Trắc nghiệm lịch sử 9 học kì I (P1)

104 lượt xem

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 học kì I (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ý nghĩa then chốt, quan trọng nhất của cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai?

  • A. Tạo ra một khối lượng hàng hoá đồ sộ.
  • B. Đưa loài người chuyển sang nền văn minh trí tuệ.
  • C. Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất.
  • D. Sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng.

Câu 2: Từ 1979 đến cuối những năm 80 của thế kì XX quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN là gì?

  • A. Quan hệ hợp tác song phương.
  • B. Quan hệ đối thoại.
  • C. Quan hệ đối đầu do bất đồng về quan hệ kinh tế.
  • D. Quan hệ đối đầu do vấn đề Cam-pu-chia.

Câu 3: Những năm 1967-1969, sản lượng lương thực của Nhật cung cấp:

  • A. 80% nhu cầu trong nước.
  • B. 70% nhu cầu trong nước.
  • C. 60% nhu cầu trong nước.
  • D. 50% nhu cầu trong nước.

Câu 4: Chỗ dựa chủ yếu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu là:

  • A. Thành quả của cách mạng dân chủ nhân dân (1946 -1949) và nhiệt tình của nhân dân.
  • B. Sự hoạt động và hợp tác của Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV).
  • C. Sự giúp đỡ của Liên Xô.
  • D. Sự hợp tác giữa các nước Đông Âu.

Câu 5: Giai đoạn lịch sử từ sau 1991 đến nay được gọi là thời kì:

  • A. Sau "Chiến tranh lạnh", một trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm.
  • B. Một trật tự thế giới hai cực Xô-Mĩ.
  • C. Một trật tự thế giới đơn cực.
  • D. A, B đúng.

Câu 6: Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Trung Quốc tiến hành trong khoảng thời gian nào?

  • A. 1949-1953
  • B. 1953-1957
  • C. 1957-1961
  • D. 1961-1965

Câu 7: Nội dung "Chiến lược toàn cầu" của Mĩ nhằm mục tiêu cơ bản nào?

  • A. Ngăn chặn, đẩy lùi rồi tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩA.
  • B. Đàn áp phong tráo giải phóng dân tộc, khống chế các nước đồng minh của Mĩ.
  • C. Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.
  • D. A, B, C đúng.

Câu 8: Đến năm 1999 số nước thành viên của Liên minh châu Âu là:

  • A. 14 nước.
  • B. 15 nước
  • C. 16 nước.
  • D. 17 nước.

Câu 9: Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc phong trào giải phóng dân tộc đã nổ ra mạnh mẽ nhất ở các nước nào?

  • A. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào.
  • B. Việt Nam, Mi-an-ma, Lào.
  • C. In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan.
  • D. Phi-lip-pin, Việt Nam, Ma-lai-xi-a.

Câu 10: Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ này còn lẻ tẻ, tự phát nhưng ý thức giai cấp phát triển nhanh chóng. Đó là đặc điểm của phong trào công nhân Việt Nam thời kỳ nào?

  • A. 1919-1924.
  • B. 1919-1925.
  • C. 1919-1926.
  • D. 1919-1927.

Câu 11: Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ La-tinh là ai?

  • A. Chế độ phân biệt chủng tộc.
  • B. Chủ nghĩa thực dân cũ.
  • C. Chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới.
  • D. Giai cấp địa chủ phong kiến.

Câu 12: Trong chính sách thương nghiệp, Pháp đã đánh thuế nặng các hàng hóa nước ngoài vì:

  • A. Tạo sự cạnh tranh giữa hàng hóa các nước nhập vào Đông Dương.
  • B. Cản trở sự xâm nhập của hàng hóa nước ngoài.
  • C. Muốn độc quyền chiếm thị trường Việt Nam và Đông Dương.
  • D. Tạo điều kiện cho thương nghiệp Đông Dương phát triển.

Câu 13: Biến đổi lớn nhất của các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

  • A. Các nước châu Á đã giành độc lập.
  • B. Các nước châu Á đã gia nhập ASEAN.
  • C. Các nước châu Á đã trở thanh trung tâm kinh tế tài chính thể giới.
  • D. Tất cả các câu trên.

Câu 14: Việt Nam gia nhập tổ chức Liên Hợp Quốc vào thời gian nào?

  • A. 8/1977
  • B. 9/1977
  • C. 1/1987
  • D. 11/1987

Câu 15: Những phong trào quốc tế nào đã có vai trò tích cực trong các mối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Phong trào giải phóng dân tộc.
  • B. Phong trào bảo vệ hòa bình thế giới.
  • C. Phong trào không liên kết.
  • D. A, B, C đúng.

Câu 16: Nguyên nhân cơ bản nào làm cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ?

  • A. Các thế lực chống CNXH trong và ngoài nước chống phá.
  • B. Chậm sửa chữa những sai lầm.
  • C. Nhà nước nhân dân Xô viết, nhận thấy CNXH không tiến bộ nên muốn thay đổi chế độ.
  • D. Xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội không phù hợp.

Câu 17: Hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật được kí kết nhằm mục đích gì?

  • A. Hình thành một liên minh Mĩ-Nhật chống lại các nước XHCN và phong trào giải phóng dân tộc vùng Viễn Đông.
  • B. Nhật Bản trở thành căn cứ chiến lược của Mĩ.
  • C. Nhật Bản muốn lợi dụng vốn kĩ thuật của Mĩ để phát triển kinh tế.
  • D. Tạo thế cân bằng giữa Mĩ và Nhật.

Câu 18: Ai Cập tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Ai Cập vào năm nào?

  • A. 1951
  • B. 1952
  • C. 1953
  • D. 1954

Câu 19: Cộng hòa Dân chủ Đức sát nhập vào CHLB Đức vào thời gian nào?

  • A. 03/09/1990.
  • B. 03/10/1990.
  • C. 03/11/1990.
  • D. 03/12/1990.

Câu 20: Tổ chức Hiệp ước Phòng thủ Vác- sa-va mang tính chất:

  • A. Một tổ chức kinh tế của các nước XHCN ở châu Âu
  • B. Một tổ chức liên minh phòng thủ về quân sự của các nước XHCN ở châu Âu.
  • C. Một tô chức liên minh chính trị của các nước XHCN ở châu Âu.
  • D. Một tổ chức liên minh phòng thủ về chính trị và quân sự của các nước XHCN ở châu Âu.

Câu 21: Theo sự thỏa thuận của Hội nghị cấp cao Anh, Mĩ, Liên Xô tại I- an-ta (từ 4-12/4/1945), Việt Nam thuộc phạm vi ảnh hưởng của nước nào?.

  • A. Các nước phương Tây
  • B. Pháp
  • C. Liên Xô
  • D. Mĩ

Câu 22: Giữa những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình Đông Nam Á diễn ra như thế nào?

  • A. Ngày càng trở nên căng thẳng.
  • B. Ngày càng phát triển phồn thịnh.
  • C. Ổn định.
  • D. ổn định và phát triển.

Câu 23: Nguyên nhân nào không tạo điều kiện cho nền kinh tế Mĩ phát triển trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Không bị chiến tranh tàn phá.
  • B. Được yên ổn sản xuất và bán vũ khí cho các nước tham chiến.
  • C. Tập trung sản xuất và tư bản cao.
  • D. Tiến hành chiến tranh xâm lược vả nô dịch các nước.

Câu 24: Thành tựu nào quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được sau chiến tranh?

  • A. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
  • B. Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất.
  • C. Năm 1961, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái.
  • D. Đến thập kỉ 60 (thế kỉ XX), Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ).

Câu 25: Từ những năm 60 của thế kỉ XX đến nay, Mĩ đã thực hiện chính sách cấm vận kinh tế đối với nước nào?

  • A. Mê-hi-cô
  • B. Cu Ba
  • C. Chi-lê
  • D. Vê-nê-du-ê-la

Câu 26: Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của người dân da đen ở Nam Phi là ai?

  • A. Chủ nghĩa A-pác-thai.
  • B. Chủ nghĩa thực dân mới.
  • C. Chủ nghĩa thực dân cũ.
  • D. Chủ nghĩa thực dân cũ và mới.

Câu 27: Phát minh khoa học trong lĩnh vực nào góp phần quan trọng trong việc sản xuất ra những công cụ mới, vật liệu mới, nguồn năng lượng mới?

  • A. Vật lí học.
  • B. Toán học.
  • C. Hóa học.
  • D. Sinh học.

Câu 28: Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc mang tính chất gì?

  • A. Một cuộc cách mạng tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo.
  • B. Một cuộc cách mạng vô sản do giai cấp vô sản lãnh đạo.
  • C. Một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
  • D. Một cuộc nội chiến.

Câu 29: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai Nhật Bản đã gặp khó khăn gì lớn nhất?

  • A. Bị mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề.
  • B. Bị các nước đế quốc bao vây kinh tế.
  • C. Nạn thất nghiệp, thiếu lương thực, thực phẩm.
  • D. Bị quân đội Mĩ chiếm đóng theo chế độ quân quản.

Câu 30: Đầu năm 1945, những vấn đề cần giải quyết trong phe Đồng minh là gì?

  • A. Tổ chức trật tự thế giới sau chiến tranh.
  • B. Phân chia khu vực chiếm đóng, phạm vi ảnh hưởng của các nước.
  • C. Thực hiện chế độ quân quản ở các nước phát xít bại trận.
  • D. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

Câu 31: Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70 thế kỉ XX là gì?

  • A. Muốn làm bạn với tất cả các nước.
  • B. Chỉ quan hệ với các nước lớn.
  • C. Hòa bình và tích cực ủng hộ cách mạng thế giới.
  • D. Chỉ làm bạn với các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 32: Tổng thống Mĩ sang thăm Việt Nam đầu tiên vào năm nào?

  • A. 1990
  • B. 1991
  • C. 1992
  • D. 1993

Câu 33: Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp bắt đầu vào năm nào?

  • A. 1914
  • B. 1919
  • C. 1918
  • D. 1920

Câu 34: Đường lối đổi mới trong chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc có đặc điểm gì?

  • A. Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm.
  • B. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
  • C. Lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trọng tâm.
  • D. Lấy phát triển văn hóa làm trọng tâm.

Câu 35: Chủ nghĩa A-pác-thai bị xoá bỏ tại đâu?

  • A. Nam Phi.
  • B. Mĩ La-tinh.
  • C. Trung Đông.
  • D. Châu Phi.

Câu 36: Thời gian tiến hành công cuộc "cải tổ" của Liên Xô kéo dài trong bao lâu?

  • A. 4 năm (1985-1989).
  • B. 5 năm (1985-1990).
  • C. 6 năm (1985-1991).
  • D. 7 năm (1985-1992).

Câu 37: Sau khi nước Đức phát xít đầu hàng, 4 nước nào sau đây đã phân chia lãnh thổ nước Đức thành 4 khu vực để chiếm đóng và kiểm soát?

  • A. Mĩ, Anh, Pháp, Nhật.
  • B. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp.
  • C. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc, Nhật Bản.
  • D. Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ, Anh.

Câu 38: Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành:

  • A. Một khu vực phồn thịnh.
  • B. Một khu vực ổn định và phát triển.
  • C. Một khu vực mậu dịch tự do.
  • D. Một khu vực hòa bình.

Câu 39: Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ 2 được khởi đầu ở nước nào?

  • A. Mĩ
  • B. Nhật
  • C. Anh
  • D. Liên Xô

Câu 40: Ai là lãnh tụ phong trào 26/7/1953 của cách mạng Cu Ba?

  • A. Chê Ghê -va- na
  • B. Phi-đen Cax-tơ-rô
  • C. Ra-un Cax-tơ-rô
  • D. A-gien-đê
Xem đáp án
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội