Trắc nghiệm sinh học 11 phần A: Chuyển hóa năng lượng và vật chất ở thực vật (P1)

33 lượt xem

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 11 phần A: Chuyển hóa năng lượng và vật chất ở thực vật (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Lông hút rất dễ gẫy và sẽ tiêu biến ở môi trường

  • A. quá ưu trương, quá axit hay thiếu oxi.
  • B. quá nhược trương, quá axit hay thiếu oxi.
  • C. quá nhược trương, quá kiềm hay thiếu oxi.
  • D. quá ưu trương, quá kiềm hay thiếu oxi.

Câu 2: Trong một thí nghiệm chứng minh dòng mạch gỗ và dòng mạch rây, người ta tiến hành tiêm vào mạch rây thuộc phần giữa thân của một cây đang phát triển mạnh một dung dịch màu đỏ; đồng thời, một dung dịch màu vàng được tiêm vào mạch gỗ của thân ở cùng độ cao. Hiện tượng nào dưới đây có xu hướng xảy ra sau khoảng một ngày?

  • A. Ngọn cây (phần xa mặt đất nhất) chỉ có thuốc nhuộm đỏ, còn chóp rễ (phần sâu nhất dưới đất) chỉ có thuốc nhuộm vàng.
  • B. Ngọn cây chỉ có thuốc nhuộm vàng; chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm đỏ.
  • C. Ngọn cây có cả thuốc nhuộm đỏ và vàng; chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm đỏ.
  • D. Ngọn cây chỉ có thuốc nhuộm đỏ; chóp rễ có cả thuốc nhuộm đỏ và vàng.

Câu 3: Trong các đặc điểm sau:

(1) Thành phần tế bào mỏng, không có lớp cutin bề mặt.

(2) Thành tế bào dày.

(3) Chỉ có một không bào trung tâm lớn.

(4) Áp suất thẩm thấu lớn.

Tế bào lông hút ở rễ cây có bao nhiêu đặc điểm?

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 4: Thoát hơi nước qua cutin có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Vận tốc lớn và không được điều chỉnh
  • B. Vận tốc lớn và được điều hành
  • C. Vận tốc bé và không được điều chỉnh
  • D. Vận tốc bé và được điều hành

Câu 5: Khi tế bào khí khổng mất nước thì

  • A. thành mỏng hết căng ra làm cho thành dày duỗi thẳng, khí khổng đóng lại.
  • B. thành dày căng ra làm cho thành mỏng cong theo, khí khổng đóng lại.
  • C. thành dảy căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng đóng lại.
  • D. thành mỏng căng ra làm cho thành dày duỗi thẳng, khí khổng khép lại.

Câu 6: Nguyên tố Clo có vai trò như thế nào đối với cây?

  • A. Là thành phần của tế bào, màng tế bào, hoạt hóa enzim
  • B. Là thành phần của axit nucleotit, ATP, photpholipit, coenzim, cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ
  • C. Duy trì cân bằng ion, tham gia vào quá trình quang hợp ( quang phân li nước)
  • D. Là thành phần của diệp lục, hoạt hóa enzim

Câu 7: Khi thiếu kali, cây có những biểu hiện như

  • A. lá nhỏ, có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
  • B. lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
  • C. sinh trưởng còi cọc, lá có màu vàng.
  • D. lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.

Câu 8: Trong một khu vườn có nhiều loài hóa, người ta quan sát thấy một cây đỗ quyên lớn phát triển tốt, lá màu xanh sẫm nhưng cây này chưa bao giờ ra hoa. Nhận đúng về cây này là:

  • A. Cần bón bổ sung muối canxi cho cây.
  • B. Có thể cây này đã được bón thừa kali.
  • C. Cây cần được chiếu sáng tốt hơn.
  • D. Có thể cây này đã được bón thừa nitơ.

Câu 9: Trong hợp chất nào sau đây sẽ diễn ra sự hình thành các hợp chất amit ở trong cây?

  • A. Bón quá nhiều phân đạm cho cây
  • B. Bón quá nhiều phân lân cho cây
  • C. Bón quá nhiều phân kali cho cây
  • D. Bón quá nhiều phân chuồng cho cây

Câu 10: Lá cây có màu xanh lục vì

  • A. diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
  • B. diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
  • C. nhóm sắc tố phụ (carôtenôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
  • D. các tia sáng màu xanh lục không được diệp lục hấp thụ.

Câu 11: Bơm proton là quá trình nào sau đây?

  • A. Phân giải năng lượng nhiệt động học
  • B. Sử dụng năng lượng tích lũy trong ATP để giải quyết sự chênh lệch nồng độ proton
  • C. Hoạt động thẩm thấu
  • D. Sử dụng năng lượng tích lũy trong ATP để giải quyết sự chênh lệch nồng độ proton

Câu 12: Trong các điều kiện sau:

(1) Có các lực khử mạnh.

(2) Được cung cấp ATP.

(3) Có sự tham gia của enzim nitrôgenaza.

(4) Thực hiện trong điều kiện hiếu khí.

Những điều kiện cần thiết để quá trình cố định nitơ trong khí quyển xảy ra là:

  • A. (1), (2) và (3).
  • B. (2), (3) và (4).
  • C. (1), (2) và (4).
  • D. (1), (3) và (4).

Câu 13: Phản ứng nào sau đây là phản ứng chuyển vị amin?

  • A. Axit glutaric + → glutamin
  • B. Axit amin đicacboxilic + → amit
  • C. Axit xêtô + → axit amin
  • D. Axit amin + Axit xêtô → axit amin mới + axit xêtô mới

Câu 14: Cấu tạo ngoài nào của lá thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng?

  • A. Có cuống lá
  • B. Có diện tích bề mặt lớn
  • C. Phiến lá mỏng
  • D. Các khí khổng tập trung ở mặt dưới

Câu 15: Bơm proton là quá trình nào sau đây?

  • A. Phân giải năng lượng nhiệt động học
  • B. Sử dụng năng lượng tích lũy trong ATP để giải quyết sự chênh lệch nồng độ proton
  • C. Hoạt động thẩm thấu
  • D. Sử dụng năng lượng tích lũy trong ATP để giải quyết sự chênh lệch nồng độ proton

Câu 16: Nhóm thực vật C3 được phân bố

  • A. hầu khắp mọi nơi trên Trái Đất.
  • B. ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.
  • C. ở vùng nhiệt đới.
  • D. ở vùng sa mạc.

Câu 17: Chất được tách ra khỏi chu trình Canvin để khởi đầu cho tổng hợp glucozơ là

  • A. APG (axit photphoglixêric).
  • B. RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP).
  • C. AlPG (alđêhit photphoglixêric).
  • D. AM (axit malic).

Câu 18: trình lên men và hô hấp hiếu khí có giai đoạn chung là

  • A. chuối truyền electron.
  • B. chương trình Crep.
  • C. đường phân.
  • D. tổng hợp Axetyl - CoA.
Xem đáp án
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội