Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)
Trong những năm 1918 – 1939, ở các nước tư bản châu Âu nổi lên một số sự kiện: Cao trào cách mạng 1918 – 1923, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 và sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít ở một số nước. Để hiểu chi tiết và cụ thể hơn, mời các bạn cùng đến với bài “ châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh” mà KhoaHoc sẽ giới thiệu ngay dưới đây.
A. Kiến thức trọng tâm
I. Châu Âu trong những năm 1918 – 1929
1. Những nét chung
- Bản đồ thế giới đã thay đổi, xuất hiện một số quốc gia mới: Ba Lan, Tiệp Khắc, Nam Tư, Phần Lan
- Giai đoạn 1918 – 1923:
- Kinh tế: Kể cả nước thắng trận lẫn bại trận đều suy sụp.
- Chính trị: Không ổn định, khủng hoảng ở Đức, Hung – Ga – Ri
- Giai đoạn 1924 – 1929:
- Chính trị: Từng bước ổn định, giai cấp tư sản củng cố được quyền lực.
- Kinh tế: Phục hồi và phát triển nhanh chóng ( từ 1924).
2. Cao trào cách mạng 1918 – 1923. Quốc tế cộng sản thành lập
a. Cao trào cách mạng 1918 – 1923
- Nguyên nhân:
- Do hậu quả của chiến tranh
- Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga
- Diễn biến:
- 1918 nước Đức bị khủng hỏang do bại trận .
- 9-11-1918 tổng bãi công nổ ra ớ Béc lin dẫn đến khởi nghĩa vũ trang ,Xô viết đại biểu được thành lập .
- Tháng 12-1918 đảng Cộng sản Đức thành lập .
- Kết quả : lật đổ nền quân chủ , lập nền cộng hòa tư sản .
- Hạn chế : thành quả cách mạng rơi vào tay tư sản .
b. Quốc tế cộng sản thành lập
- Hoàn cảnh:
- Yêu cầu phải có một tổ chức quốc tế để lãnh đạo phong trào cách mạng.
- Hoạt động tích cực của Lê Nin và Đảng Bôn – sê – vích.
=>2/3/1919 Quốc tế cộng sản được thành lập ở Mát – xcơ – va.
- Hoạt động:
Tiến hành 7 lần đại hội
- Vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn cho từng thời kì.
- Thông qua vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê Nin.
- Vai trò: Thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới.
II. Châu Âu trong những năm 1929 – 1939
1. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) và những hậu quả của nó.
- Nguyên nhân: Hàng hóa sản xuất ồ ạt trong khi sức mua ngày càng ít => hàng hóa thừa dẫn đến khủng hoảng.
- Hậu quả:
- Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước
- Hàng trăm triệu người trong cảnh đói khổ.
- Giải pháp:
- Anh, Pháp…cải cách kinh tế - xã hội để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.
- Đức, Ý và Nhật Bản ở Châu Á phát xít hóa chính quyền.
2. Phòng trào mặt trận nhân dân chống chủ nghía phát xít và chống chiến tranh (1929 – 1939)
- Nguyên nhân: nguy cơ xuất hiện chủ nghĩa phát xít , Quốc tế Cộng sản chỉ đạo thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít .
- Chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức :
- Để thoát khỏi khủng hỏang kinh tế ,Đức phát xít hóa chế độ thống trị .
- Ngày 30-1-1933 đưa Hít le -lãnh tụ Đức Quốc xã lên nắm chính quyền, biến Đức thành lò lửa chiến tranh .
- Đảng Cộng sản kiên quyết đấu tranh nhưng không thành công .
- Chủ nghĩa phát xít thất bại ở Pháp :
- Ngày 6-2-1934 bọn phát xít “Chữ thập lửa” âm mưu lật đổ chính phủ và lập chế độ phát xít .
- Đảng Cộng sản Pháp kịp thời huy động công nhân, các đảng phái đáng bại lực lượng phát xít .
- Tháng 5-1935 Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít thành lập bao gồm Đảng công sản , Đảng xã hội và nhiều đảng phái khác .
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học
Câu 1: Trang 88 sgk lịch sử 8
Qua bảng thống kê trên, em có nhận xét gì về tình hình sản xuất công nghiệp của ba nước Anh, Pháp, Đức.
Câu 2: Trang 89 sgk lịch sử 8
Cách mạng tháng 11-1918 ở Đức có những kết quả và hạn chế gì ?
Câu 3: Trang 89 sgk lịch sử 8
Quốc tế cộng sản được thành lập trong hoàn cảnh nào?
Câu 4: Trang 90 sgk lịch sử 8
Qua sơ đồ (SGK, trang 90) em có nhận xét gì về tình hình sản xuất ở Liên Xô và Anh trong những năm 1929 -1931 ?
Câu 5: Trang 90 sgk lịch sử 8
Nêu tác động của khủng hoảng kinh tế đối với nước Đức.
Câu 6: Trang 92 sgk lịch sử 8
Vì sao nhân dân Pháp đánh bại được chủ nghĩa phát xít ở Pháp ?
Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học
Câu 1: Trang 92 sgk lịch sử 8
Hãy nêu tình hình chung của các nước tư bản châu Âu trong những năm 1918 -1929.
Câu 2: Trang 92 sgk lịch sử 8
Quốc tế cộng sản đã có những đóng góp gì cho phong trào cách mạng thế giới trong những năm 1919 -1943?
Câu 3: Trang 92 sgk lịch sử 8
Trình bày những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đối với các nước tư bản châu Âu ?
Câu 4: Trang 92 sgk lịch sử 8
Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức nhưng lại thất bại ở Pháp?
=> Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
Xem thêm bài viết khác
- Lập bảng thống kê về tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX theo mẫu
- Giải bài 27 khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
- Kinh tế Nhật Bản đã phát triển như thế nào sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
- Đáp án đề 10 kiểm tra học kỳ 2 lịch sử 8
- Hãy nêu tình hình chung của các nước tư bản châu Âu trong những năm 1918 -1929.
- Thực dân đã tiến hành kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì như thế nào?
- Trình bày nội dung chủ yếu của chính sách mới của Ph.Ru-dơ-ven.
- Vì sao giới chủ lại thích sử dụng lao động trẻ em?
- Vì sao các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX lần lượt thất bại?
- Nêu những nhận xét chính về tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam giữa thế kỉ XIX?
- Thái độ của từng giai cấp, tầng lớp đối với cách mạng giải phóng dân tộc như thế nào? Vì sao họ lại có thái độ như vậy?
- Nhân dân Pháp đã hành động như thế nào khi “tổ quốc lâm nguy”? Kết quả ra sao?