Đề ôn thi trắc nghiệm môn lịch sử 9 lên 10 (đề 5)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Đề ôn thi trắc nghiệm môn lịch sử 9 lên 10 (đề 5). Học sinh luyện đề bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, các em click vào "xem đáp án" để biết được số lượng đáp án đúng của mình.

Câu 1: Năm 1960, có bao nhiêu nước châu Phi tuyên bố độc lập?

  • A. 15
  • B. 16
  • C. 17
  • D. 18

Câu 2: Sự phát triển kinh tế của Mĩ - Tây Âu - Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là do nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây?

  • A. Chi phí cho quốc phòng thấp.
  • B. Áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.
  • C. Yếu tố con người được coi là vốn quý nhất.
  • D. Do lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú.

Câu 3: Kì họp thứ I Quốc hội khoá VI đã có những quyết định nào liên quan đến việc thống nhất đất nước về mặt Nhà nước?

  • A. Quyết định tên nước, xác định Hà Nội là thủ đô của cả nước, bầu các cơ quan lãnh đạo cao nhất của cả nước.
  • B. Quy định Quốc huy mang dòng chữ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • C. Đôi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh.
  • D. Quyết định thành lập các cấp chính quyền ở địa phương.

Câu 4: Chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai tồn tại ở Nam Phi trong thời gian bao lâu?

  • A. Hơn 50 năm.
  • B. Hơn một thế kỉ.
  • C. Hơn hai thế kỉ.
  • D. Hơn ba thế kỉ.

Câu 5: Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 06/01/1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sau Cách mạng tháng Tám đã để lại bài học kinh nghiệm nào dưới đây?

  • A. Phát huy sức mạnh làm chủ đất nước của nhân dân.
  • B. Phân hoá, cô lập kẻ thù.
  • C. Mềm dẻo trong sách lược đấu tranh.
  • D. Nhân nhượng có giới hạn, có nguyên tắc.

Câu 6: Sự kiện nào dưới đây gắn với tên tuổi của Nen-Xơn Man-đê- la?

  • A. Chiến sĩ nổi tiếng chống ách thống trị của bọn thực dân.
  • B. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở An-giê-ri.
  • C. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Ăng-gô-la.
  • D. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.

Câu 7: Theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1944 đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập với ý nghĩa

  • A. chỉ huấn luyện quân sự
  • B. chính trị trọng hơn quân sự.
  • C. chỉ tuyên truyền chính trị
  • D. quân sự trọng hơn chính trị

Câu 8: Mĩ trở thành trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới vào khoảng thời gian nào?

  • A. Từ năm 1945 đến 1975.
  • B. Từ năm 1950 đến 1980.
  • C. Từ năm 1918 đến 1945.
  • D. Từ năm 1945 đến 1950.

Câu 9: Việt Nam đã và đang vận dụng nguyên tắc cơ bản nào của Liên hợp quốc để đối phó với vấn đề phức tạp ở Biên Động hiện nay?

  • A. giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình
  • B. bình đẳng chủ quyền giữa quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc
  • C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì quốc gia nào
  • D. Chung sống hòa bình và đảm bảo sự nhất trí giữa 5 nước lớn

Câu 10: Nhân vật nào không có mặt tại hội nghị I-an-ta?

  • A. Ru-dơ-ven
  • B. Đờ Gôn
  • C. Xta-lin
  • D. Sớc-sin

Câu 11: Chính sách của các nước tư bản Tây Âu đối với hệ thống thuộc địa cũ của mình trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

  • A. viện trợ cho các thuộc địa.
  • B. trở lại xâm chiếm các thuộc địa.
  • C. bồi thường cho các thuộc địa.
  • D. thiệt lập quan hệ ngoại giao bình đẳng với các thuộc địa.

Câu 12: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam Kì sau Hiệp ước 1862 là

  • A. khởi nghĩa Trương Định.
  • B. khởi nghĩa Phan Tôn, Phan Liêm.
  • C. khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực.
  • D. khởi nghĩa Trương Quyền.

Câu 13: Việt Nam gia nhập tổ chức Liên Hợp Quốc vào thời gian nào?

  • A. 8/1977
  • B. 9/1977
  • C. 1/1987
  • D. 11/1987

Câu 14: Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đên năm 1225 có vai trò với cách mạng Việt Nam là

  • A. chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho sự thành lập Đảng.
  • B. thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên - tiền thân của Đảng.
  • C. chuẩn bị về tư tưởng cho sự thành lập Đảng.
  • D. làm thất bại khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thê kỉ XX

Câu 15: Tư tưởng yêu chuộng hoà bình của dân tộc Việt Nam được thể hiện rõ nhất trong thời gian từ ngày 02/9/1945 đến ngày 19/ 12/1946 là

  • A. nhân nhượng với Trung Hoa Dân quốc, yêu cầu Pháp chấp hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.
  • B. không chấp nhận tối hậu thư của Pháp, quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc.
  • C. hoà với Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc, đánh Pháp ở miền Nam.
  • D. hoà với Trung Hoa Dân quốc, kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ 06/3 và Tạm ước 14/9.

Câu 16: Yếu tố nào dưới đây có vai trò quyết định đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Sự trưởng thành vượt bậc của các lực lượng cách mạng ở châu Phi.
  • B. Sự suy yếu của các nước đế quộc Anh, Pháp.
  • C. Thất bại của chủ nghĩa phát xít.
  • D. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á

Câu 17: Sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển với trọng điểm là lĩnh vực nào?

  • A. Chính trị
  • B. Kinh tế
  • C. Văn hóa
  • D. Quân sự

Câu 18: Nét độc đáo về hình thức khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là

  • A. tổng khởi nghĩa giành chính quyền toàn quốc.
  • B. đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Chiến tranh cách mạng.
  • C. khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng bộ phận.
  • D. đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng tiến công

Câu 19: Sự kiện chấm dứt hoàn toàn thời kì khủng hoảng về đường lối cứu nước của Cách mạng Việt Nam là:

  • A. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào đầu năm 1930
  • B. Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo luận cương của V.I.Lê nin
  • C. Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
  • D. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp

Câu 20: Trong những năm 1953 - 1954, tình đoàn kết chiến đấu chống Pháp của quân, dân hai nước Lào và Việt Nam được thê hiện qua việc

  • A. Việt Nam là hậu phương, đóng vai trò cung cấp nhân, vật, lực cho Lào.
  • B. Lào là hậu phương, đóng vai trò cung cấp nhân, vật, lực cho Việt Nam.
  • C. quân dân hai nước phối hợp mở nhiều chiến dịch, giành được nhiều thắng lợi to lớn.
  • D. Việt Nam đưa quân tình nguyện sang giúp nhân dân Lào kháng chiến chống Pháp.

Câu 21: Tân Việt cách mạng Đảng thành lập vào thời gian nào?

  • A. 11/1925
  • B. 6/1926
  • C. Đầu 1928
  • D. 7/1928

Câu 22: Thắng lợi lớn nhất mà ta đạt được trong Hiệp định Giơ-ne-vơ nắm 1954 về Đông Dương là

  • A. miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
  • B. các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hoà bình trên toàn Đông Dương.
  • C. các nước tham dự Hội nghị Giơ-ne-vơ cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ba nước Đông Dương.
  • D. đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của thực dân Pháp.

Câu 23: Yếu tố cơ bản nhất của thế giới tác động đến chủ trương đổi mới đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986) là gì?

  • A. Công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978.
  • B. Xu thế hoà hoãn Đông - Tây từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX.
  • C. Sự vươn lên mạnh mẽ về kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản.
  • D. Tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hoá.

Câu 24: Mục tiêu đấu tranh của Việt Nam Quốc dân Đảng là gì?

  • A. Đánh đuổi thực dân Pháp, xoá bỏ ngôi vua
  • B. Đánh đuổi thực dân Pháp, thiết lập dân quyền.
  • C. Đánh đuổi thực dân Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.
  • D. Đánh đuổi thực dân Pháp, lập nên nước Việt Nam độc lập.

Câu 25: Sự kiện nào dưới đây được coi là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên, có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam?

  • A. Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
  • B. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
  • C. Hội nghị lần 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp.
  • D. Cách mạng tháng Tám thành công.

Câu 26: Sự kiện nào dưới đây là tín hiệu tiến công, báo hiệu cuộc kháng chiến toàn quốc chông thực dân Pháp bùng nổ?

  • A. Khoảng 20 giờ ngày 19/12/1946, công nhân nhà máy điện Yên Phụ phá máy, Hà Nội chìm trong bóng tối.
  • B. Ngày 18/12/1946, Pháp gửi tôi hậu thư gián tiếp yêu cầu ta đầu hàng.
  • C. Ngày 12/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.
  • D. Ngày 18 và ngày 19/12/1946, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp phát động cả nước kháng chiến.

Câu 27: Cuộc tiến công Việt Bắc của địch 1947 diễn ra trong mấy ngày?

  • A. 55 ngày đêm.
  • B. 65 ngày đêm.
  • C. 75 ngày đêm.
  • D. 85 ngày đêm.

Câu 28: Sự kiện nào đưới đây đánh dấu Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đã thắng lợi hoàn toàn?

  • A. Vua Bảo Đại thoái vị, trao ấn tín cho cách mạng (30/8/1945)
  • B. Cải tổ Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam thành Chính phủ lâm thời (28/8/2945)
  • C. Giành chính quyền ở Hà Nội (19/8/1945)
  • D. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (02/9/1945)

Câu 29: Kết quả lớn nhất của quân và dân ta đạt được trong chiến dịch Việt Bắc là gì?

  • A. Là mốc khởi đầu sự thay đổi trong so sánh lực lượng cỏ lợi cho cuộc kháng chiến của ta.
  • B. Bộ đội của ta được trường thành lên trong chiến đấu.
  • C. Loại khỏi vòng chiến đấu 6000 tên địch.
  • D. Bảo vệ được căn cứ địa Việt Bắc làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” buộc địch phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.

Câu 30: Yếu tố quyết định nhất để Đảng, Chính phủ ta phát động kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp là:

  • A. thực dân Pháp tấn công ta nhiều nơi ở Hà Nội
  • B. thực dân Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu
  • C. điều kiện đấu tranh chính trị, ngoại giao với Pháp không còn nữa.
  • D. thực dân Pháp bội ước, tấn công ta ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Bắc Bộ.

Câu 31: Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào thời điểm nào?

  • A. Sáng 19/12/1946.
  • B. Trưa 19/12/1946.
  • C. Chiều 19/12/1946.
  • D. Tối 19/12/1946.

Câu 32: Số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) nơi diễn ra sự kiện nào?

  • A. Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời
  • B. Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
  • C. Thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng
  • D. Thành lập An Nam Cộng sản Đảng

Câu 33: Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chiến chống thực dân Pháp của ta là gì?

  • A. Thần tốc, táo bạo,táo bạo hơn nữa.
  • B. Toàn dân, toàn diện, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
  • C. Táo bạo, chớp thời cơ nhanh chóng, tự lực cánh sinh.
  • D. Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

Câu 34: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp giữa các yếu tố nào?

  • A. Chủ nghĩa Mác – Lê-nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, phong trào yêu nước.
  • B. Chủ nghĩa Mác – Lê-nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Phong trào công nhân.
  • C. Chủ nghĩa Mác – Lê-nin, Phong trào công nhân, phong trào yêu nước.
  • D. Phong trào công nhân, phong trào yêu nước.

Câu 35: Điểm nổi bật của phong trào cách mạng 1930 – 1931 là gì?

  • A. Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang.
  • B. Hình thành liên minh công nông và thành lập chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh.
  • C. Sử dụng bạo lực cách mạng để giành chính quyền.
  • D. Giáng đòn quyết định vào bọn thực dân phong kiến.

Câu 36: Đảng ta đã xây dựng mặt trận nào trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước?

  • A. Mặt trận Liên Việt.
  • B. Mặt trận Việt Minh.
  • C. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
  • D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Câu 37: Mĩ đã hai lần tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, vậy 2 lần đó nằm trong các chiến lược chiến tranh nào?

  • A. Chiến tranh đặc biệt và chiến tranh Việt Nam hóa.
  • B. Chiến tranh đơn phương và chiến tranh cục bộ.
  • C. Chiến tranh cục bộ và chiến tranh Việt Nam hóa.
  • D. Chiến tranh cục bộ và chiến tranh đặc biệt.

Câu 38: Nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của các mạng Việt Nam là:

  • A. Tinh thần yêu nước của nhân dân.
  • B. Nền kinh tế phát.
  • C. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • D. Sự ủng hộ của bạn bè quốc tế.

Câu 39: Mục tiêu của địch trong mùa khô (1965 - 1966) là gì?

  • A. Đánh vào vùng giải phóng của ta.
  • B. Tiêu diệt lực lượng du kích của ta
  • C. Đánh bại chủ lực quân giải phóng của ta.
  • D. a và b đúng

Câu 40: Chiến thắng nào của quân dân miền Nam trong giai đoạn 1965-1968 tác động mạnh nhất đến nhân dân Mĩ?

  • A. Trận Vạn Trường (18/8/1965).
  • B. Chiến thắng mùa khô (1965-1966).
  • C. Chiến thắng mùa khô (1966-1967).
  • D. Cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân (1968).
Xem đáp án
  • 7 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021