Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Tục ngữ về con người và xã hội

104 lượt xem

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Tục ngữ về con người và xã hội. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Câu tục ngữ nào sau đây không mang nghĩa con người là tài sản quý giá nhất?

  • A. Người sống hơn đống vàng
  • B. Người là vàng, của là ngãi
  • C. Của trọng hơn người
  • D. Người ta là hoa đất

Câu 2: Câu tục ngữ nào sau đây mang ý nghĩa coi trọng công ơn của thế hệ đi trước?

  • A. Được chim bẻ ná, được cá quên nơm
  • B. Ăn cây táo, rào cây sung
  • C. Ăn cháo đá bát
  • D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Câu 3: Đặc điểm nổi bật về hình thức của Tục ngữ về con người và xã hội là gì?

  • A. Diễn đạt bằng hình ảnh so sánh.
  • B. Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ.
  • C. Từ và câu có nhiều nghĩa.
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 4: Có thể sử dụng câu tục ngữ "Một mặt người bằng mười mặt của" trong trường hợp nào

  • A. Có thể dùng câu tục ngữ khi an ủi một ai bị mất mát tài sản, tiền bạc “của đi thay người”.
  • B. phê phán những trường hợp coi trọng của cải hơn con người.
  • C. Dạy con cái biết quý trọng giá trị con người.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 5: Câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" khuyên con người điều gì?

  • A. Nếu cuộc sống đói rách cần giữ gìn bản thân luôn sạch sẽ.
  • B. Cuộc sống nghèo khổ vẫn phải sống cho trong sạch, giữ gìn nhân cách tốt đẹp.
  • C. Luôn cố gắng phấn đấu, nỗ lực học hành để vượt qua hoàn cảnh khó khăn.
  • D. Luôn coi trọng đạo lí làm người, nhớ ơn những người có công ơn với mình.

Câu 6: Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có ý nghĩa giống với câu “ Đói cho sạch, rách cho thơm” ?

  • A. Đói ăn vụng, túng làm càn.
  • B. ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
  • C. ăn phải nhai, nói phải nghĩ
  • D. Giấy rách phải giữ lấy lề.

Câu 7: Nội dung nào không có trong nghĩa của câu tục ngữ “ Học thầy không tày học bạn” ?

  • A. Đề cao ý nghĩa, vai trò của việc học bạn
  • B. Khuyến khích mở rộng phạm vi và đối tượng học hỏi
  • C. Không coi học bạn quan trọng hơn học thầy
  • D. Không coi trọng việc học thầy hơn học bạn.

Câu 8: Ý nghĩa của câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là

  • A. khi được hưởng thụ thành quả do người khác mang lại thì cần ghi nhớ công ơn của người đó.
  • B. câu tục ngữ khuyên răn con người sống có đạo lí, có trước có sau.
  • C. Khuyên răn thế hệ sau phải biết ghi nhớ công lao của những người đi trước đã gây dựng nên.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 9: Câu tục ngữ “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” dùng cách diễn đạt nào ?

  • A. Bằng biện pháp so sánh
  • B. Bằng biện pháp ẩn dụ
  • C. Bằng biện pháp chơi chữ
  • D. Bằng biện pháp nhân hoá.

Câu 10: Câu tục ngữ nào trái nghĩa "Đói ăn vụng, túng làm càn"?

  • A. Chết vinh còn hơn sống nhục
  • B. Chết đứng còn hơn sống quỳ
  • C. Chết trong còn hơn sống ngoài
  • D. Tất cả đều đúng.
Xem đáp án

=> Kiến thức Soạn văn bài: Tục ngữ về con người và xã hội


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội