Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Xa ngắm thác núi Lư
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Xa ngắm thác núi Lư. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Chủ đề của bài thơ "Xa ngắm thác núi Lư" là gì?
- A. Cảnh đẹp hùng vĩ của thác núi Lư.
- B. Tâm hồn hoà nhập với thiên nhiên của nhà thơ
- C. Cảnh thác núi Lư trong sự tưởng tượng phóng khoáng của thi nhân.
- D. Những xúc cảm trước cảnh đẹp của núi Lư
Câu 2: Nhà thơ Lý Bạch được mệnh danh là gì?
- A. Thánh thơ
- B. Thần thơ
- C. Tiên thơ
- D. Tất cả đều đúng
Câu 3: Lí Bạch đã chọn điểm nhìn như thế nào để quan sát thác nước?
- A. Từ trên cao nhìn xuống
- B. Từ xa nhìn lại
- C. Đứng gần bên dòng thác
- D. Từ dưới nhìn lên trên đỉnh thác
Câu 4: Bài thơ "Xa ngắm thác núi Lư" được viết theo thể thơ nào?
- A. Thất ngôn bát cú
- B. Ngũ ngôn tứ tuyệt
- C. Ngũ ngôn bát cú.
- D. Thất ngôn tứ tuyệt
Câu 5: Vì sao nhân dân gọi ngọn núi cao của dãy Lư Sơn là Hương Lô?
- A. Mặt trời chiếu núi Hương Lô, sinh ra khói tía nên gọi là Hương Lô
- B. Núi cao có mây mù che phủ, trông xa như chiếc lò hồng nên gọi là Hương Lô
- C. Mặt trời chiếu núi Hương Lô, mây mù che phủ nên gọi là Hương Lô
- D. Tất cả đều đúng
Câu 6: Qua cảm nhận của Lý Bạch, em thấy thác núi Lư có vẻ đẹp như thế nào?
- A, Hiền hòa, thơ mộng.
- B. Tráng lệ, kỳ ảo, sinh động.
- C. Hùng vĩ, tĩnh lặng.
- D. Êm đềm, thần tiên.
Câu 7: Nghệ thuật tả cảnh của nhà thơ đặc sắc ở điểm nào?
- A. Chọn điểm nhìn từ xa để tả được vẻ đẹp hùng vĩ của toàn cảnh.
- B. Ngôn từ điêu luyện, hình ảnh sống động, tráng lệ, huyền ảo.
- C. Nghệ thuật lấy “tĩnh” tả “động”,có sự liên tưởng tự nhiên, bất ngờ, độc đáo.
- D. Tất cả đều đúng.
Câu 8: Qua bài thơ, chúng ta có cảm nhận gì về tính cách, tâm hồn và tình cảm của nhà thơ đối với quê hương, đất nước?
- A. Nhà thơ rất yêu thiên nhiên, sống chan hòa với thiên nhiên.
- B. Nhà thơ rất gần gũi với thiên nhiên.
- C. Thể hiện tính cách mạnh mẽ, hào phóng, tình cảm trân trọng,ngợi ca và yêu quý tha thiết đối với cảnh đẹp của quê hương, đất nước.
- D. Tâm trạng cô đơn, buồn thương da diết trước thiên nhiên hùng vĩ.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Phò giá về kinh
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Dấu gạch ngang
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Đặc điểm của văn bản biểu cảm
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Ôn tập phần Tiếng Việt
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Mạch lạc trong văn bản
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Từ Hán Việt (Tiếp theo)
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh