Trắc nghiệm sinh học 11 phần B: Cảm ứng ở động vật (P3)

7 lượt xem

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 11 phần B: Cảm ứng ở động vật (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Khi chạm tay phải gai nhọn , trật tự nào sau đây mô tả đúng cung phản xạ co ngón tay?

  • A. Thụ quan đau ở da → sợi vận động của dây thần kinh tủy → tủy sống→ sợi cảm giác của dây thần kinh tủy → các cơ ngón tay
  • B. Thụ quan đau ở da→ sợi cảm giác của dây thần kinh tủy → tủy sống → các cơ ngón tay
  • C. Thụ quan đau ở da→ sợi cảm giác của dây thần kinh tủy → tủy sống → sợi vận động của dây thần kinh tủy → các cơ ngón tay
  • D. Thụ quan đau ở da → tủy sống → sợi vận động của dây thần kinh tủy → các cơ ngón tay

Câu 2: Điều không đúng với đặc điểm phản xạ có điều kiện là

  • A. được hình thành trong quá trình sống và không bền vững
  • B. không di truyền được, mang tính cá thể
  • C. có số lượng hạn chế
  • D. thường do vỏ não điều khiển

Câu 3: Thân mềm và Chân khớp có hạch thần kinh phát triển là:

  • A. Hạch ngực.
  • B. Hạch não.
  • C. Hạch bụng.
  • D. Hạch lưng.

Câu 4: Ý nào không đúng với sự tiến hóa của hệ thần kinh ?

  • A. Tiến hoá theo hướng dạng lưới => chuỗi hạch => dạng ống.
  • B. Tiến hoá theo hướng tiết kiệm năng lượng trong phản xạ.
  • C. Tiến hoá theo hướng phản ứng chính xác và thích ứng trước kích thích của môi trường.
  • D. Tiến hoá theo hướng tăng lượng phản xạ nên cần nhiều thời gian để phản ứng.

Câu 5: Vì sao khi tiến hành mổ lộ tim ếch, người ta phải tiến hành hủy tủy sống, sau đó mới mổ ếch?

  • A. Người ta hủy tủy sống là giảm tính cảm ứng của ếch giúp nhịp tim ít có sự thay đổi
  • B. Vì tủy sống điền khiển tốc độ máu chảy trong mạch nên hủy tủy sống làm cho máu chảy chậm, vết mổ ít bị bẩn nên dễ thao tác
  • C. Vì tủy sống điều khiển các hoạt động vận động của cơ thể nên khi hủy tủy sống ếch sẽ nằm im, dễ thao tác, dễ quan sát hơn
  • D. Vì tủy sống giúp cho ếch bớt đi cảm giác đau đớn khi bị mổ nên ít giãy dụa hơn giú dễ thao tác và quan sát hơn

Câu 6: Nhận thức về môi trường xung quanh giúp động vật hoang dã nhanh chóng tìm được thức ăn và tránh thú săn mồi là kiểu học tập:

  • A. in vết
  • B. quen nhờn
  • C. học ngầm
  • D. điều kiện hóa

Câu 7: Tập tính bẩm sinh là những tập tính

  • A. sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho cá thể
  • B. được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho cá thể hoặc đặc trưng cho loài
  • C. học được trong đời sống, không có tính di truyền, mang tính cá thể
  • D. sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài

Câu 8: Bộ phận quan trọng nhất đóng vai trò điều khiển các hoạt động của cơ thể là

  • A. não giữa
  • B. tiểu não và hành não
  • C. bán cầu đại não
  • D. não trung gian

Câu 9: Ở điện thế nghỉ, nồng độ K+ và Na+ giữa phía trong và phía ngoài màng tế bào như thế nào?

  • A. Ở trong tế bào, K+ có nồng độ thấp hơn và Na+ có nồng độ cao hơn so với bên ngoài tế bào
  • B. Ở trong tế bào, nồng độ K+ và Na+ cao hơn so với bên ngoài tế bào
  • C. Ở trong tế bào, K+ có nồng độ cao hơn và Na+ có nồng độ thấp hơn so với bên ngoài tế bào
  • D. Ở trong tế bào, K+ và Na+ có nồng độ thấp hơn so với bên ngoài tế bào

Câu 10: Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục không có bao miêlin là dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”,

  • A. chậm và tốn ít năng lượng
  • B. chậm và tốn nhiều năng lượng
  • C. nhanh và tốn ít năng lượng
  • D. nhanh và tốn nhiều năng lượng

Câu 11: Vì sao trong điện thế hoạt động xảy ra giai đoạn mất phân cực?

