Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Luyện tập viết đoạn văn chứng minh
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Luyện tập viết đoạn văn chứng minh. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Thế nào là đoạn văn?
- A. Là một phần của văn bản, có một kết cấu nhất định.
- B. Bắt đầu từ chỗ lùi đầu dòng viết hoa tới chỗ chấm xuống dòng ngắt đoạn.
- C. Thể hiện một nội dung nhất định.
- D. Cả 3 ý trên.
Câu 2: Đoạn văn chứng minh là?
- A. Đoạn văn dùng lí lẽ và dẫn chứng để giải thích một vấn đề nào đó.
- B. Là đoạn văn dùng lập luận để phân tích đúng sai của một vấn đề
- C. Là đoạn văn dùng lí lẽ, những bằng chứng chân thật đã được thừa nhận để khẳng định một luận điểm nào đó mà ta đưa ra là đáng tin cậy.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
Điền một từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau, trả lời cho câu hỏi từ 3-11:
Lòng nhân đạo.
Lòng nhân đạo tức là lòng biết…(1). Thế nào là lòng biết thương người và thế nào là lòng nhân đạo?
Hằng ngày chúng ta thường có dịp…(2) với đời sống bên ngoài, trước mắt chúng ta, loài người còn đầy rẫy những cảnh khổ. Từ một ông lão già nua răng long tóc bạc, lẽ ra phải được sống trong sự…(3) đùm bọc của con cháu, thế mà ông lão ấy phải sống kiếp đời hành khất sống bằng của bố thí của kẻ qua đường, đến một đứa trẻ thơ, quá bé bỏng mà lại sống bằng các đi nhặt từng mẩu bánh của người khác ăn dở, thay vì được cha mẹ nuôi nấng, dạy dỗ…
Những hình ảnh ấy và thảm trạng ấy khiến cho mọi người …(4), và tìm cách giúp đỡ. Đó chính là lòng nhân đạo.
Con người cần phải phát huy lòng nhân đạo của mình đối với mọi người xung quanh. Thánh Giăng-đi có một…(5): ‘‘Chinh phục được mọi người ai cũng cho là khó, nhưng tạo được tình thương, lòng nhân đạo, sự…(6) giữa con người với con người lại càng khó hơn. Điều kiện…(7) để tạo sự kính yêu và …(8) đối với quần chúng, tốt nhất là phải làm sao…(9) lòng nhân đạo đến cùng và tột độ vậy’’.
(Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa sử thế)
Câu 3: Điền vào chỗ trống (1)
- A. khen chê
- B. thương người
- C. đề cao
- D. phải trái
Câu 4: Điền vào chỗ trống (2)
- A. tiếp xúc
- B. đi vào
- C. làm quen
- D. chia sẻ
Câu 5: Điền vào chỗ trống (3)
- A. ban phát
- B. cứu trợ
- C. chăm sóc
- D. đoái hoài
Câu 6: Điền vào chỗ trống (4)
- A. xa lánh
- B xót thương
- C. cười cợt
- D. quay lưng
Câu 7: Điền vào chỗ trống (5)
- A. hoạt động
- B. cử chỉ
- C. cách làm
- D. phương châm
Câu 8: Điền vào chỗ trống (6)
- A. thông cảm
- B. bái phục
- C. tôn thờ
- D. lễ phép
Câu 9: Điền vào chỗ trống (7)
- A. hay nhất
- B. duy nhất
- C. thứ hai
- D. bình thường
Câu 10: Điền vào chỗ trống (8)
- A. dạy dỗ
- B. phản đối
- C. xa lánh
- D. mến phục
Câu 11: Điền vào chỗ trống (9)
- A. tăng trưởng
- B. gia tăng
- C. phát huy
- D. hạ thấp
Câu 12: Khi đưa dẫn chứng trong bài văn chứng minh, theo em thao tác nào không cần phải thực hiện?
- A. Giải thích.
- B. Phân tích.
- C. Đánh giá dẫn chứng đúng hay sai.
- D. Bình luận.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Cảnh khuya và rằm tháng giêng
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Ôn tập phần Tiếng Việt
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Mạch lạc trong văn bản
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Từ đồng nghĩa
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo)
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Ca Huế trên sông Hương
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Từ ghép
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Văn bản đề nghị
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Từ Hán Việt
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Văn bản báo cáo