Trắc nghiệm lịch sử 8 chương 2: Lịch sử thế giới hiện đại (P3)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 chương 2: Lịch sử thế giới hiện đại (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Trong thập niên 20 của thế kỉ XX, nước nào là trung tâm công nghiệp thương mại, tài chính quốc tế?
- A. Nước Đức.
- B. Nước Anh.
- C. Nước Mĩ.
- D. Nước Nhật
Câu 2: Vì sao Nhật thoát khỏi sự xâm lược của tư bản phương Tây?
- A. Vì Nhật có chính sách ngoại giao tốt
- B. Vì Nhật có nền kinh tế phát triển
- C. Vì Nhật tiến hành cải cách tiến bộ
- D. Vì chính quyền phong kiến Nhật mạnh
Câu 3: Người da đen ở Mỹ phải đối mặt với nạn gì?
- A. Thất nghiệp.
- B. Phân biệt chủng tộc
- C. Bất công xã hội
- D. Thất nghiệp và bất công xã hội
Câu 4: Kết quả lớn nhất của cách mạng tháng Hai-1917 là gì?
- A. Chiếm các công sở, bắt các tướng tá Nga hoàng.
- B. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế.
- C. Chính quyền Xô viết được thành lập.
- D. Chính phủ lâm thời tư sản được thành lập.
Câu 5: Kết quả lớn nhất của Cách mạng tháng 11- 1918 ở Đức là gì?
- A. Chế độ quân chủ bị lật đổ, thiết lập chế độ cộng hòa tư sản.
- B. Các Xô viết đại biểu công nhân, binh lính được thành lập.
- C. Thành quả của cách mạng rơi vào tay giai cấp tư sản.
- D. Quần chúng được tập dượt trong đấu tranh
Câu 6: Giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ hai ưu thế thuộc về phe nào?
- A. Ưu thế thuộc về phe Anh, Pháp, Mĩ.
- B. Ưu thế thuộc về phía Liên xô.
- C. Ưu thế thuộc về phe xít Đức, I-ta-li-a, Nhật.
- D. Cả hai bên ở thế cầm cự.
Câu 7: Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô) thành lập vào thời gian nào?
- A. Tháng 12 năm 1921.
- B. Tháng 12 năm 1922
- C. Tháng 12 năm 1923.
- D. Tháng 12 năm 1924.
Câu 8: Vì sao Nhật bản tiến hành xâm lược, bành trướng ra bên ngoài?
- A. Nhật chưa có thuộc địa.
- B. Nhật tham vọng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình.
- C. Nhật thiếu nguyên liệu, nhiên liệu, thiếu thị trường.
- D. Nhật muốn làm bá chủ thế giới.
Câu 9: Nga tham chiến vào chiến tranh thế giới thứ nhất đã đẩy đất nước vào tình trạng gì?
- A. Nạn thất nghiệp tăng nhanh, nạn đói xảy ra trầm trọng
- B. Bị các nước đế quốc thôn tính
- C. Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế
- D. Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội
Câu 10: Sau sự thất bại của ngọn cờ “phò vua cứu nước”, tầng lớp trí thức mới ở Đông Nam Á đã hướng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc theo con đường nào?
- A. Quân chủ lập hiến
- B. Dân chủ tư sản
- C. Chuyên chính vô sản
- D. Xô viết công- nông- binh
Câu 11: Trong tiến trình Chiến tranh thế giới thứ hai, chiến thắng nào của quân Đồng minh tạo nên bước ngoặt làm xoay chuyển tình thế chiến tranh?
- A. Chiến thắng Xta-lin-grát (2-2-1943).
- B. Chiến thắng Liên quân Anh, Mĩ đổ bộ vào Bắc Pháp (6-6-1944).