  • A. Do đi vào làm trung hòa điện tích âm trong màng tế bào
  • B. Do đi vào làm trung hòa điện tích trong và ngoài màng tế bào
  • C. Do đi vào làm trung hòa điện tích âm trong màng tế bào
  • D. Do đi vào làm trung hòa điện tích trong và ngoài màng tế bào

Câu 12: Điều không đúng với axêtincôlin sau khi xuất hiện xung thần kinh là

  • A. axêtincôlin được tái chế phân bố tự do trong chùy xináp
  • B. axêtincôlin bị axêtincôlinesteraza phân giải thành axêtat và côlin
  • C. axêtat và côlin trở lại màng trước, đi vào chùy xináp và được tái tổng hợp thành axêtincôlin
  • D. axêtincôlin tái chế được chứa trong các bóng xináp

Câu 13: Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính

  • A. học được
  • B. bẩm sinh
  • C. hỗn hợp
  • D.vừa bẩm sinh, vừa hỗn hợp

Câu 14: Điều kiện hóa đáp ứng là hình thành mối quan hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích

  • A. đồng thời
  • B. liên tiếp nhau
  • C. trước và sau
  • D. rời rạc

Câu 15: Ở động vật có hệ thần kinh phát triển, tập tính kiếm ăn

  • A. phần lớn là tập tính bẩm sinh
  • B. phần lớn là tập tính học được
  • C. một số ít là tập tính bẩm sinh
  • D. là tập tính học được

Câu 16: Phản xạ ở động vật có hệ lưới thần kinh diễn ra theo trật tự nào ?

  • A,. Tế bào cảm giác => Mạng lưới thần kinh => Tế bào mô bì cơ.
  • B. Tế bào mô bì cơ => Mạng lưới thần kinh => Tế bào cảm giác
  • C. Tế bào cảm giác => Tế bào mô bì cơ => Mạng lưới thần kinh.
  • D. Mạng lưới thần kinh =>Tế bào cảm giác => Tế bào mô bì cơ.

Câu 17: Ý nào không đúng với đặc điểm của phản xạ không điều kiện ?

  • A. Thường do tuỷ sống điều khiển.
  • B. Mang tính bẩm sinh và bền vững.
  • C. Có số lượng không hạn chế.
  • D. Di truyền được, đặc trưng cho loài.

Câu 18: Trong một cung phản xạ, xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều từ cơ quan thụ cảm đến cơ quan đáp ứng vì

  • A. sự chuyển giao xung thần kinh qua xináp nhờ chất trung gian hóa học chỉ theo một chiều
  • B. các thụ thể ở màng sau xináp chỉ tiếp nhận các chất trung gian hóa học theo một chiều
  • C. khe xináp ngăn cản sự truyền tin ngược chiều
  • D. chất trung gian hóa học bị phân giải sau khi đến màng sau xináp

Câu 19: Nguyên nhân làm cho tốc độ truyền tin qua xinap hóa học bị chậm hơn so với xinap điện là:

  • A. Diện tiếp xúc giữa các nơron khá lớn nên dòng điện bị phân tán
  • B. Cần có thời gian để phá vỡ túi chứa và để chất môi giới khuếch tán qua khe xinap
  • C. Cần đủ thời gian cho sự tổng hợp chất môi giới hóa học
  • D. Phải có đủ thời gian để phân hủy chất môi giới hóa học

Câu 20: Ứng dụng chó bắt kẻ gian và phát hiện dấu vết tội phạm là ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào?

  • A. Săn bắn
  • B. Giải trí
  • C. Bảo vệ mùa màng
  • D. An ninh quốc gia

Câu 21: Khi di cư, động vật trên cạn định hướng bằng cách dựa vào yếu tố nào sau đây?

  • A. Dòng nước
  • B. Vị trí mặt trời
  • C. Thành phần hóa học của đất
  • D. Sự thay đổi của mùa

Câu 22: In vết là hình thức học tập mà con vật mới sinh ra

  • A. bám theo vật thể tĩnh mà nó nhìn thấy đầu tiên, hiệu quả in vết giảm dần trong những ngày sau
  • B. bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy đầu tiên, hiệu quả in vết giảm dần trong những ngày sau
  • C. bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy, hiệu quả in vết tăng dần trong những ngày sau
  • D. bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy đầu tiên, hiệu quả in vết tăng dần trong những ngày sau

Câu 23: Xét các đặc điểm sau:

(1) Có sự thay đổi linh hoạt trong đời sống cá thể

(2) Rất bền vững và không thay đổi

(3) Là tập hợp các phản xạ không điều kiện

(4) Do kiểu gen quy định

Trong các đặc điểm trên, những đặc điểm của tập tính bẩm sinh gồm:

  • A. (1) và (2)
  • B. (2) và (3)
  • C. (2), (3) và (4)
  • D. (1), (2) và (4)

Câu 24: Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính

  • A. học được
  • B. bẩm sinh
  • C. hỗn hợp
  • D.vừa bẩm sinh, vừa hỗn hợp
Xem đáp án
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội