Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Thêm trạng ngữ cho câu

157 lượt xem

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Thêm trạng ngữ cho câu . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Dòng nào là trạng ngữ trong câu “ Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào”. (Nam Cao) ?

  • A. Dần đi ở từ năm chửa mười hai
  • B. Khi ấy
  • C. Đầu nó còn để hai trái đào
  • D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 2: Trạng ngữ "Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy" trong câu "Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy, Vũ Trọng Phụng đã lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị đang đua đòi lối sống văn minh rởm, hết sức lố lăng, đồi bại đương thời" (Trần Hữu Tá) biểu thị điều gì?

  • A. Cách thức diễn ra hành động được nói đến trong câu.
  • B. Mục đích thực hiện hành động được nói đến trong câu.
  • C. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu.
  • D. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu.

Câu 3: Trạng ngữ “ Trên bốn chòi canh” trong câu “ Trên bồn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt” ( Nguyễn Tuân) biểu thị điều gì?

  • A. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu
  • B. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu.
  • C. Mục đích của hành động được nói đến trong câu
  • D. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu

Câu 4: Trạng ngữ trong câu "Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc" thuộc loại trạng ngữ nào?

  • A. Trạng ngữ chỉ điều kiện.
  • B. Trạng ngữ chỉ mục đích.
  • C. Trạng ngữ chỉ thời gian.
  • D. Trạng ngữ chỉ phương tiện.

Câu 5: Trong các câu sau đây, câu nào có trạng ngữ?

  • A. Bác đã đi khắp năm châu để tìm đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam.
  • B. Ngay lúc bấy giờ, chiếc đò ngang mỗi ngày một chuyến chở khách qua lại hai bên sông Hồng vừa chạm mũi vào cái bờ đất lở phía bên này.
  • C. Bức tranh của thiên nhiên, đất nước được tạo nên từ các chi tiết rất tiêu biểu, được vẽ bằng cả màu sắc lẫn âm thanh.
  • D. Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường, nhỏ bé so với bao người khác.

Câu 6: Trạng ngữ trong câu là

  • A. biện pháp tu từ trong câu.
  • B. một trong số các từ loại của tiếng Việt.
  • C. thành phần phụ của câu.
  • D. thành phần chính của câu.

Câu 7: Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có dấu gì khi viết câu?

  • A. Dấu gạch ngang.
  • B. Dấu hai chấm.
  • C. Dấu phẩy.
  • D. Dấu chấm phẩy.

Câu 8: Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào?

  • A. Theo các nội dung mà chúng biểu thị.
  • B. Theo vị trí của chúng trong câu.
  • C. Theo mục đích nói của câu.
  • D. Theo thành phần chính nào mà chúng đứng liền trước hoặc liền sau.

Câu 9: Trạng ngữ trong câu sau thuộc loại trạng ngữ nào?

"Trên trời mây trắng như bông

Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây"

  • A. Trạng ngữ chỉ cách thức.
  • B. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
  • C. Trạng ngữ chỉ thời gian.
  • D. Trạng ngữ chỉ nơi chốn.

Câu 10: Trạng ngữ "Trên bốn chòi canh" trong câu "Trên bốn chòi canh, ngục tối cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt" (Nguyễn Tuân) biểu thị điều gì?

  • A. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu.
  • B. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu.
  • C. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu.
  • D. Mục đích của hành động được nói đến trong câu.

Câu 11: Trạng ngữ “ Trên bốn chòi canh” trong câu “Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt” (Nguyễn Tuân) biểu thị điều gì ?

  • A. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu
  • B. Mục đích của hành động được nói đến trong câu
  • C. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
  • D. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu

Câu 12: Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân . Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ.

a) Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [...].

(Vũ Bằng)

b) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.

(Vũ Tú Nam)

c) Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.

(Vũ Bằng)

d) Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.

(Võ Quảng)

  • A. Câu a
  • B. Câu b
  • C. Câu c
  • D. Câu d
Xem đáp án
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội