Trắc nghiệm Ngữ văn 10: bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ Ngữ văn lớp 10

346 lượt xem

Trắc nghiệm bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Trắc nghiệm Ngữ văn 10: bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Gồm câu hỏi trắc nghiệm bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Những tư tưởng nào dưới đây được thể hiện trong tác phẩm chinh phụ ngâm?

  • A. Oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa
  • B. Khao khát tình yêu, hạnh phúc lứa đôi
  • C. Ca ngợi sự đảm đang chung thủy của người chinh phụ
  • D. Cả A và B
  • E. Cả B và C

Câu 2: Tác phẩm “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn được viết theo thể loại nào?

  • A. Thơ tự sự
  • B. Thơ trữ tình
  • C. Truyện thơ
  • D. Tuỳ bút

Câu 3: Bản dịch “Chinh Phụ Ngâm” của Đoàn Thị Điểm được viết theo thể thơ nào?

  • A. Thất ngôn bát cú Đường luật
  • B. Song thất lục bát
  • C. Lục bát
  • D. Lục bát biến thể

Câu 4: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ là gì?

  • A. Nỗi nhớ thương chồng mà bất lực
  • B. Nỗi oán hờn khi phải xa chồng
  • C. Tình cảnh lẻ loi, cô đơn khao khát hạnh phúc
  • D. Sự chán nản tuyệt vọng trong nỗi cô đơn

Câu 5: Các câu thơ sau:

Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,

Ngồi rèm thưa ru thác đòi phen.

Ngoài rèm thưa thước chẳng mách tin,

Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?

Có thể được hiểu là:

  • A. Hành động đi đi lại lại trong hiên vắng của người chinh phụ
  • B. Hành động rủ rèm, cuốn rèm của người chinh phụ
  • C. Trạng thái mệt mỏi của chinh phủ tong cảnh đợi chờ người chồng xa cách biền biệt
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 6: Đặng Trần Côn đã từng sáng tác những thể loại gì?

  • A. Ngâm khúc (Chinh phụ ngâm, chữ Hán)
  • B. Thơ ( chữ Hán)
  • C. Phú (chữ Hán)
  • D. Ngâm khúc, thơ, phú (chữ Hán)

Câu 7: Dòng nào dưới đây nhận xét không đúng về Chinh phụ ngâm?

  • A. Cảm động trước nỗi đau của con người, nhất là của những người vợ lính trong chiến tranh là động lực để Đặng Trần Côn viết nên khúc ngâm xuất sắc này.
  • B. Khúc ngâm nói lên sự oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa.
  • C. Khúc ngâm thể hiện tâm trạng khát khao tình yêu, hạnh phúc lứa đôi.
  • D. Khúc ngâm được viết theo thể thơ lục bát.

Câu 8: Hoa đèn kia với bóng người khá thương dùng với hình ảnh đối chiếu như vậy, người đọc cảm nhận đầy đủ, thấm thía hơn điều gì? Nhận định nào sau đây không đúng?

  • A. Người lẻ loi, nhạy cảm với nổi buồn cô lẻ của ngoại vật và của chính mình.
  • B. Niềm đồng cảm với mọi số phận lẻ loi, mọi cảnh sống lay lắt và linh cảm về tình cảnh héo hắt, lụi tàn tuổi xuân của người chinh phụ.
  • C. Lòng tự thương, tự xót, tự đau của người chinh phụ
  • D. Lòng nhân ái sâu sắc của nhân vật và của tác giả

Câu 9: Dòng nào dưới đây nói không đúng về tiểu sử Đoàn Thị Điểm?

  • A. Sinh năm 1705, mất năm 1748, quê ở Kinh Bắc.
  • B. Hiệu là Hồng Hà, cũng là tác giả của Truyền kì tân phản.
  • C. Sống cùng thời với tác giả Đặng Trần Côn.
  • D. Có duyên phận hẩm hiu.

Câu 10: Ý nào dưới đây khái quát chính xác nhất về tình cảnh- tâm trạng của chinh phụ trong đoạn trích " Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ"?

  • A. Tình cảnh - tâm trạng lẻ loi, buồn nhớ, khát khao.
  • B. Tình cảnh - tâm trạng xa cách nhớ thương.
  • C. Tình cảnh - tâm trạng mòn mỏi mong chờ.
  • D. Tình cảnh - tâm trạng côi cút bi thương, oai oán.

Xem đáp án

=> Kiến thức Soạn văn 10 tập 2 bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ trang 86 sgk

Trắc nghiệm Ngữ văn 10: bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em nắm chắc bài, qua đó chuẩn bị tốt cho các bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tốt

Cập nhật: 04/03/2022
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội