Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Tổng đốc thành Hà Nội năm 1882 là ai?
- A. Nguyễn Tri Phương.
- B. Hoàng Diệu.
- C. Nguyễn Lân.
- D. Hoàng Kế Viên.
Câu 2: Thực dân Pháp tấn công Hà Nội lần thứ hai vào thời gian nào?
- A. Ngày 3 tháng 4 năm 1882.
- B. Ngày 13 tháng 4 năm 1882.
- C. Ngày 4 tháng 3 năm 1882.
- D. Ngày 14 tháng 3 năm 1882.
Câu 3: Đội nghĩa binh do ai chỉ huy chiến đấu hi sinh đến người cuối cùng ở cửa ô Thanh Hà?
- A. Viên Chưởng Cơ
- B. Phạm Văn Nghị
- C. Nguyễn Mậu Kiến
- D. Nguyễn Tri Phương.
Câu 4: Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kỳ lần thứ hai?
- A. Triều đình không dẹp nổi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.
- B. Triều đình không bồi thường chiến phí cho Pháp.
- C. Trả thù sự tấn công của quân cờ đen.
- D. Triều đình vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh.
Câu 5: “Dập dìu trống đánh cờ Xiêu/Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây”. Đó là khẩu lệnh đã nêu trong cuộc khởi nghĩa nào?
- A. Khởi nghĩa của Nguyễn Mận Kiến ở Thái Bình.
- B. Khởi nghĩa của Phạm Văn Nghị ở Nam Định.
- C. Khởi nghĩa Trần Tấn, Đặng Như Mai ở Nghệ Tĩnh.
- D. Trận cầu Giấy-Hà Nội của Hoàng Tá Viên- Lưu Vĩnh phúc.
Câu 6: Trước sự thất thủ của thành Hà Nội, triều đình Huế có thái độ như thế nào?
- A. Cho quân tiếp viện.
- B. Cầu cứu nhà Thanh.
- C. Cầu cứu nhà Thanh, cử người thương thuyết với Pháp.
- D. Thương thuyết với Pháp.
Câu 7: Lợi dụng cơ hội nào Pháp đưa quân tấn công Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế?
- A. Sự suy yếu của triều đình Huế.
- B. Sau thất bại tại trận Cầu Giấy lần hai, Pháp cũng cố lực lượng.
- C. Pháp được tăng viện binh.
- D. Vua Tự Đức qua đời, nội bộ triều đình Huế lục đục.
Câu 8: Vì sao thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều đình Huế thiết lập bản Hiệp ước 1874?
- A. Do Pháp bị thất bại trong việc đánh chiếm thành Hà Nội.
- B. Do chúng bị chặn đánh ở Thanh Hóa.
- C. Do chúng bị thất bại ở Cầu Giấy lần thứ nhất.
- D. Do chúng bị thất bại ở cầu Giấy lần thứ hai.
Câu 9: Chiến thắng cầu Giấy lần thứ nhất có ý gì?
- A. Quân Pháp hoang mang, quân dân ta phấn khởi càng hăng hái đánh giặc.
- B. Quân Pháp hoang mang, triều đình lo sợ.
- C. Quân Pháp phải rút khỏi Bắc Kì.
- D. Nhiều sĩ quan và binh lính Pháp bị giết tại trận.
Câu 10: Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất vào ngày tháng năm nào?
- A. Ngày 10 tháng 3 năm 1874.
- B. Ngày 15 tháng 3 năm 1874.
- C. Ngày 3 tháng 5 năm 1874.
- D. Ngày 13 tháng 5 năm 1874.
Câu 11: Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ triến trong triều đình Huế, đại diện là những ai mạnh tay hành động chống Pháp?
- A. Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản.
- B. Nguyễn Thiện Thuật, Tạ Hiện
- C. Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghị.
- D. Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Đức Nhuận.
Câu 12: Trong vòng chưa đầy một tháng sau khi chiếm Hà Nội , Pháp cho quân chiếm các tỉnh nào?
- A. Hải Dương, Hà Tây, Hưng Yên, Phủ Lí, Ninh Bình.
- B. Hải Dương, Hà Bắc, Hưng Yên, Phủ Lí, Nam Định,
- C. Hải Dương, Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Phủ Lí.
- D. Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lí, Ninh Bình, Nam Định.
Câu 13: Hiệp ước nào là mốc chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập ?
- A. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)
- B. Hiệp ước Giáp Tuất (1874)
- C. Hiệp ước Hác - măng (1883)
- D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884)
Câu 14: Trận đánh gãy được tiếng vang lớn nhất năm 1873 ở Bắc Kì là trận nào?
- A. Trận bao vây quân địch ở thành Hà Nội.
- B. Trận đánh địch ở Thanh Hoá.
- C. Trận phục kích của quân ta và quân Cờ Đen ở cầu Giấy (Hà Nội).
- D. Trận phục kích của quân ta ở ngoại thành Nội.
Câu 15: Thực dân Pháp nổ súng đánh vào thành Hà Nội lần thứ nhất vào thời gian nào?
- A. Sáng ngày 20-11-1873.
- B. Trưa ngày 20-11-1873.
- C. nối ngày 20-11-1873.
- D. Đêm ngày 20-11-1873.
Câu 16: Sau thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883), thực dân Pháp có dã tâm gì?
- A. Xâm chiếm toàn bộ Việt Nam
- B. Cho quân rút khỏi Hà Nội để bảo toàn lực lượng.
- C. Tăng viện binh từ Pháp sang để chiếm toàn Hà Nội.
- D. Tiến hành đàn áp, khủng bố nhân dân ta.
Câu 17: Trước những hành động của Pháp, triều đình Huế thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại như thế nào?
- A. Vơ vét tiền của nhân dân
- B. Đàn áp, bóc lột nhân dân và tiếp tục chính sách “ bế quan tỏa cảng”.
- C. Bóc lột nhân dân, bồi thường chiến tranh cho Pháp.
- D. Thương lượng với Pháp để chia sẻ quyền thống trị.
Câu 18: Thực dân Pháp lấy cớ gì để tiến quân ra Bắc?
- A. Vì triều đình không thi hành đúng Hiệp ước 1862.
- B. Vì triều đình cầu cứu nhà Thanh.
- C. Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy.
- D. Lợi dụng triều đình nhờ đem tàu ra Hạ Long dẹp cướp biển.
Câu 19: Sau khi chiếm được các tỉnh Nam Kì, việc đầu tiên thực dân Pháp đã làm gì?
- A. Thiết lập bộ máy thống trị và tiến hành bóc lột kinh tế Nam Bộ.
- B. Chuẩn bị lực lượng đánh Bắc Kì.
- C. Chuẩn bị lực lượng đánh Campuchia.
- D. Xuất bản báo chí nhằm tiến hành mục đích xâm lược.
Câu 20: Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp gặp phải sự phản kháng quyết liệt của lực lượng nào?
- A. Một số quan lại yêu nước và nhân dân ở các địa phương, cả trong Nam lẫn ngoài Bắc.
- B. Một số văn thân sĩ phu yêu nước trong triều đình Huế.
- C. Một số quan lại và nhân dân yêu nước ở Trung Kì.
- D. Toàn thể dân tộc Việt Nam.
=> Kiến thức Giải bài 25 Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 – 1884)
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 chương 1: Lịch sử thế giới cận đại (P3)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873
- Trắc nghiệm lịch sử 8 chương 1: Lịch sử thế giới cận đại (P4)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 chương 1: Lịch sử thế giới cận đại (P5)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
- Trắc nghiệm lịch sử 8 học kì II (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 học kì II (P4)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 16: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 học kì II (P3)