Trắc nghiệm lịch sử 8 học kì II (P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 học kì II (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Năm 1866, đặc biệt nổ ra cuộc khởi nghĩa của binh lính và dân phu tại đâu?
- A. Nổ ra tại Thái Nguyên
- B. Nổ ra tại Huế
- C. Nổ ra tại Tuyên Quang
- D. Nổ ra tại Yên Thế
Câu 2: Ai là người lãnh đạo phong trào Duy tân?
- A. Phan Châu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng
- B. Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu,
- C. Lương Văn Can, Nguyễn Quyền.
- D. Lê Đại, Vũ Hoàng.
Câu 3: Hiệp ước nào là mốc chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập?
- A. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)
- B. Hiệp ước Giáp Tuất (1874)
- C. Hiệp ước Hác-măng (1883)
- D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884)
Câu 4: Những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, những thông tin về tình hình thế giới mà trước hết là các nước nào đã xâm nhập vào Việt Nam?
- A. Các nước ở khu vực Đông Nam Á.
- B. Các nước như Nhật Bản và Trung Quốc.
- C. Các nước như Anh, Pháp.
- D. Các nước ở châu Á như Ấn Độ và Trung Quốc.
Câu 5: Được Phan Đình Phùng giao nhiệm vụ, Cao Thắng đã tích cực làm những việc gì cho khởi nghĩa Hương Khê?
- A. Chiêu tập binh sĩ, trang bị và huấn luyện quân sự.
- B. Xây dựng căn cứ thuộc vùng rừng núi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- C. Chiêu tập binh sĩ, trang bị và huấn luyện quân sự, xây dựng căn cứ thuộc vùng rừng núi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh Quảng Bình.
- D. Chuẩn bị lực lượng và vũ khí cho khởi nghĩa.
Câu 6: Mục tiêu của phong trào cần Vương là gì?
- A. Phò vua, cứu nước.
- B. Giải phóng dân tộc.
- C. Chống triều đình Huế.
- D. Chống các thế lực phản động ở các địa phương.
Câu 7: Hai lần bị giặc bắt, được thả ra ông lại tiếp tục chống Pháp. Khi bị đưa đi hành hình ông vẫn ung dung làm thơ. Ông là ai?
- A. Nguyễn Hữu Huân.
- B. Nguyễn Đình Chiểu.
- C. Fồ Huấn Nghiệp.
- D. Phan Văn Trị.
Câu 8: Nguyễn Ái Quốc sinh ra và lớn lên trong một gia đình như thế nào?
- A. Gia đình trí thức yêu nước.
- B. Gia đình nông dân nghèo yêu nước.
- C. Gia đình công nhân nghèo yêu nước.
- D. Gia đình địa chủ nhỏ yêu nước.
Câu 9: Ở Nam Kì, sát cánh cùng người Kinh đánh Pháp có đồng bào dân tộc:
- A. Mường, Thái.
- B. Khơ-me, Mông.
- C. Thượng, Khơ-me, Xtiêng.
- D. Thượng, Xtiêng, Thái
Câu 10: Chính sách nào dưới đây là Chính sách thâm độc nhất mà thực dân Pháp áp dụng trên lĩnh vực nông nghiệp trong quá trình khai thác thuộc địa ở Việt Nam?
- A. Đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất của nông dân Việt Nam.
- B. Lập các đồn điền để trồng các loại cây công nghiệp,
- C. Thu mua lương thực với giá rẻ mạt đối với nông dân.
- D. Tăng các loại thuế đối với sản xuất nông nghiệp.
Câu 11: Sau thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883), thực dân Pháp làm gì?
- A. Càng củng cố quyết tâm xâm chiếm toàn bộ Việt Nam.
- B. Cho quân rút khỏi Hà Nội để bảo toàn lực lượng.
- C. Tăng viện binh từ Pháp sang để tái chiếm Hà Nội.
- D. Tiến hành đàn áp, khủng bố nhân dân ta.
Câu 12: Cuối thế kỉ XIX, trào lưu tư tưởng cách mạng mới ở các nước nào bắt đầu dội vào Việt Nam?
- A. Của Trung Quốc và Ấn Độ.
- B. Của Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Đông Nam Á.
- C. Của Trung Quốc, Nhật Bản và Pháp.
- D. Của Trung Quốc, Ấn Độ và Pháp.
Câu 13: Phong trào Cần Vương diễn ra sôi nổi nhất ở đâu?
- A. Bắc Kì và Nam Kì.
- B. Trung Kì và Nam Kì.
- C. Nam Kì,Trung Kì và Bắc Kì.
- D. Trung Kì và Bắc Kì.
Câu 14: Thực dân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ hai vào năm nào, lúc đó ai là Tổng đốc thành Hà Nội?
- A. Năm 1883, Tổng đốc thành Hà Nội là Nguyễn Tri Phương.
- B. Năm 1882, Tổng đốc thành Hà Nội là Hoàng Diệu.
- C. Năm 1885, Tổng đốc thành Hà Nội là Tôn Thất Thuyết.
- D. Năm 1884, Tổng đốc thành Hà Nội là Lưu Vĩnh Phúc.
Câu 15: Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình Huế đồng ý mở ba cửa biển nào cho Pháp vào buôn bán?
- A. Đà Nẵng, Thuận An, Quy Nhơn.
- B. Đà Nẵng, Thuận An, Quảng Yên.
- C. Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên.
- D. Đà Nẵng, Ba Lạt, Cửa việt.
Câu 16: Đầu năm 1904, Phan Bội Cháu cùng một số đồng chí của mình thành lập hội Duy tân để làm gì?
- A. Tập hợp đông đảo quần chúng thực hiện cuộc cải cách.
- B. Đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc.
- C. Đưa người Việt Nam sang Nhật học tập kinh nghiệm về đánh Pháp.
- D. Tất cả đều đúng.
Câu 17: “Dập dìa trống đánh cờ Xiêu
Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây”.
Đó là khẩu lệnh đã nêu trong cuộc khởi nghĩa nào?
- A. Khởi nghĩa Trần Tấn, Đặng Như Mai ở Nghệ-Tĩnh.
- B. Khởi nghĩa của Phạm Văn Nghị ở Nam Định.
- C. Khởi nghĩa của Nguyễn Mận Kiến ở Thái Bình.
- D. Trận Cầu Giấy-Hà Nội của Hoàng Tá Viên- Lưu Vĩnh Phúc.
Câu 18: Tính chất của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
- A. Thể hiện tính dân tộc yêu nước sâu sắc.
- B. Là phong trào giải phóng dân tộc.
- C. Phong trào mang tính chất bảo vệ dân tộc.
- D. Phong trào mang tính chất là cuộc cách mạng dân chủ tư sản.
Câu 19: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp tiến hành vào thời gian nào?
- A. Từ năm 1897 đến năm 1912
- B. Từ năm 1897 đến năm 1913
- C. Từ năm 1897 đến năm 1914
- D. Từ năm 1897 đến năm 1915
Câu 20: Vì sao thực dân Pháp dễ dàng chiếm nốt ba tỉnh miền Tây?
- A. Lực lượng của ta bố phòng mỏng.
- B. Ta không chuẩn bị vì nghĩ địch không đánh.
- C. Lãnh tụ các cuộc khởi nghĩa bị bắn, bị giết.
- D. Thái độ do dự và nhu nhược của triều đình Huế.
Câu 21: Thành phần xuất thân của giai cấp công nhân Việt Nam chủ yếu từ:
- A. Giai cấp tư sản bị thực dân Pháp đình chỉ hoạt động kinh doanh.
- B. Giai cấp nông dân bị tước ruộng đất.
- C. Tầng lớp tiểu tư sản bị thất nghiệp.
- D. Giai cấp địa chủ nhỏ bị thực dân Pháp thu toàn bộ ruộng đất.
Câu 22: Sau nhiều năm bôn ba ở các nước châu Phi, châu Mĩ, châu Âu, Nguyễn Ái Quốc trở lại nước Pháp vào thời gian nào?
- A. Tháng 11 năm 1917.
- B. Tháng 12 năm 1917.
- C. Tháng 2 năm 1918.
- D. Tháng 6 năm 1919.
Câu 23: Trận đánh gây được tiếng vang lớn nhất năm 1873 ở Bắc Kì là trận nào?
- A. Trận bao vây quân địch ở thành Hà Nội.
- B. Trận đánh địch ở Thanh Hoá.
- C. Trận phục kích của quân ta và quân Cờ Đen ở Cần Giấy (Hà Nội).
- D. Trận phục kích của quân ta ở ngoại thành Hà Nội.
Câu 24: Cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX đã gắn việc đánh đuổi thực dân Pháp với:
- A. Đánh đuổi phong kiến tay sai.
- B. Cải biến xã hội.
- C. Giành độc lập dân tộc.
- D. Giải phóng giai cấp nông dân.
Câu 25: Giai đoạn 1893-1908 khi nhận thấy tương quan lực lượng của ta và địch quá chênh lệch, Đề Thám đã có một quyết định sáng suốt đó là
- A. Tìm cách giảng hoà với quân Pháp.
- B. Lo tích luỹ lương thực.
- C. Xây dựng đội quân tinh nhuệ, sẵn sàng chiến đấu.
- D. Liên lạc với một số nhà yêu nước: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.
Câu 26: Cuộc khởi nghĩa của binh lính và dân phu năm 1866 với sự tham gia của một số sĩ phu, quan lại quý tộc nổ ra ở đâu?
- A. Bắc Ninh
- B. Huế
- C. Tuyên Quang
- D. Thái Nguyên
Câu 27: Ngày 24-2-1861, diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Nam Bộ?
- A. Quân Pháp đánh chiếm Định Tường.
- B. Quân Pháp đánh chiếm Biên Hòa.
- C. Quân Pháp đánh chiếm Vĩnh Long.
- D. Quân Pháp nổ súng tấn công Đại đồn Chí Hòa.
Câu 28: Một vị tướng tài trên lĩnh vực vừa chế tạo vũ khí, vừa tham gia khởi nghĩa Hương Khê. Ông là ai?
- A. Phan Đình Phùng.
- B. Đinh Công Tráng.
- C. Cao Thắng.
- D. Nguyễn Thiện Thuật.
Câu 29: Tại sao cuộc phản công của phái chủ chiến diễn ra quyết liệt nhưng thất bại?
- A. Mặc dù chủ động tấn công nhưng phái chủ chiến chưa chuẩn bị kĩ.
- B. Pháp có vũ khí, quân lính mạnh, ưu thế hơn hẳn.
- C. Pháp được sự ủng hộ của triều đình Huế.
- D. A và B đúng.
Câu 30: Mục đích của Pháp trong việc mở trường học để làm gì?
- A. Phát triển nền giáo dục Việt Nam.
- B. Khai minh nền văn hoá giáo dục Việt Nam.
- C. Do nhu cầu học tập của con em quan chức và để đào tạo người bản xứ phục vụ cho Pháp.
- D. Do nhu cầu học tập của nhân dân - ngày một cao.
Câu 31: Lãnh đạo của khởi nghĩa Yên Thế thuộc tầng lớp nào?
- A. Văn thân, sĩ phu.
- B. Võ quan.
- C. Nông dân.
- D. Địa chủ.
Câu 32: Lợi dụng các điều khoản của Hiệp ước nào, thực dân Pháp định đem quân xâm lược Việt Nam một cách hợp pháp?
- A. Hiệp ước Mác-xai (1788).
- B. Hiệp ước Véc-xai (1787).
- C. Hiệp ước Hác-măng (1883).
- D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884).
Câu 33: Thực dân Pháp lấy cớ gì để tiến quân ra Bắc?
- A. Vì triều đình không thi hành đúng Hiệp ước 1862.
- B. Vì triều đình cầu cứu nhà Thanh.
- C. Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy.
- D. Lợi dụng triều đình nhờ đem tàu ra Hạ Long dẹp cướp biển.
Câu 34: Điểm nào dưới đây là điểm giống nhau của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong quá trình hoạt động cách mạng của mình?
- A. Đều thực hiện chủ trương dùng bạo lực cách mạng để đánh (đuổi thực dân Pháp).
- B. Đều noi theo gương Nhật Bản để tự cường.
- C. Đều chủ trương thực hiện cải cách dân chủ.
- D. Đều chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
Câu 35: Lí do cơ bản nào khiến các đề nghị cải cách không thể trở thành hiện thực?
- A. Chưa hợp thời thế.
- B. Rập khuôn hoặc mô phỏng nước ngoài.
- C. Điều kiện nước ta có những điểm khác biệt.
- D. Triều đình bảo thủ, cự tuyệt, đối lập với mọi sự thay đổi.
Câu 36: Thực dân Pháp hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam khi nào?
- A. Sau khi đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ hai.
- B. Sau khi Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt kí kết.
- C. Sau khi đánh chiếm kinh thành Huế.
- D. Sau khi đánh chiếm Đà Nẵng.
Câu 37: Đầu thế kỉ XX, những sự kiện nào trên thế giới tác động đến xã hội Việt Nam?
- A. Cuộc Duy Tân của Thiên Hoàng Minh Trị ở Nhật (1868).
- B. Học thuyết Tam Dân của Tôn Trung Sơn ở Trung Quốc (1905).
- C. Tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu và cuộc Duy tân ở Nhật Bản.
- D. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác.
Câu 38: Lực lượng chính của cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên (1917) là:
- A. Nông dân-thợ thủ công.
- B. Công nhân-tiểu tư sản.
- C. Nông dân và công nhân.
- D. Tù chính trị phối hợp binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
Câu 39: Tình hình triều đình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX như thế nào?
- A. Triều đình nhà Nguyễn bị nhân dân chán ghét.
- B. Triều đình nhà Nguyễn được nhân dân ủng hộ.
- C. Triều đình nhà Nguyễn khủng hoảng, suy yếu.
- D. Triều đình biết củng cố khối đoàn kết giữa quần thần.
Câu 40: Ở Tây Nguyên các tù trưởng như Nơ-trang Gio, Ama con, Ama Giơ-hao... đã kêu gọi nhân dân vào làng chiến đấu suốt những năm nào?
- A. Từ năm 1889 đến năm 1905.
- B. Từ năm 1884 đến năm 1890.
- C. Từ năm 1894 đến năm 1896.
- D. Từ năm 1909 đến năm 1913.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 chương 2: Lịch sử thế giới hiện đại (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918 - 1939)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 chương 2: Xã hội Việt Nam từ năm 1897-đến năm 1918 (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 9: Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 31: Ôn tập: Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918
- Trắc nghiệm lịch sử 8 chương 2: Lịch sử thế giới hiện đại (P3)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 28: Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX