Trắc nghiệm lịch sử 8 chương 1: Lịch sử thế giới cận đại (P5)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 chương 1: Lịch sử thế giới cận đại (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Sắt là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất máy móc nên thế kỷ XIX được gọi là
- A. Thế kỉ của máy móc
- B. Thế kỉ động cơ hơi nước
- C. Thế kỷ của sắt
- D. A, B, C đúng
Câu 2: Bản chất của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản từ năm 1868 là:
- A. Cuộc cách mạng tư sản không triệt để
- B. Cuộc cách mạng công nghiệp
- C. Cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
- D. Cuộc cách mạng dân chủ
Câu 3: Điểm hạn chế của Hiến pháp 1787 của Mĩ là:
- A. Thiết lập chế độ cộng hòa liên bang
- B. Chưa giải phóng được toàn bộ đất nước
- C. Quyền lợi kinh tế- chính trị không bao gồm phụ nữ, nô lệ
- D. Có sự thỏa hiệp với các thế lực phong kiến
Câu 4: Mục tiêu chung của các cuộc cách mạng tư sản là :
- A. Lật đổ nền thống trị của giai cấp phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền
- B. Thiết lập chế độ Tư bản chủ nghĩa trên toàn thế giới.
- C. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
- D. Vô sản hóa một bộ phận giai cấp nông dân
Câu 5: Tử nửa sau thế kỉ XIX, các nước Đông Nam Á đứng trước thách thức lịch sử lớn nhất là gì?
- A. Nguy cơ bị thực dân phương Tây xâm lược, biến thành thuộc địa
- B. Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, suy yếu
- C. Mâu thuẫn trong nước gay gắt làm bùng nổ phong trào đấu tranh chống triều đình phong kiến
- D. Tiềm lực quân sự, quốc phòng yếu kém đòi hỏi nguồn vốn lớn để hiện đại hóa
Câu 6: Vì sao cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ được đánh giá là một cuộc cách mạng tư sản ?
- A. Giải quyết những nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản.
- B. Giải quyết nhiệm vụ giải phóng dân tộc khỏi sự thống trị của thực dân?
- C. Nhân dân lao động hoàn toàn được hưởng thành quả của cách mạng.
- D. Thiết lập quyền thống trị của giai cấp tư sản và quý tộc mới.
Câu 7: Năm 1914, Nhật Bản dùng vũ lực để mở rộng khu vực ảnh hưởng của mình ở đâu?
- A. Triều Tiên.
- B. Trung Quốc.
- C. Đông Nam Á.
- D. Việt Nam
Câu 8: Tại sao Công xã Pa-ri được đánh giá là nhà nước kiểu mới?
- A. Công xã do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.
- B. Công xã đã ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân.
- C. Công xã xóa bỏ quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ
- D. Tất cả các đáp án trên đúng
Câu 9: Sự kiện nào đánh dấu nước Nga rút ra khỏi chiến tranh thế giới thứ nhất?
- A. Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ
- B. Hòa ước Brét-li-tốp
- C. Nước Nga Xô Viết được thành lập
- D. Liên minh 14 nước đế quốc bao vây, tấn công Nga
Câu 10: Bản chất của phong trào cách mạng 1905 – 1907 ở Nga là:
- A. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
- B. Cách mạng giải phóng dân tộc.
- C. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
- D. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Câu 11: Chính đảng độc lập đầu tiên của giai cấp vô sản thế giới là tổ chức nào?
- A. Đồng minh những người cộng sản.
- B. Quốc tế thứ nhất.
- C. Quốc tế thứ hai.
