Trắc nghiệm lịch sử 8 chương 2: Lịch sử thế giới hiện đại (P1)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 chương 2: Lịch sử thế giới hiện đại (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Kết quả lớn nhất của cao trào cách mạng 1918 - 1923 ở châu Âu đó là
- A. Sự trưởng thành của giai cấp công nhân ở mỗi nước.
- B. Tấn công mạnh mẽ vào chính quyền thống trị ở các nước.
- C. Sự ra đời của các Đảng cộng sản ở mỗi nước.
- D. Lật đổ chế độ quân chủ tồn tại ở mỗi nước.
Câu 2: Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, Chính phủ Mĩ đã thực hiện chính sách gì?
- A. Tiến hành chiến tranh mở rộng thị trường.
- B. Thực hiện Chính sách mới.
- C. Thực hiện Chính sách kinh tế mới.
- D. Gây ảnh hưởng của mình với các nước Mĩ La-tinh
Câu 3: Cuộc Duy tân Minh Trị tiến hành trên các lĩnh vực
- A. Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục, quân sự,...
- BThống nhất tiền tệ
- C. Xây dựng cơ sở hạ tầng
- D. Văn hóa, giáo dục và quân sự
Câu 4: Sau Cách mạng tháng Hai, cục diện hai chính quyền song song tồn tại ở Nga, đó là chính quyền nào?
- A. Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các Xô viết của giai cấp vô sản.
- B. Chính phủ Cộng hòa của giai cấp tư sản và chính phủ công nông của giai cấp vô sản.
- C. Chính phủ lập hiến của giai cấp tư sản và chính phủ chuyên chế của Nga hoàng,
- D. Chính phủ dân chủ tư sản và chính phủ dân chủ vô sản.
Câu 5: Từ 1937 cách mạng Trung Quốc chuyển sang thời kì hợp tác Quốc-Cộng nhằm mục đích gì?
- A. Hợp tác Quốc-Cộng chống các đế quốc
- B. Hợp tác Quốc-Cộng chống Nhật
- C. Hợp tác Quốc-Cộng chống phong kiến Mãn Thanh
- D. Hợp tác Quốc-Cộng xây dựng nhà nước Trung Quốc thống nhất.
Câu 6: Vì sao giai đoạn 1924-1929 Châu Âu ổn định về mặc kinh tế và chính trị:
- A. Các chính quyền tư sản đã cũng cố được nền thống trị của mình
- B. Mâu thuẫn xã hội được điều hòa
- C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh
- D. Đàn áp, đẩy lùi cuộc đấu tranh của quần chúng
Câu 7: Trong tiến trình Chiến tranh thế giới thứ hai, chiến thắng nào của quân Đồng minh tạo nên bước ngoặt làm xoay chuyển tình thế chiến tranh?
- A. Chiến thắng Xta-lin-grát (2-2-1943).
- B. Chiến thắng Liên quân Anh, Mĩ đổ bộ vào Bắc Pháp (6-6-1944).
- C. Chiến thắng của Hồng quân Liên xô trong chiến dịch công phá Béc- lin (9-5-1945)
- D. Mĩ ném bom nguyên tử vào Nhật Bản (ngày 6 và 9-8-1945)
Câu 8: Nước Nga thực hiện Chính sách cộng sản thời chiến trong hoàn cảnh nào?
- A. Cách mạng tháng Mười thành công
- B. Nội chiến kết thúc
- C. Khôi phục kinh tế.
- D. Chống thù trong giặc ngoài.
Câu 9: Cuộc khủng hoàng kinh tế ở nước Mĩ (1929-1933) bắt đầu từ lĩnh vực nào?
- A. Nông nghiệp
- B. Công nghiệp
- C. Tài chính- ngân hàng
- D. Thương mại- dịch vụ
Câu 10: Nước Nga hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế vào thời gian nào?
- A. Năm 1925.
- B. Năm 1926.
- C. Năm 1927.
- D. Năm 1928.
Câu 11: Trận Trân Châu Cảng (12 - 1941) mở đầu cuộc chiến tranh Thái Bình Dương giữa các nước nào?
- A. Nhật Bản với Mĩ.
- B. Nhật Bản với Pháp.
- C. Nhật Bản với Anh.
- D. Nhật Bản với Mĩ - Anh - Pháp.
Câu 12: Đến năm 1940 có bao nhiêu nước cộng hòa gia, nhập Liên Xô và nâng tổng số lên bao nhiêu nước?
- A. Có thêm 10 nước, nâng tổng số lên 14 nước.
- B. Có thêm 11 nước, nâng tổng số lên 15 nước.
- C. Có thêm 12 nước, nâng tổng số lên 16 nước.
- D. Có thêm 13 nước, nâng tổng số lên 17 nước.
Câu 13: “Trong vòng chưa đầy 30 năm, ……………….“đi giày cỏ” xưa kia đã trở thành một đất nước, trong đó đa số người dân có trình độ văn hoá cao, có một đội ngũ tri thức đông đảo, phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
- A. Nước Anh
- B. Nước Mĩ
- C. Nước Nga
- D. Nước Pháp
Câu 14: Giai cấp tầng lớp nào đã hướng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở nhiều nước Đông Nam Á theo con đường dân chủ tư sản?
- A. Tầng lớp trí thức mới
- B. Tầng lớp trí thức
- C. Giai cấp tư sản
- D. Tầng lớp công nhân.
Câu 15: Tôi hi vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”. Đó là câu nói của ai?
- A. Nhà khoa học A Nô-ben
- B. Nhà khoa học An-be Anh-Xtanh.
- C. Nhà khoa học C.Xi-ôn-cốp-Xki.
- D. Nhà khoa học Uyn-bơ Rai
Câu 16: Ngày 25-10-1917, ở Nga đã diễn ra sự kiện lịch sử gì trọng đại?
- A. Lê -nin bí mật rời từ Phần Lan về Pê-tơ-rô-grat, trực tiếp chỉ đạo cách mạng.
- B. Cuộc khởi nghĩa vũ trang bùng nổ
- C. Khởi nghĩa ở Pê-tơ-rô-grat giành thắng lợi
- D. Cách mạng tháng Mười thành công trên cả nước
Câu 17: Phong trào Ngũ Tứ đã giương cao khẩu hiệu đấu tranh nào?
- A. Giết hết bọn giặc bán nước
- B. Trung Quốc của người Trung Quốc
- C. Trung Quốc độc lập muôn năm
- D. Trung Quốc bất khả xâm phạm
Câu 18: Liên Xô đề ra và thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP) trong bối cảnh lịch sử như thế nào?
- A. Nước Nga Xô viết bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cực kì khó khăn
- B. Nước Nga Xô viết đã hoàn thành cải cách ruộng đất
- C. Nước Nga bị các nước đế quốc bao vây về kinh tế
- D. Nước Nga Xô viết bước vào thời kì ổn định về kinh tế, chính trị
Câu 19: Giới cầm quyền Nhật Bản đã thực hiện biện pháp gì để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933?
- A. Thực hiện chính sách cải cách quy mô lớn trên toàn nước Nhật
- B. Khôi phục các ngành công nghiệp quan trọng và giải quyết nạn thấ nghiệp cho người dân
- C. Thực hiện chính sách quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài
- D. Tham khảo và vận dụng Chính sách mới của Mĩ
Câu 20: Tháng 5-1921 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì trong phong trào công nhân Mĩ?
- A. Công đoàn Mĩ được thành lập
- B. Phong trào đấu tranh của công nhân Mĩ dâng cao
- C. Đảng công nhân xã hội dân chủ Mĩ được thành lập
- D. Đảng cộng sản Mĩ được thành lập
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm lịch sử 8 chương 1: Lịch sử thế giới cận đại (P4)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 28: Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 9: Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX
- Trắc nghiệm lịch sử 8 học kì I (P5)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 chương 1: Cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp từ năm 1958 đến cuối thế kỉ XIX (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX
- Trắc nghiệm lịch sử 8 chương 1: Cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp từ năm 1958 đến cuối thế kỉ XIX (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 chương 1: Lịch sử thế giới cận đại (P3)