Trắc nghiệm lịch sử 8 chương 1: Cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp từ năm 1958 đến cuối thế kỉ XIX (P2)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 chương 1: Cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp từ năm 1958 đến cuối thế kỉ XIX (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất vào ngày tháng năm nào?

  • A. Ngày 10 tháng 3 năm 1874.
  • B. Ngày 15 tháng 3 năm 1874.
  • C. Ngày 3 tháng 5 năm 1874.
  • D. Ngày 13 tháng 5 năm 1874.

Câu 2: Phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX được gọi là phong trào gì?

  • A. Phong trào nông dân
  • B. Phong trào nông dân Yên Thế.
  • C. Phong trào Cần vương.
  • D. Phong trào Duy Tân.

Câu 3: Sau khi chiếm được các tỉnh Nam Kì, việc đầu tiên thực dân Pháp đã làm gì?

  • A. Thiết lập bộ máy thống trị và tiến hành bóc lột kinh tế Nam Bộ.
  • B. Chuẩn bị lực lượng đánh Bắc Kì.
  • C. Chuẩn bị lực lượng đánh Campuchia.
  • D. Xuất bản báo chí nhằm tuyên truyền cho kế hoạch xâm lược.

Câu 4: Tại sao Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình?

  • A. Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi.
  • B. Việt Nam có vi trí quan trọng, giàu tài nguyên, thị trường béo bở.
  • C. Việt Nam là một thị trường rộng lớn.
  • D. Việt Nam chế độ phong kiến thống trị đã suy yếu

Câu 5: Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân?

  • A. Cuộc khởi nghĩa có nông dân tham gia dưới sự chỉ huy của văn thân, sĩ phu.
  • B. Cuộc khởi nghĩa mà mục tiêu chủ yếu là đòi ruộng đất cho nông dân.
  • C. Cuộc khởi nghĩa mà lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân.
  • D. Cuộc khởi nghĩa mà lãnh đạo và lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là nông dân.

Câu 6: Người Pháp chấp nhận giảng hòa với Đề Thám vào năm 1894 với điều kiện :

  • A. Đề Thám trao trả tên điền chủ Sét- nay
  • B. Người Pháp được cai quản 4 tổng ở Yên Thế
  • C. Đề Thám giao người thực hiện vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội
  • D. Đề Thám trao trả trùm mộ phu Badanh

Câu 7: Vì sao thực dân Pháp dễ dàng chiếm nốt ba tỉnh miền Tây?

  • A. Lực lượng của ta bố phòng mỏng.
  • B. Ta không chuẩn bị vì nghĩ địch không đánh.
  • C. Lãnh tụ các cuộc khởi nghĩa bị bắt, bị giết.
  • D. Thái độ do dự và nhu nhược của triều đình Huế.

Câu 8: Mục tiêu của phong trào yêu nước Cần Vương là gì?

  • A. Lật đổ chế độ phong kiến, giành độc lập dân tộc.
  • B. Đánh đế quốc, giành lại độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến.
  • C. Đánh đổ phong kiến, đế quốc giành độc lập.
  • D. Đánh đế quốc thành lập nước cộng hòa.

Câu 9: Trước sự thất thủ của thành Hà Nội, triều đình Huế có thái độ như thế nào?

  • A. Cho quân tiếp viện.
  • B. Cầu cứu nhà Thanh.
  • C. Cầu cứu nhà Thanh, cử người thương thuyết với Pháp.
  • D. Thương thuyết với Pháp.

Câu 10: Trước tình hình khó khăn của đất nước những năm cuối thế kỉ XIX, yêu cầu gì đặt ra?

  • A. Thay đổi chế độ xã hội hoặc cải cách xã hội cho phù hợp.
  • B. Cải cách duy tân đất nước.
  • C. Thực hiện chính sách đổi mới đất nước.
  • D. Thực hiện chính sách canh tân đất nước.

Câu 11: Câu nói “Bao giờ người tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là của ai?

  • A. Trương Định
  • B. Trương Quyền
  • C. Nguyễn Trung Trực
  • D.Nguyễn Tri Phương

Câu 12: Nhận xét nào sau đây không đúng về trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?

  • A. Các cải cách đều chấp nhận sự tồn tại chế độ phong kiến
  • B. Yếu tố duy tân, học tập làm theo cái mới được chú trọng
  • C. Các đề nghị cải cách còn tản mạn, rời rạc, thiếu tính hệ thống, khả thi
  • D. Ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng

Câu 13: Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là những ai mạnh tay hành động chống Pháp?

  • A. Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản
  • B. Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường
  • C. Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi
  • D. Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Đức Nhuận.

Câu 14: Ai là người đã kiên trì gửi lên triều đình 30 bản điều trần?

  • A. Nguyễn Lộ Trạch
  • B. Nguyễn Trường Tộ
  • C. Bùi Viện
  • D. Phạm Phú Thứ

Câu 15: Nhận xét nào về phong trào Cần Vương là không đúng?

  • A. Phong trào quy mô lớn, mang tính dân tộc.
  • B. Quyết liệt, theo ý thức hệ tư sản.
  • C. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến.
  • D. Phong trào dân tộc, đã đạt được nhiều thắng lợi.

Câu 16: “Bộ máy chính quyền từ Trung Ương đến địa phương mục ruỗng, nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ, tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn giữa dân tộc ngày càng gay gắt.” Đó là tình hình Việt Nam vào thời gian nào?

  • A. Cuối thế kỉ XVIII
  • B. Đầu thế kỉ XIX
  • C. Giữa thế kỉ XIX
  • D. Cuối thế kỉ XIX

Câu 17: Ngày 24-2-1861, diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Nam Bộ?

  • A. Quân Pháp đánh chiếm Định Tường.
  • B. Quân Pháp đánh chiếm Biên Hòa.
  • C. Quân Pháp đánh chiếm Vĩnh Long.
  • D. Quân Pháp nổ súng tấn công Đại đồn Chí Hòa.

Câu 18: So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương (1885 – 1896), khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) có sự khác biệt căn bản là :

  • A. mục tiêu đấu tranh và lực lượng tham gia
  • B. đối tượng đấu tranh và hình thức đấu tranh
  • C. hình thức, phương pháp đấu tranh
  • D. đối tượng đấu tranh và quy mô phong trào

Câu 19: Thực dân Pháp đã lợi dụng cơ hội gì để mở cuộc tấn công quyết định vào kinh đô Huế trong năm 1883?

  • A. Triều Nguyễn nhượng bộ ngày càng nhiều quân Pháp.
  • B. Nhân dân Việt Nam giành được thắng lợi ở trận Cầu Giấy.
  • C. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hácmăng.
  • D. Vua Tự Đức mất, triều đình lục đục tìm người kế vị

Câu 20: Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?

  • A. Bó hẹp trong một địa phương, dễ bị cô lập.
  • B. So sánh lực lượng quá chênh lệch, thực dân Pháp và phong kiến cấu kết đàn áp.
  • C. Chưa có sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến.
  • D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Xem đáp án
  • 33 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021