Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Quan Âm Thị Kính
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Quan Âm Thị Kính. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Thị Kính mấy lần kêu oan với Sùng bà?
- A. Hai
- B. Ba
- C. Bốn
- D. Năm
Câu 2: Dòng nào sau đây nhận định đúng nhất về chèo?
- A. Chèo là loại kịch hát, múa dân gian.
- B. Chèo kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu.
- C. Chèo nảy sinh và được phổ biến rất rộng rãi ở Bắc Bộ
- D. Tất cả đều đúng.
Câu 3: Lời kêu oan của Thị Kính với ai mới nhận được sự cảm thông, thấu hiểu?
- A. Sùng bà
- B. Chồng
- C. Cha
- D. Thiện Sĩ
Câu 4: Tích truyện trong chèo được khai thác từ đâu?
- A. Từ truyền thuyết.
- B. Từ thần thoại
- C. Từ ca dao, dân ca
- D. Từ truyện cổ tích và truyện Nôm
Câu 5: ý nào sau đây nhận định đúng nhất về nội dung của chèo?
- A. Chú ý giới thiệu những mẫu mực về đạo đức hoặc tài năng để mọi người noi theo.
- B. Cảm thông với số phận bi kịch của người lao động, người phụ nữ, đề cao phẩm chất và tài năng của họ.
- C. Châm biếm, đả kích trực tiếp và mạnh mẽ những điều bất công, xấu xa trong xã hội phong kiến.
- D. Tất cả đều đúng.
Câu 6: Khi tìm hiểu kịch bản chèo, cần chú ý yếu tố nào nhiều nhất?
- A. Ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm.
- B. Xung đột giữa các nhân vật trong tác phẩm.
- C. Các làn điệu chèo được sử dụng trong tác phẩm
- D. ý nghĩa đạo đức của tác phẩm.
Câu 7: Việc Thị Kính quyết tâm "trá hình nam tử bước đi tu hành" có ý nghĩa gì?
- A. là cách nàng đoạn tuyệt với quá khứ, những đau khổ.
- B. cũng là cách nương nhờ cửa Phật, tìm đến sự bình yên trong tâm hồn.
- C. Là cách để nàng minh chứng cho tấm lòng và nhân cách của mình.
- D. Tất cả đều đúng.
Câu 8: Vở chèo Quan Âm Thị Kính được chia làm mấy phần?
- A. Hai phần
- B. Ba phần
- C. Bốn phần
- D. Năm phần
Câu 9: Ý nào không đúng về nội dung chính của vở chèo Quan Âm Thị Kính?
- A. Thị Kính bị đổ oan là gái giết chồng.
- B. Thị Kính chịu án hoang thai
- C. Thị Kính giả trai lên chùa bị Thị Mầu chòng ghẹo.
- D. Oan tình được giải, Thị Kính lên toà sen.
Câu 10: Trích đoạn Nỗi oan hại chồng nằm ở phần thứ mấy của vở chèo?
- A. Phần thứ nhất
- B. Phần thứ hai
- C. Phần thứ ba
- D. Phần thứ tư
Câu 11: Trích đoạn Nỗi oan hại chồng có mấy nhân vật?
- A. Hai
- B. Ba
- C. Bốn
- D. Năm
Câu 12: Thiện Sĩ là một người chồng như thế nào?
- A. Dũng cảm một mình đứng ra bênh vực Thị Kính
- B. Biết nhận ra cái sai trong thái độ của cha mẹ đối với Thị Kính.
- C. Thiếu bản lĩnh, nhát gan, nhu nhược
- D. Biết cách cùng với Mãng ông đứng ra minh oan cho Thị Kính.
Câu 13: Trong các cách sau, Cách nào không được Sùng bà dùng để đối xử với Thị Kính?
- A. Xỉa xói, nhục mạ.
- B. Khinh rẻ, coi thường
- C. Mềm mỏng, đại lượng
- D. Lấn lướt, thô bạo
Câu 14: Vì sao Thị Kính lại chịu nỗi oan khuất như vậy?
- A. Vì Thị Kính có ý định giết chồng.
- B. Vì Thị Kính là người phụ nữ lẳng lơ
- C. Vì Thị Kính là người con dâu đanh đá, nanh nọc.
- D. Vì gia đình Sùng bà là gia đình giàu sang, quyền quý, Thị Kính là con nhà nghèo hèn.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Đặc điểm của văn bản biểu cảm
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Quá trình tạo lập văn bản
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu: Luyện tập (tiếp theo)
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Từ đồng nghĩa
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Ôn tập phần Tiếng Việt
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình
- Trắc nghiệm Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Cách lập ý của bài văn biểu cảm
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Cảnh khuya và rằm tháng giêng
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Sau phút chia li
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo)