Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 23: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 bài 23: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Số liệu nào dưới đây đúng nhất trong chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm cho khoảng 60 triệu người bị chết, 90 triệu người bị tàn phế.
  • B. Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm cho khoảng 20 triệu người bị chết, 70 nghìn làng mạc bị phá hủy.
  • C. Chiến tranh thế giới thứ hai đã lan tỏa ra 198 nước,
  • D. Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm cho khoảng 90 triệu người chết, 60 triệu người bị tàn phế.

Câu 2: Đầu thế kỉ XX, về chính trị, Nga là nước như thế nào?

  • A. Quân chủ chuyên chế
  • B. Phong kiến
  • C. Cộng hòa
  • D. Quân chủ lập hiến.

Câu 3: Mặt trận nào diễn ra đầu tiên trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Mặt trận Xô - Đức.
  • B. Mặt trận Tây Âu.
  • C. Mặt trận châu Á - Thái Bình Dương.
  • D. Mặt trận Bắc Phi.

Câu 4: Hậu quả nghiêm trọng nhất nước Nga gánh chịu do chiến tranh đế quốc ( 1914 – 1918) để lại là gì?

  • A. Kinh tế suy sụp
  • B. Liên tiếp thua trận, xã hội không ổn định.
  • C. Kinh tế suy sụp, quân đội thiếu vũ khí lương thực.
  • D. Kinh tế suy sụp, mâu thuẫn xã hội gay gắt.

Câu 5: Trong những năm 1918 - 1939, nước nào ở châu Á trở thành thuộc địa lớn nhất của thực dân Anh?

  • A. Trung Quốc
  • B. In-đô-nê-xi-a
  • C. Thái Lan.
  • D. Ấn Độ.

Câu 6: Chính sách kinh tế mới được thực hiện trong điều kiện nào?

  • A. Hòa bình.
  • B. Chiến tranh.
  • C. Kinh tế bị tàn phá.
  • D. Khủng hoảng chính trị.

Câu 7: Nước nào ở châu Á diễn ra phong trào Ngũ tứ vào ngày 4 - 5 - 1919?

  • A. Ấn Độ.
  • B. Trung Quốc.
  • C. Nhật Bản.
  • D. Việt Nam.

Câu 8: Ba lò lửa dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai xuất hiện ở các nước nào?

  • A. Anh, Pháp, Mĩ.
  • B. Anh, Pháp, Đức.
  • C. Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.
  • D. Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a.

Câu 9: Vì sao giai đoạn 1924 – 1929 các nước tư bản châu Âu ổn định được về chính trị?

  • A. Các chính quyền tư sản củng cố được nền thống trị của mình.
  • B. Đàn áp, đẩy lùi các cuộc đấu tranh của quần chúng.
  • C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh.
  • D. Mâu thuẫn xã hội được điều hòa.

Câu 10: Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít, chống chiến tranh diễn ra trong khoảng thời gian nào?

  • A. Những năm 1929 - 1933
  • B. Những năm 1933 - 1935
  • C. Những năm 1936 - 1939
  • D. Những năm 1939 – 1945

Câu 11: Hoàn cảnh nào cơ bản nhất dẫn đến sự ra đời của Quốc tế cộng sản?

  • A. Cao trào cách mạng dâng cao ở các nước thuộc châu Âu dẫn đến sự thành lập các đảng cộng sản ở nhiều nước.
  • B. Chính quyền tư sản đàn áp khủng bố phong trào của quần chúng.
  • C. Những hoạt động tích cực của Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga.
  • D. Quốc tế thứ hai giải tán.

Câu 12: Phong trào công nhân thế giới tạm thời lắng xuống trong khoảng thời gian nào?

  • A. 1924-1929
  • B. 1925-1927
  • C. 1929-1933
  • D. 1923-1924

Câu 13: Kết quả của phong trào Mặt trận nhân dân Pháp là gì?

  • A. Đập tan chủ nghĩa phát xít.
  • B. Bảo vệ được nền dân chủ.
  • C. Thành lập chính phủ mới.
  • D. Giành thắng lợi trong tuyển cử.

Câu 14: Cuộc cách mạng nào được đánh giả là sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất trong cao trào cách mạng ở châu Âu những năm 1918 - 1923?

  • A. Cách mạng ở Hung-ga-ri (3 - 1919).
  • B. Cách mạng ở Tiệp Khắc (5 - 1919).
  • C. Cách mạng dân chủ tư sản Đức (11 - 1918).
  • D. Cách mạng dân chủ tư sản ở Pháp (6 - 1919).

Câu 15: Người da đen ở Mỹ phải đối mặt với nạn gì?

  • A. Thất nghiệp.
  • B. Phân biệt chủng tộc
  • C. Bất công xã hội
  • D. Thất nghiệp và bất công xã hội

Câu 16: Từ năm 1925 đến năm 1941, Liên Xô bước vào thời kì:

  • A. Xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết.
  • B. Xây dựng chủ nghĩa xã hội.
  • C. Xây dựng hệ thống chính trị - Nhà nước mới.
  • D. Đấu tranh chống phát xít Đức xâm lược.

Câu 17: Tổng thống Ru-dơ-ven đã làm gì để đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng?

  • A. Thực hiện chính sách mới
  • B. Giải quyết nạn thất nghiệp
  • C. Tổ chức lại sản xuất
  • D. Phục hưng công nghiệp.

Câu 18: Tác dụng to lớn nhất của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đối với cách mạng thế giới là gì?

  • A. Nó mở đường, dẫn lối cho phong trào cách mạng thế giới phát triển.
  • B. Nó tăng thêm sức mạnh cho hệ thống xã hội chủ nghĩa,
  • C. Nó góp phần đánh bại chủ nghĩa thực dân xâm lược.
  • D. Nó tạo điều kiện cho các nước đứng lên giành độc lập dân tộc.

Câu 19: Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ đạt đỉnh cao nhất vào năm nào?

  • A. 1929
  • B. 1932
  • C. 1931
  • D. 1932

Câu 20: Tháng 1/1942, mặt trận Đồng minh thành lập nhằm mục đích gì?

  • A. Chống lại sự tấn công của phát xít Đức ở châu Âu.
  • B. Trả thù sự tấn công của Nhật vào hạm đội Mỹ.
  • C. Đoàn kết và tập hợp các lực lượng trên thế giới để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
  • D. Liên kết giữa khối phát xít và khối các nước đế quốc để chống Liên Xô.

Câu 21: Chiến thắng nào của Đồng minh tạo nên bước ngoặt làm xoay chuyển tình thế chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Chiến thắng Xta-lin-grat ( 2/2/1943)
  • B. Chiến thắng liên quân Anh, Mỹ đổ bộ vào Bắc Pháp ( 6/6/1944)
  • C. Chiến thắng của Liên Xô ở trận Béc-lin ( 9/5/1945)
  • D. Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản ( 6 và 9/ 8/ 1945)

Câu 22: Giai cấp tầng lớp nào đã hướng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở nhiều nước Đông Nam Á theo con đường dân chủ tư sản?

  • A. Tầng lớp trí thức mới
  • B. Tầng lớp trí thức
  • C. Giai cấp tư sản
  • D. Tầng lớp công nhân.
Xem đáp án

=> Kiến thức Bài 23: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945)


  • 60 lượt xem