòa”.
  • C. “Phái cực đoan”
  • D. “Phái đấu tranh”.

Câu 10: Điểm nổi bật của nền kinh tế Pháp trước cách mạng là

  • A. Nền kinh tế phát triển nhất châu Âu
  • B. Nông nghiệp lạc hậu, công thương nghiệp đã phát triển
  • C. Máy móc được sử dụng trong sản xuất ngày càng nhiều
  • D. Các công ti thương mại Pháp có quan hệ buôn bán với nhiều nước

Câu 11: Đến giữa thế kỉ XIX, nước thực dân nào đã đặt được ách thống trị ở Ấn Độ?

  • A. Bồ Đào Nha.
  • B. Pháp.
  • C. Hà Lan.
  • D. Anh

Câu 12: Vua Minh Trị đã thực hiện biện pháp gì để đào tạo nhân tài?

  • A. Cử học sinh đi du học Phương Tây.
  • B. Giáo dục bắt buộc.
  • C. Coi trọng khoa học – kỹ thuật.
  • D. Đổi mới chương trình.

Câu 13: Phát minh đầu tiên đánh dấu cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh thuộc ngành nào?

  • A. Công nghiệp nặng
  • B. Dệt
  • C. Công nghiệp nhẹ
  • D. Thương mại

Câu 14: Sự hình thành các Công ty độc quyền của Đức dựa trên cơ sở nào?

  • A. Tập trung sản xuất và tập trung ngân hàng.
  • B. Tập trung tư bản và tài chính.
  • C. Xuất khẩu tư bản.
  • D. Tập trung sản xuất và tư sản.

Câu 15: Hạn chế lớn nhất của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng là gì?

  • A. Chưa đánh giá đúng vai trò của giai cấp công nhân.
  • B. Chưa đề ra được phương pháp đấu tranh cho giai cấp công nhân,
  • C. Chưa thấy được bản chất của giai cấp tư sản.
  • D. Chưa vạch ra con đường đúng để thủ tiêu việc bóc lột, xây dựng xã hội mới.

Câu 16: Máy móc đầu tiên xuất hiện ở

  • A. Anh
  • B. Mĩ
  • C. Đức
  • D. Pháp

Câu 17: Nền sản xuất mới (sản xuất tư bản chủ nghĩa) ra đời trong điều kiện lịch sử như thế nào?

  • A. Xã hội phong kiến đã bị suy yếu
  • B. Giai cấp tư sản bị giai cấp phong kiến kìm hãm
  • C. A, B đúng
  • D. A, B sai

Câu 18: Bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản do Mác và Ăng-ghen soạn thảo kết thúc bằng khẩu hiệu nào?

  • A. Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!
  • B. Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại!
  • C. Các dân tộc bị áp bức hãy đoàn kết lại!
  • D. Nhân dân các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!

Câu 19: Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ giống với cách mạng tư sản Hà Lan ở điểm nào?

  • A.Đều là cuộc nội chiến kết hợp với chiến tranh giải phóng dân tộc
  • B. Đều là cuộc cách mạng tư sản chống lại chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
  • C. Đều là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
  • D. Đều có cùng kẻ thù là thực dân Anh và bọn phong kiến.

Câu 20: Trong các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu cuộc cách mạng nào triệt để nhất?

  • A. Cách mạng tư sản Hà Lan.
  • B. Cách mạng tư sản Anh.
  • C. Cách mạng tư sản Pháp.
  • D. Cách mạng tư sản Đức.
Xem đáp án
  • 36 lượt xem