Trắc nghiệm lịch sử 8 chương 2: Lịch sử thế giới hiện đại (P2)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 chương 2: Lịch sử thế giới hiện đại (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Hoàn cảnh nào cơ bản nhất dẫn đến sự ra đời của Quốc tế cộng sản?
- A. Cao trào cách mạng dâng cao ở các nước thuộc châu Âu dẫn đến sự thành lập các đảng cộng sản ở nhiều nước.
- B. Chính quyền tư sản đàn áp khủng bố phong trào của quần chúng.
- C. Những hoạt động tích cực của Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga.
- D. Quốc tế thứ hai giải tán.
Câu 2: Đâu là thành tựu tiêu biểu về văn hóa - giáo dục của Liên Xô trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội (1925-1941)?
- A. Xóa nạn mù chữ nhưng chưa xây dựng được hệ thống giáo dục thống nhất
- B. Xóa nạn mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học cả nước và phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở thành phố
- C. Xóa nạn mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học ở cả nông thôn và thành phố
- D. Xóa nạn mù chữ, thực hiện phộ cập giáo dục trong cả nước tới bậc trung học cơ sở
Câu 3: Sau chiến tranh thế giới thứ II, kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng là do
- A. Đất nước không bị chiến tranh, xã hội ổn định
- B. Tăng cường lao động và bóc lột công nhân
- C. Có chính sách cải cách kinh tế, xã hội hợp lí
- D. Thu nhiều lợi nhuận từ bán vũ khí và áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất
Câu 4: Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào đối với nền kinh tế Nhật Bản?
- A. Kìm hãm sự phát triển kinh tế Nhật
- B. Biến Nhật Bản thành bãi chiến trường
- C. Thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ
- D. Kinh tế Nhật vẫn giữ mức bình thường như trước chiến tranh
Câu 5: Hình thức đấu tranh cao nhất trong cách mạng tháng Hai năm 1917 là gì?
- A. Tổng bãi công chính trị
- B. Bãi công
- C. Biểu tình
- D. Khởi nghĩa vũ trang.
Câu 6: Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có quy mô như thế nào?
- A. Phong trào nổ ra rầm rộ ở Đông Bắc Á.
- B. Phong trào diễn ra quyết liệt ở Đông Nam Á và Tây Á,
- C. Phong trào có quy mô rộng khắp toàn châu Á.
- D. Phong trào có quy mô mở rộng nổ ra ở Bắc Á, Đông Nam Á và Nam Á.
Câu 7: Nguyên nhân nào là cơ bản nhất thúc đẩy cao trào cách mạng 1918 - 1930 ở châu Âu bùng nổ?
- A. Do hậu quả của chiến tranh làm nền kinh tế các nước châu Âu suy sụp.
- B. Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga 1917.
- C. Để phục hồi, phát triển kinh tế giai cấp thống trị tăng cường bóc lột, đời sống nhân dân cực khổ.
- D. A + B đúng.
Câu 8: Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Sự xuất hiện hai khối đối địch nhau.
- B. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với Liên xô.
- C. Chính sách thỏa hiệp của Anh, Mĩ đối với phát xít.
- D. Tất cả câu trên đều đúng.
Câu 9: Công cuộc công nghiệp hóa ở Liên Xô từ năm 1925 được thực hiện theo đường lối nào?
- A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng
- B. Công nghiệp hóa hiện đại hóa
- C. Ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ
- D. Ưu tiên phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp
Câu 10: Nền văn hoá Xô viết được xây dựng trên cơ sở nào?
- A. Tiếp thu những tinh hoa vãn hoá của nhân loại.
- B. Tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lê-nin và kế thừa tinh hoa di sản văn hoá nhân loại
- C. Bảo tồn giá trị văn hoá của dân tộc Nga.
- D. Phát huy và bảo tồn những giá trị văn hoá của dân tộc Xô viết.
Câu 11: Trong những năm 1926-1927 nhân dân Trung Quốc tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng nhằm:
- A. Đánh đổ các tập đoàn quân phiệt đang chia nhau thống trị Trung Quốc.
- B. Đánh đổ nền thống trị phản động của tập đoàn Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch.
- C. Đánh đổ ách thống trị của triều đình phong kiến Mãn Thanh.
- D. Đánh đổ sự xâu xé của các nước phương Tây.
Câu 12: Thuyết tương đối là phát minh khoa học của nhà bác học nào?
- A. Anh- Xtanh
- B. Mari Quyri
- C. Men-đê-lê-ép
- D. Men- đen
Câu 13: Đến trước cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917, Nga vẫn là một nước?
- A. Quân chủ lập hiến
- B. Quân chủ chuyên chế
- C. Cộng hòa tổng thống
- D. Cộng hòa đại nghị
Câu 14: Trong những năm 1923-1929, Mĩ nắm bao nhiêu phần trăm trữ lượng vàng thế giới?
- A. 40% trữ lượng vàng.
- B. 50% trữ lượng vàng,
- C. 60% trữ lượng vàng.
- D. 70% trữ lượng vàng.
Câu 15: Nét nổi bật của tình hình châu Âu trong những năm 1918-1923 là:
- A. Lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế- chính trị
- B. Kinh tế phát triển nhanh, chính trị bất ổn
- C. Kinh tế suy sụp, chính trị ổn định
- D. Đạt được sự phát triển về mọi mặt
Câu 16: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại của lực lượng nào?
- A. Chủ nghĩa phát xít Đức, Italia, Nhật Bản
- B. Các nước tư bản dân chủ Anh, Pháp, Mĩ
- C. Phe Đồng minh chống phát xít
- D. Chủ nghĩa dân chủ Đức và Nhật Bản
Câu 17: Khối Anh- Pháp- Mĩ và khối phát xít ĐứcItalia- Nhật Bản mâu thuẫn với nhau về vấn đề gì?
- A. Thị trường và thuộc địa
- B. Nhân công, nguồn nguyên liệu
- C. Ý thức hệ
- D. Trình độ phát triển không đồng đều
Câu 18: Điều khoản nào trong chính sách kinh tế mới nhằm phục hồi và phát triển thương nghiệp?
- A. Tư nhân mở các xí nghiệp nhỏ.
- B. Nông dân được sử dụng lương thực thừa
- C. Chế độ thu thuế lương thực.
- D. Tự do buôn bán.
Câu 19: Sự kiện chấm dứt sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
- A. Cuộc bạo động lúa gạo
- B. Khủng hoảng tài chính 1927
- C. Đảng cộng sản Nhật thành lập
- D. Trận động đất ở Tô-ky-ô năm 1923
Câu 20: Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất mà các nước Châu Âu phải gánh chịu là gì?
- A. Các nước thắng trận và bại trận đều bị suy sụp về kinh tế
- B. Xuất hiện một số quốc gia mới
- C. Cao trào cách mạng bùng nổ mạnh mẽ
- D. Sự khủng hoảng về chính trị
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 5: Công xã Pari 1871
- Trắc nghiệm lịch sử 8 chương 1: Lịch sử thế giới cận đại (P4)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 chương 1: Lịch sử thế giới cận đại (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 chương 1: Cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp từ năm 1958 đến cuối thế kỉ XIX (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 học kì II (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 chương 2: Lịch sử thế giới hiện đại (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 31: Ôn tập: Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
- Trắc nghiệm lịch sử 8 học kì I (P4)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
- Trắc nghiệm lịch sử 8 chương 2: Xã hội Việt Nam từ năm 1897-đến năm 1918 (P1)