Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Liên kết trong văn bản
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Liên kết trong văn bản. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Dòng nào nói đúng nhất về liên kết trong văn bản?
- A. Chỉ có các phương tiện liên kết của ngôn ngữ mới có thể làm nhiệm vụ liên kết.
- B. Người ta liên kết các câu bằng mối liên quan của nội dung mà chúng thể hiện, và cũng có thể dùng các phương tiện liên kết của ngôn ngữ để liên kết.
- C. Không bao giờ cần các phương tiện ngôn ngữ khi liên kết các câu văn trong văn bản.
- D. Các dấu câu là phương tiện liên kết chủ yếu.
Câu 2: Đọc đoạn văn sau và nhận xét về tính liên kết của nó
Đêm nay trăng sáng. Ánh trăng tràn xuống mặt đường, len lỏi trong những ngỏ nhỏ . Những con ngõ tối om, chẳng có một bóng người. Mọi người làm việc quần quật từ sáng đến tối mà chẳng mở lời than phiền.
- A. Đoạn văn có liên kết
- B. Đoạn văn không có sự liên kết vì mỗi câu văn diễn đạt một nội dung khác nhau
- C. Đoạn văn không có sự liên kết bởi ý đồ của người viết là như vậy
- D. Đoạn văn không có sự liên kết do không tìm thấy các phương tiện liên kết
câu 3: Liên kết trong văn bản là gì?
- A. Liên kết là một tỏng những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trở nên có nghĩa và dễ hiểu
- B. Liên kết là sự móc nối các đoạn, các phần của văn bản với nhau
- C. Liên kết là sự kết nối tác phẩm này với tác phẩm khác, tạo nên sự liên kết về mặt chủ đề, đề tài giữa các tác phẩm
- D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 4: Hãy sắp xếp các câu văn sau theo thứ tự hợp lí để tạo thành một đoạn văn hoàn chỉnh:
1. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử? 2. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy. Bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt. 3. Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng.
- A. 1-3-2
- B. 1-2-3
- C. 3-2-1
- D. 2-1-3
Câu 5: Dòng nào nói đúng nhất về liên kết trong văn bản?
- A. Chỉ có các phương tiện liên kết của ngôn ngữ mới có thể làm nhiệm vụ liên kết.
- B. Người ta liên kết các câu bằng mối liên quan của nội dung mà chúng thể hiện, và cũng có thể dùng các phương tiện liên kết của ngôn ngữ để liên kết.
- C. Không bao giờ cần các phương tiện ngôn ngữ khi liên kết các câu văn trong văn bản.
- D. Các dấu câu là phương tiện liên kết chủ yếu.
Câu 6: Liên kết trong văn bản cần phải
- A. Liên kết về nội dung
- B. tùy thuộc ý đồ nghệ thuật của người viết
- C. Liên kết cả về nội dung và hình thức
- D. Liên kết về hình thức với các phương tiện liên kết rõ ràng
Câu 7: Để văn bản có tính liên kết, người viết hoặc người nói cần làm gì?
- A. Phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau
- B. Phải biết kết nối câu, đoạn văn đó bằng từ ngữ, câu… thích hợp
- C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 8: Trong văn bản có thể không cần đáp ứng yêu cầu về tính liên kết, chỉ cần đáp ứng được tính mạch lạc, đúng hay sai?
- A. Đúng
- B. Sai
Câu 9: Từ nào dưới đây có thể điền vào cả hai chỗ trống trong đoạn văn bên dưới (để câu văn đó có nội dung thích hợp)?
"[...] là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản. Trong một văn bản có tính [...], các câu, các đoạn phải được nối liền với nhau một cách tự nhiên, hợp lí, để việc diễn đạt trở nên dễ hiểu, không bị rời rạc và hỗn độn".
- A. Liên kết.
- B. Dấu câu.
- C. Đoạn văn.
- D. Bố cục.
Câu 10: Vì sao các câu thơ sau không tạo thành một đoạn thơ hoàn chỉnh?
"Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng
Sè sè nắm đất bên đàng
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh"
- A. Vì chúng không vần với nhau
- B. Vì chúng có vần nhưng vẫn không gieo đúng luật
- C. Vì các câu thơ chưa đủ một ý trọn vẹn
- D. Vì chúng có vần nhưng ý của các câu không liên kết với nhau
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Cảnh khuya và rằm tháng giêng
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Ôn tập phần Tiếng Việt
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Mạch lạc trong văn bản
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Từ đồng nghĩa
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo)
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Ca Huế trên sông Hương
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Từ ghép
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Văn bản đề nghị
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Từ Hán Việt
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Văn bản báo cáo