Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 bài 17 Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Kết quả lớn nhất của cao trào cách mạng 1918 - 1923 ở châu Âu đó là:

  • A. Sự trưởng thành của giai cấp công nhân ở mỗi nước.
  • B. Tấn công mạnh mẽ vào chính quyền thống trị ở các nước.
  • C. Sự ra đời của các Đảng cộng sản ở mỗi nước.
  • D. Lật đổ chế độ quân chủ tồn tại ở mỗi nước.

Câu 2: Trong những năm 1918 – 1923, khủng hoảng chính trị diễn ra trầm trọng nhất ở đâu?

  • A. Đức và Hung-ga-ri
  • B. Đức
  • C. Anh
  • D. Anh và Pháp.

Câu 3: Kết quả lớn nhất của Cách mạng tháng 11- 1918 ở Đức là gì?

  • A. Chế độ quân chủ bị lật đổ, thiết lập chế độ cộng hòa tư sản.
  • B. Các Xô viết đại biểu công nhân, binh lính được thành lập.
  • C. Thành quả của cách mạng rơi vào tay giai cấp tư sản.
  • D. Quần chúng được tập dượt trong đấu tranh

Câu 4: Cao trào cách mạng 1918 – 1923 lên cao nhất ở đâu?

  • A. Anh
  • B. Đức
  • C. Pháp
  • D. Hung-ga-ri

Câu 5: Vì sao giai đoạn 1924 - 1929 các nước tư bản châu Âu ổn định được về chính trị?

  • A. Các chính quyền tư sản củng cố được nền thống trị của mình.
  • B. Đàn áp, đẩy lùi các cuộc đấu tranh của quần chúng.
  • C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh.
  • D. Mâu thuẫn xã hội được điều hòa.

Câu 6: Trong những năm 1918 – 1923, phần lớn các nước tư bản chủ nghĩa tình hình kinh thế như thế nào?

  • A. Ổn định và phát triển
  • B. Tương đối ổn định
  • C. Lâm vào tình trạng khủng hoảng.
  • D. Khủng hoảng trầm trọng và kéo dài.

Câu 7: Nguyên nhân nào là cơ bản nhất thúc đẩy cao trào cách mạng 1918 - 1930 ở châu Âu bùng nổ?

  • A. Do hậu quả của chiến tranh làm nền kinh tế các nước châu Âu suy sụp.
  • B. Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga 1917.
  • C. Để phục hồi, phát triển kinh tế giai cấp thống trị tăng cường bóc lột, đời sống nhân dân cực khổ.
  • D. A + B đúng.

Câu 8: Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 – 1918 ) đã để lại hậu quả nghiêm trọng gì đối với các nước tư bản châu Âu?

  • A. Xuất hiện một số quốc gia mới.
  • B. Các nước thắng trận và bại trận đều bị suy sụp về kinh tế.
  • C. Sự khủng hoảng về chính trị.
  • D. Cao trào cách mạng bùng nổ mạnh mẽ.

Câu 9: Nước Đức bại trận với những thất bại to lớn như thế nào?

  • A. 1,7 triệu người chết.
  • B. Mất toàn bộ thuộc địa, phải cắt 1/8 lành thổ của mình cho các nước thắng trận.
  • C. Phải trả những khoản tiền bồi thường chiến tranh rất lớn.
  • D. Tất cả các ý trên đúng.

Câu 10: Vì sao giai đoạn 1924 – 1929 các nước tư bản châu Âu ổn định được về chính trị?

  • A. Các chính quyền tư sản củng cố được nền thống trị của mình.
  • B. Đàn áp, đẩy lùi các cuộc đấu tranh của quần chúng.
  • C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh.
  • D. Mâu thuẫn xã hội được điều hòa.

Câu 11: Hoàn cảnh nào cơ bản nhất dẫn đến sự ra đời của Quốc tế cộng sản?

  • A. Cao trào cách mạng dâng cao ở các nước thuộc châu Âu dẫn đến sự thành lập các đảng cộng sản ở nhiều nước.
  • B. Chính quyền tư sản đàn áp khủng bố phong trào của quần chúng.
  • C. Những hoạt động tích cực của Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga.
  • D. Quốc tế thứ hai giải tán.

Câu 12: Quốc tế cộng sản trở thành một tổ chức của lực lượng nào?

  • A. Giai cấp công nhân thế giới.
  • B. Đảng cộng sản của các nước trên thế giới.
  • C. Khối liên minh công – nông tất cả các nước.
  • D. Giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

Câu 13: Pháp là nước thắng trận nhưng tổng thiệt hại của Pháp là:

  • A. 200 tỉ phrang
  • B. 150 tỉ phrang
  • C. 220 tỉ phrang
  • D. 250 tỉ phrang

Câu 14: Các nước tư bản chủ nghĩa đạt mức tăng trưởng cao về kinh tế trong thời kì nào?

  • A. 1929- 1933
  • B. 1918- 1929
  • C. 1918- 1923
  • D. 1924- 1929

Câu 15: Tại Đại hội lần thứ hai Quốc tế cộng sản đã thông qua vấn đề gì quan trọng?

  • A. Sự cần thiết phải khởi nghĩa giành chính quyền từ tay tư sản.
  • B. Luận cương về cấn đề dân tộc và thuộc địa do Lê-nin dự thảo.
  • C. Nghị quyết thành lập Đảng cộng sản ở các nước.
  • D. Nghị quyết chống chiến tranh đế quốc.

Câu 16: Vì sao trong thời kì 1918 - 1923, cách mạng diễn ra mạnh mẽ ở Đức?

  • A. Đức là nước bại trận, phải bồi thường chiến tranh và mất hết thuộc địa.
  • B. Đức chịu hậu quả nặng nề cửa chiến tranh hơn cả khủng hoảng và mâu thuẫn xã hội càng sâu sắc.
  • C. Tác động của cách mạng tháng Mười Nga 1917.
  • D. B + C đúng.
Xem đáp án

=> Kiến thức Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)


  • 271 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021