Trắc nghiệm lịch sử 8 học kì II (P5)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 học kì II (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX, cuộc khởi nghĩa nào có quy mô lớn nhất?
- A. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.
- B. Khởi nghĩa Hương Khê.
- C. Khởi nghĩa Ba Đình.
- D. Khởi nghĩa Bãi Sậy.
Câu 2: Ý nghĩa lịch sử cơ bản nhất trong phong trào chống Pháp của đồng bào các dân tộc miền núi?
- A. Phong trào nổ ra kịp thời, phát triển mạnh mẽ.
- B. Phong trào biểu hiện ý chí kiên cường của các dân tộc anh em.
- C. Phong trào kế tục xứng đáng truyền thống yêu nước của tổ tiên.
- D. Khẳng định sức mạnh của đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần làm chậm quá trình xâm lược và bình định của thực dân Pháp.
Câu 3: Vì sao Nguyễn Ái Quốc không đi theo con đường cứu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và các bậc tiền bối yêu nước đầu thế kỉ XX?
- A. Con đường của họ không có nước nào áp dụng.
- B. Con đường của họ là con đường cách mạng tư sản.
- C. Nguyễn Ái Quốc nhìn thấy sự bế tắc của các con đường cứu nước đó.
- D. Con đường cứu nước của họ chỉ đóng khung trong nước, không thoát khỏi sự bế tắc của chế độ phong kiến.
Câu 4: Câu nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là của ai?
- A. Trương Định.
- B. Trương Quyền.
- C. Nguyễn Trung Trực.
- D. Nguyễn Tri Phương.
Câu 5: Tại sao các nhà yêu nước lúc bấy giờ lại muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản?
- A. Tư tưởng cứu nước phong kiến của Việt Nam đã lỗi thời.
- B. Nhật Bản là nước châu Á “đồng văn, đồng chủng”.
- C. Nhật Bản đã tiến hành cải cách đất nước phát triển phồn thịnh.
- D. Câu A và B đúng.
Câu 6: Giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888, khởi nghĩa Hương Khê làm nhiệm vụ gì?
- A. Tập trung lực lượng đánh thực dân Pháp.
- B. Chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu của nghĩa quân.
- C. Xây dựng hệ thống chiến lũy để chiến đấu.
- D. Tất cả các nhiệm vụ trên.
Câu 7: Trong quá trình hoạt động cách mạng của mình Phan Châu Trinh nêu chủ trương cứu nước, cứu dân bằng cách nào?
- A. Tiến hành bạo động đánh đuổi thực dân Pháp.
- B. Nâng cao dân trí, dân quyền.
- C. Thiết lập quan hệ ngoại giao đơn phương với Pháp để pháp trao trả độc lập.
- D. Câu A, B, C đều đúng.
Câu 8: Vì sao giai cấp công nhân Việt Nam sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ?
- A. Vì họ bị địa chủ phong kiến bóc lột tàn bạo.
- B. Vì họ lương không đủ ăn.
- C. Vì họ bị thực dân phong kiến và tư sản bóc lột.
- D. Vì họ đòi cải thiện điều kiện việc làm và sinh hoạt.
Câu 9: “Bộ máy chính quyền trung ương đến địa phương mục ruỗng, nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ, tài chính cạn kiệt đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn giữa dân tộc ngày càng gay gắt" Đó là tình hình Việt Nam vào thời gian nào?
- A. Cuối thế kỉ XVIII
- B. Cuối thế kỉ XIX
- C. Giữa thế kỉ XIX
- D. Đầu thế kỉ XIX
Câu 10: Mục đích cơ bản trong phong trào Đông Du của Phan Bội Châu là gì?
- A. Đưa người Việt Nam sang các nước phương Đông để học tập kinh nghiệm về đánh Pháp.
- B. Đưa thanh niên Việt Nam sang Trung Quốc học tập để chuẩn bị lực lượng lãnh đạo cho cách mạng Việt Nam.
- C. Phan Bội Châu trực tiếp sang Nhật, cầu viện Nhật giúp Việt Nam đánh Pháp.
- D. Đưa thanh thiếu niên Việt Nam sang Nhật học tập để chuẩn bị lực lượng chống Pháp.
Câu 11: Trước sự thất thủ của thành Hà Nội triều đình Huế có thái độ như thế nào?
- A. Cho quân tiếp viện.
- B. Cầu cứu nhà Thanh.
- C. Cầu cứu nhà Thanh, cử người thương thuyết với Pháp.
- D. Thương thuyết với Pháp.
Câu 12: Sắp xếp theo thứ tự thời gian kết thúc (từ trước đến sau) các cuộc khởi nghĩa trong phong trào cần Vương:
- A. Khởi nghĩa Ba Đình - Bãi Sậy - Hương Khê.
- B. Khởi nghĩa Bãi Sậy – Ba Đình - Hương Khê.
- C. Khởi nghĩa Bãi Sậy - Hương Khê - Ba Đình.
- D. Khởi nghĩa Hương Khê - Ba Đình - Bãi Sậy.
Câu 13: Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình nhà Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở đâu?
- A. Ba tỉnh miền Tây Nana Kì và đảo Côn Lôn.
- B. Ba tỉnh miền Đông Nam kì và đảo Côn Lôn.
- C. Ba tỉnh miền Đông Nam Kì với đảo Phú Quốc.
- D. Ba tỉnh miền Tây Nam Kì với đảo Côn Đảo.
Câu 14: Tháng 3-1907, ở Bắc Kì có một cuộc vận động được các sĩ phu chú trọng, đó là cuộc vận động nào?
- A. Cuộc vận động Duy tân.
- B. Phong trào Đông du.
- C. Cuộc vận động cải cách văn hoá theo lối tư sản (Đông Kinh nghĩa thục).
- D. Phong trào chống thuế ở Trung Kì.
Câu 15: Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, số lượng công nhân Việt Nam có khoảng bao nhiêu người?
- A. Khoảng mười vạn người.
- B. Khoảng hai mươi vạn người.
- C. Khoảng năm vạn người.
- D. Khoảng mười lăm vạn người.
Câu 16: Trước những hành động của Pháp, triều đình Huế thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại như thế nào?
- A. Vơ vét tiền của của nhân dân.
- B. Dàn áp, bóc lột nhân dân và tiếp tục chính sách “bế quan toả cảng”.
- C. Bóc lột nhân dân, bồi thường chiến tranh cho Pháp.
- D. thương lượng với Pháp để chia sẻ quyền thống trị.
Câu 17: Những người đi tiên phong trong phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là ai?
- A. Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu.
- B. Nguyễn Ái Quốc.
- C. Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.
- D. Nguyễn Ái Quốc, Phan Bội Châu.
Câu 18: Vùng Tây Bắc, đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Mông... đã tập hợp dưới ngọn cờ khởi nghĩa của ai?
- A. Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước.
- B. Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Văn Giáp.
- C. Nguyễn Quang Bích, Hà Văn Mao.
- D. Nguyễn Văn Giáp, Cầm Bá Thước.
Câu 19: Thực dân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ nhất vào năm nào, lúc đó ai là Tổng đốc thành Hà Nội?
- A. Năm 1873, Tổng đốc thành Hà Nội là Nguyễn Tri Phương.
- B. Năm 1874, Tổng đốc thành Hà Nội là Hoàng Diệu.
- C. Năm 1875, Tổng đốc thành Hà Nội là Tôn Thất Thuyết.
- D. Năm 1874, Tổng đốc thành Hà Nội là Lưu Vĩnh Phúc.
Câu 20: Đánh Hà Nội lần hai của thực dân Pháp có được kết quả như thế nào?
- A. Hoàng Diệu nộp khí giới trao thành cho giặc.
- B. Thành Hà Nội thất thủ, Hoàng Diệu tuẫn tiết.
- C. Quân ta chống trả quyết liệt.
- D. Thành Hà Nội bị bao vây.
Câu 21: Kết quả lớn nhất của phong trào chống sưu thuế năm 1908?
- A. Địa chủ phong kiến phải giảm sưu thuế cho nông dân.
- B. Thức tỉnh phong trào chống sưu thuế ở các tỉnh Bắc Kì.
- C. Làm tê liệt chính quyền của thực dân phong kiến ở nông thôn.
- D. Lối làm ăn theo phương thức tư bản chủ nghĩa được truyền bá.
Câu 22: Lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương là ai?
- A. Văn thân sĩ phu yêu nước.
- B. Những võ quan triều đình.
- C. Nông dân.
- D. Địa chủ các địa phương.
Câu 23: Đến năm 1912, hệ thống đường sắt Việt Nam có tổng chiều dài bao nhiêu km?
- A. Có tổng chiều dài 2000 km.
- B. Có tổng chiều dài 2059 km.
- C. Có tổng chiều dài 2159 km.
- D. Có tổng chiều dài 2150 km.
Câu 24: Ngày 17-2-1859, Pháp tấn công vào đâu?
- A. Đại đồn Chí Hoà.
- B. Tỉnh Định Tường.
- C. Tỉnh Vĩnh Long.
- D. Thành Gia Định.
Câu 25: Vì sao cuối thế kỉ XVIII, thực dân Pháp không thực hiện được ý đồ xâm lược Việt Nam?
- A. Vì chúng chưa chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho cuộc chiến tranh xâm lược.
- B. Vì triều đại phong kiến Việt Nam còn mạnh.
- C. Vì chúng chưa có thế lực nội ứng ở Việt Nam.
- D. Vì những diễn biến chính trị năm 1789 và điều kiện khó khốn về kinh tế tài chính.
Câu 26: Năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng vua Tự Đức hai bản "Thời sự sách”, đề nghị cải cách vấn đề gì?
- A. Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
- B. Đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoang và khai thác mỏ.
- C. Phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.
- D. Chấn chỉnh bộ máy quan lại, cải tổ giáo dục.
Câu 27: Nghĩa quân Yên Thế hòa hoãn với thực dân Pháp trong thời gian nào?
- A. Từ năm 1898 đến năm 1908.
- B. Từ năm 1889 đến 1898.
- C. Từ năm 1890 đến 1913.
- D. Từ năm 1909 đến 1913.
Câu 28: Mục đích của hội Duy Tân là gì?
- A. Gửi thanh niên sang Nhật du học.
- B. Phát động thanh niên tham gia phong trào Đông Du.
- C. Lập ra một nước Việt Nam độc lập.
- D. Đánh đổ đế quốc Pháp giành độc lập dân tộc.
Câu 29: Vì sao thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều đình Huế thiết lập bản Hiệp ước 1874?
- A. Do Pháp bị thất bại trong việc đánh chiếm thành Hà Nội.
- B. Do chúng bị chặn đánh ở Thanh Hóa.
- C. Do chúng bị thất bại ở Cầu Giấy lần thứ nhất.
- D. Do chúng bị thất bại ở cầu Giấy lần thứ hai.
Câu 30: Ở bậc Tiểu học trong nền giáo dục Việt Nam thời thuộc Pháp học sinh học chữ gì?
- A. Chữ Hán, chữ Quốc ngữ, chữ Pháp là môn tự nguyện.
- B. Chữ Hán, chữ Pháp.
- C. Chữ Hán, chữ Quốc ngữ, chữ Pháp là môn bắt buộc.
- D. Chữ Quốc ngữ và chữ Pháp.
Câu 31: Tôn Thất Thuyết mượn danh Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên, vì vua mà kháng chiến vào thời gian nào?
- A. Ngày 20 tháng 7 năm 1885.
- B. Ngày 02 tháng 7 năm 1885.
- C. Ngày 13 tháng 7 năm 1885.
- D. Ngày 17 tháng 3 năm 1885.
Câu 32: Dưới thời nhà Nguyễn có bao nhiêu đời vua, bao nhiêu đời chúa?
- A. Chín đời vua, chín đời chúa.
- B. Mười đời vua, mười chín đời chúa.
- C. Chín đời vua, mười ba đời chúa.
- D. Tám đời vua, mười đời chúa.
Câu 33: Hạm đội Pháp tấn công Thuận An ngày tháng năm nào?
- A. Ngày 18 tháng 8 năm 1883.
- B. Ngày 8 tháng 8 năm 1883.
- C. Ngày 28 tháng 8 năm 1883.
- D. Ngày 31 tháng 8 năm 1883.
Câu 34: Đô thị Việt Nam ra đời và phát triển ngày càng nhiều vào khoảng thời gian nào?
- A. Đầu thế kỉ XIX
- B. Cuối thế kỉ XIX
- C. Đầu thế kỉ XX
- D. Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX
Câu 35: Tại sao Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình?
- A. Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi.
- B. Việt Nam có vị trí quan trọng, giàu tài nguyên, thị trường béo bở..
- C. Việt Nam là một thị trường rộng lớn.
- D. Việt Nam chế độ phong kiến thống trị đã suy yếu.
Câu 36: Trong thời gian trở lại Pháp, Nguyễn Ái Quốc hăng hái hoạt động trong các phong trào nào?
- A. Phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa.
- B. Phong trào đấu tranh của công nhân Pháp,
- C. Phong trào yêu nước của Việt kiều ở Pháp.
- D. Phong trào yêu nước của Việt kiều và phong trào đấu tranh của công nhân Pháp.
Câu 37: Đến năm 1891, từ Yên Thế, nghĩa quân mở rộng hoạt động sang vùng nào?
- A. Yên Lễ, Mục Sơn, Nhã Nam, Hữu Thượng.
- B. Phủ Lạng Thương.
- C. Tiên Lữ (Hưng Yên),
- D. Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hưng Yên, Hải Dương.
Câu 38: Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phải chủ chiến trong triều đình Huế đại diện là những ai mạnh tay hành động chống Pháp?
- A. Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản.
- B. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường.
- C. Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi.
- D. Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Đức Nhuận.
Câu 39: Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta đến năm 1918 cuối cùng đều bị thất bại?
- A. Do thiếu sự liên minh giữa giai cấp công nhân với nông dân.
- B. Do thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến cách mạng.
- C. Do thực dân Pháp còn mạnh, lực lượng cách mạng còn non yếu.
- D. Do ý thức hệ phong kiến trở nên lỗi thời, lạc hậu.
Câu 40: Cuộc nổi dậy của Cai tổng Vàng - Nguyễn Thịnh diễn ra ở đâu?
- A. Tuyên Quang
- B. Thái Nguyên
- C. Bắc Ninh
- D. Bắc Giang
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm lịch sử 8 chương 1: Lịch sử thế giới cận đại (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 học kì I (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX
- Trắc nghiệm lịch sử 8 chương 1: Lịch sử thế giới cận đại (P5)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 5: Công xã Pari 1871
- Trắc nghiệm lịch sử 8 chương 2: Lịch sử thế giới hiện đại (P3)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 chương 1: Lịch sử thế giới cận đại (P4)