- C. Chiến thắng của Hồng quân Liên xô trong chiến dịch công phá Béc- lin (9-5-1945)
- D. Mĩ ném bom nguyên tử vào Nhật Bản (ngày 6 và 9-8-1945)
Câu 12: Nguyên nhân cơ bản nhất bắt buộc nước Nga phải tiến hành thực hiện "Chính sách kinh tế mới năm 1921"
- A. Nhiều vùng lâm vào dịch bệnh nạn đói
- B. Sản lượng công nghiệp nông nghiệp bị giảm sút
- C. Chiến tranh đã phá hoại nền kinh tế nặng nề
- D. Sự chống phá của bọn phản cách mạng
Câu 13: Tác dụng lớn nhất của phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc là gì?
- A. Tạo điều kiện cho chủ nghĩa Mác - Lê nin được truyền bá vào Trung Quốc.
- B. Tạo điều kiện cho tư tưởng cách mạng tháng Mười Nga thấm sâu vào Trung Quốc.
- C. Thúc đẩy phong trào công nhân phát triển ở Trung Quốc.
- D. Dẫn đến sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 1921.
Câu 14: Thành tựu của công cuộc xây dựng nền văn hoá Xô Viết được thể hiện ở điểm nào?
- A. Xóa bỏ tình trạng mù chữ và nạn thất học.
- B. Phát triển hệ thống giáo dục quốc dân, văn hoá, nghệ thuật.
- C. Đấu tranh chống các tàn dư tư tưởng của chế độ cũ.
- D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 15: Những biện pháp của “Chính sách kinh tế mới” nhằm thực hiện điều quan trọng nhất đối với nước Nga từ 1921-1941 là gì?
- A. Ổn định đời sống nhân dân.
- B. Vượt qua những khó khăn sau chiến tranh.
- C. Đẩy mạnh sản xuất, phát triển, lưu thông hàng hóa.
- D. Giải quyết hậu quả chiến tranh.
Câu 16: Vì sao xóa nạn mù chữ được coi là nhiệm vụ hàng đầu của việc xây dựng nền văn hóa mới ở Liên Xô?
- A. Tình trạng mù chữ ở nước Nga phổ biến.
- B. Để thay đổi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển.
- C. Tỉ lệ người biết chữ là tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế, văn hoá.
- D. Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 17: Lực lượng chính trị nào giữ vai trò lãnh đạo cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật Bản từ những năm 30 của thế kỉ XX?
- A. Đảng Dân chủ Tự do
- B. Đảng Xã hội
- C. Đảng Dân chủ
- D. Đảng Cộng sản
Câu 18: Sau Cách mạng tháng Hai tình hình nước Nga có điểm gì nổi bật?
- A. Hai chính quyền song song tồn tại.
- B. Chính phủ lâm thời tiếp tục tham gia chiến tranh.
- C. Chính quyền Xô viết tuyên bố nước Nga rút khỏi chiến tranh.
- D. Quần chúng nhân dân phản đối mạnh mẽ chiến tranh.
Câu 19: Nét mới nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
- A. Phong trào nổ ra liên tục, đều khắp.
- B. Sự trưởng thành của giai cấp công nhân, Đảng Cộng sản thành lập ở một số nước và đóng vai trò lãnh đạo.
- C. Đảng Cộng sản thành lập đóng vai trò lãnh đạo.
- D. Phong trào có quy mô rộng lớn nổ ra khắp châu Á.
Câu 20: Sự ra đời của chủ nghĩa phát xít đã đưa đến nguy cơ gì lớn nhất?
- A. Phong trào đấu tranh của nhân dân bị đàn áp
- B. Các quyền tự do, dân chủ của nhân dân bị thủ tiêu
- C. Đảng Cộng sản ở nhiều nước phải ngừng hoạt động
- D. Một cuộc chiến tranh thế giới mới bùng nổ
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 7: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
- Trắc nghiệm lịch sử 8 học kì I (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 28: Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
- Trắc nghiệm lịch sử 8 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 học kì I (P5)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873
- Trắc nghiệm lịch sử 8 học kì II (P3)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 23: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII