Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:
[...] Cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. Nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận đầy hoa thơm, sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là nếu lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn giông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mỏng manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.
(Theo A.L. Ghéc - xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 1997)
Câu 1: Vấn đề nào bị bác bỏ trong đoạn trích trên?
- A. Quan điểm chỉ sống cho bản thân.
- B. Quan điểm sống vì mọi người
- C. Quan điểm sống cho mình và người thân là đủ
Câu 2: Quan niệm nào được tác giả chỉ ra ở đây là gì?
- A. Cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa.
- B. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mỏng manh như thế.
- C. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước
- D. Nhưng hễ có một cơn giông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào.
Câu 3: Nhận xét nào sau đây không đúng với đoạn trích trên?
- A. Tác giả đã sử dụng hình tượng mang tính đối lập (mảnh vườn rào kín - đại dương mênh mông) để tính chất bác bỏ được quyết liệt hơn.
- B. Diễn đạt của đoạn trích rõ ràng, rành mạch.
- C. Từ ngữ giản dị; phối hợp câu tường thuật với câu miêu tả giúp đoạn văn trở lên sinh động , có sức thuyết phục cao.
- D. Đoạn trích chưa thể hiện được lập luận bác bỏ cần thể hiện, ý chưa rõ ràng, còn bị trùng lặp.
Đọc đề bài sai và trả lời câu hỏi: Có quan niệm cho rằng: "Thanh niên, học sinh thời nay phải biết nhuộm tóc, hút thuốc lá, uống rượu, vào các vũ trường...thế mới là cách sống "sành điệu" của tuổi trẻ thời hội nhập." Anh/chị hãy lập dàn ý và viêt bài văn nghị luận bác bỏ quan niệm trên.
Câu 4: Quan niệm nào là quan niệm bị bác bỏ?
- A. Thanh niên, học sinh thời nay phải biết nhuộm tóc, hút thuốc lá, uống rượu, vào các vũ trường...thế mới là cách sống "sành điệu" của tuổi trẻ thời hội nhập.
- B. Thanh niên, học sinh thời nay vẫn phải giữ nếp sống của cha ông thời xưa để lại.
- C. Thanh niên, học sinh thời nay nhuộm tóc, hút thuốc lá, uống rượu, vào các vũ trường...thế là biểu hiện của sự hư hỏng
Câu 5: Những luận điểm nào sau đây nên có trong lập luận bác bỏ?
- A. Thừa nhận đây là một lối sống đang tồn tại trong một bộ phận giới trẻ.
- B. Bác bỏ lối sống như trên là tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến giới trẻ.
- C. Nêu quan niệm sống đúng đắn của bản thân: học tập tích lũy kiến thức, sống khoa học, tiếp thu thông tin có chọn lọc.
- D. Tất cả các ý trên
Câu 6: Những luận cứ nào không phù hợp với nội dung đề bài?
- A. Câu ca dao "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng" dạy ta phải biết đùm bọc, san sẻ với nhau.
- B. Tấm gương học tập và làm theo Hồ Chủ tịch.
- C. Những tấm gương học tốt và đạt được nhiều thành tựu trong cuộc sống
- D. Những tấm gương có tài nhưng sống buông thả bản thân, đánh mất tương lai tươi sáng.
Đọc đề bài và trả lời câu hỏi
Một số bạn trẻ hiện nay cho rằng: Chỉ có tiền tài và địa vị mới có được hạnh phúc. Nêu ý kiến của anh/chị về quan niệm này.
Câu 7: Với đề bài trên, có thể dùng thao tác lập luận nào để viết bài văn?
- A. Thao tác lập luận so sánh
- B. Thao tác lập luận bình luận
- C. Thao tác lập luận phân tích
- D. Thao tác lập luận bác bỏ
Câu 8: Các luận điểm nào phù hợp với nội dung đề bài?
- A. Chỉ ra quan niệm sai lầm về chỉ có địa vị và tiền tài mới đem lại hạnh phúc
- B. Hạnh phúc có thể đến từ nhiều điều giản dị trong cuộc sống
- C. Liên hệ với mọi số quan điểm về hạnh phúc của các nhà nghiên cứu ở Việt Nam cũng như trên thế giới
- D. Tất cả các ý kiến trên
Câu 9: Luận cứ nào sau đây phù hợp với nội dung đề bài?
- A. Ý kiến của nhà văn Anh Thác Cờ-rây từng nói: “Tiền bạc không phải là vạn năng. Nó có thế mua được nhà cửa, nhưng không mua được gia đình. Nó có thể mua được cánh hầu, nhưng không mua được tình bạn...”
- B. Các Mác nói: "Hạnh phúc là đấu tranh”
- C. Một bộ phận giới trẻ khác lại cho rằng hạnh phúc là được sẻ chia, yêu thương, được cống hiến và thụ hưởng một cách hợp lí.
- D. Tất cả các ý kiến trên
Đọc đề bài sau và trả lời câu hỏi:
Vừa qua, trong chương trình giao lưu cùng học sinh của báo Hoa học trò về chủ đề "Tình yêu trong sáng" thì có một ý kiến của một bạn cho rằng: "Tình yêu tuổi học trò tuyệt đối là không nên, cần ngăn cấm vì nó gây nhiều hậu quả tác động xấu tới các bạn học sinh." Theo em ý kiến đó đúng hay sai? E có đồng tình hay phản đối?
Câu 10: Với đề bài trên, có thể sử dụng thao tác lập luận phản bác để viết bài văn không?
- A. Có
- B. Không
Câu 11: Nếu có thể dùng thao tác lập luận phản bác thì những luận điểm nào là phù hợp để viết bài văn?
- A. Tình yêu không phân biệt tuổi tác
- B. Tình yêu tuổi học trò là những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi mới lớn, là sự phát triển tự nhiên của con người.
- C. Cả A và B đều đúng
- D. Chỉ có B là phù hợp, A không phù hợp
Câu 12: Luận cứ nào không phù hợp với nội dung đề bài
- A. Lấy ví dụ về những tình yêu thực tế trong cuộc sống
- B. Tình yêu cần sự bền vững từ kinh tế.
- C. Chỉ nên yêu khi đã học xong đại học
Đọc đề bài sau và trả lời câu hỏi:
Ý kiến 1: Muốn học giỏi môn Ngữ văn chỉ cần đọc nhiều sách, học thuộc nhiều văn thơ.
Ý kiến 2: Không cần đọc nhiều sách, không cần học thuộc nhiều thơ văn, chỉ cần luyện nhiều về tư duy, về cách nói, cách viết là có thể học giỏi môn Ngữ văn.
Anh (chị) hãy bác bỏ một trong hai quan điểm về kinh nghiệm học môn Ngữ văn, rồi đề xuất một vài kinh nghiệm học Ngữ văn tốt nhất.
Câu 13: Cách bác bỏ ý kiến ở đề bài trên?
- A. Chỉ ra nguyên nhân: quan niệm bắt nguồn từ suy nghĩ và thái độ học tập phiến diện, đơn giản của học sinh.
- B. Tác hại của cả hai suy nghĩ ý kiến trên
- C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 14: Đề xuất nào sau đây phù hợp với nội dung đề bài?
- A. Chăm chú nghe giảng, để hiểu bài ngay tại lớp.
- B. Đọc nhiều sách để có vốn từ phong phú hơn.
- C. Học thuộc các ý thơ và ghi nhớ kĩ nội dung các văn bản để khi viết văn có dẫn chứng cụ thể.
- D. Tất cả các ý kiến trên đều đúng
=> Kiến thức Soạn văn 11 bài: Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ trang 31 sgk
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Vịnh khoa thi hương
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Vội vàng (P1)
- Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo)
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Lưu biệt khi xuất dương (P2)
- Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Thực hành về thành ngữ, điển cố
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Tôi yêu em
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát
- Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Thao tác lập luận bác bỏ
- Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
- Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Từ ấy
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Đây thôn Vĩ Dạ (P2)