- D. Quốc tế thứ ba
Câu 12: Điền đúng (Đ), sai (S) vào các câu sau đây:
A. Trước cánh mạng nông nghiệp Pháp phát triển.
B. Trước cách mạng, Pháp là một nước quân chủ chuyên chế.
C. Tăng lữ và Quý tộc là những đẳng cấp không phải đóng thuế.
D. Tư sản Pháp có quyền lực về kinh tế và chính trị.
E. Tư tưởng Vôn-te thể hiện quyết tâm đánh đổ bọn phong kiến và Tăng lữ.
F. Mông-te-xki-ơ và Rút-xô nói về quyền tự do của con người và việc bảo đảm quyền tự do.
- A. Sai: A, D Đúng: B, C, E, F
- B. Đúng: A, D Sai: B, C, E, F
- C. Sai: A, D, C, F Đúng: B, E
- D. Sai: A, D, B Đúng: C, E, F
Câu 13: Điểm nào sau đây là cơ bản nhất chứng tỏ Cách mạng Tân Hợi (1911) là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để:
- A. Không nêu vấn đề đánh đổ đế quốc và không tích cực chống phong kiến.
- B. Chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến.
- C. Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
- D. Không giải quyết được vấn đề mâu thuẫn của một xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến.
Câu 14: Vai trò của Mác là
- A. Chuẩn bị tổ chức, văn kiện, lãnh đạo đại hội, lập Quốc tế thứ nhất.
- B. Đứng đầu ban lãnh đạo
- C. Đưa quốc tế I chống tư tưởng sai lệch thông qua nghị quyết đúng đắn.
- D. A, B, C đúng
Câu 15: Trong giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1916), Đức đã sử dụng chiến lược gì?
- A. Đánh nhanh thắng nhanh/ đánh chớp nhoáng
- B. Đánh cầm cự, vừa đánh vừa đàm phán
- C. Tiến công thẳng vào các đối thủ thuộc phe Hiệp ước
- D. Đánh lâu dài để gìn giữ lực lượng
Câu 16: Hội đồng Công xã Pa-ri được tập trung trong tay các quyền lực nào?
- A. Quyền hành pháp
- B. Quyền lập pháp
- C. Quyền hành pháp và lập pháp
- D. Quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp.
Câu 17: Sự kiện nào đã châm ngòi cho cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) bùng nổ?
- A. Khởi nghĩa vũ trang ở Vũ Xương (10-10-1911)
- B. Vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn từ chức (2-1912)
- C. Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh (29-12-1911)
- D. Sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt của triều đình Mãn Thanh (9-5-1911)
Câu 18: Vì sao cách mạng công nghiệp ở Anh lại bắt đầu từ ngành công nghiệp nhẹ?
- A. Anh chưa có điều kiện để phát triển công nghiệp nặng.
- B. Đầu tư ít, thu hồi vốn nhanh, thu được nhiều lãi.
- C. Thị trường trong nước và thế giới đang có nhu cầu lớn về các sản phẩm ngành dệt.
- D. Số lượng nhà máy, xưởng dệt nhiều nhất trong các ngành công nghiệp
Câu 19: Vì sao năm 1905 nhân dân Ấn Độ lại tiến hành nhiều cuộc biểu tình rầm rộ?
- A. chống chính quyền thực dân, đòi độc lập cho Ấn Độ.
- B. chống chính sách "chia để trị" của thực dân Anh đối với xứ Ben-gan.
- C. đòi trả lại tự do cho Ti-lắc và các đồng chí của ông.
- D. chống chính sách phân biệt chủng tộc của thực dân Anh.
Câu 20: Chế độ chính trị của Mĩ do hai đảng cầm quyền là :
- A. Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ.
- B. Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ.
- C. Đảng Cộng hoà và Đảng Tự do.
- D. Đảng Tự do và Đảng Dân chủ.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm lịch sử 8 chương 1: Lịch sử thế giới cận đại (P5)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 chương 1: Lịch sử thế giới cận đại (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 22: Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật và văn hóa thế giới nửa đầu thế kỉ XX
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918 - 1939)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 học kì I (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 8: Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX
- Trắc nghiệm lịch sử 8 chương 2: Lịch sử thế giới hiện đại (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 học kì II (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 học kì I (P3)