Trắc nghiệm sinh học 6 chương 7: Qủa và hạt (P2)

1 lượt xem

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 6 chương 7: Qủa và hạt (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Củ nào dưới đây thực chất là quả ?

  • A. Củ su hào
  • B. Củ đậu
  • C. Củ lạc
  • D. Củ gừng

Câu 2: Loại hạt nào dưới đây không chứa phôi nhũ ?

  • A. Cau
  • B. Lúa
  • C. Ngô
  • D. Lạc

Câu 3: Phôi trong hạt gồm có bao nhiêu thành phần chính ?

  • A. 4
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 5

Câu 4: Dựa vào hình thức phát tán chủ yếu, em hãy cho biết quả nào dưới đây không cùng nhóm với những quả còn lại ?

  • A. Cải
  • B. Đậu Hà Lan
  • C. Hồng xiêm
  • D. Chi chi

Câu 5: Trong các loại hạt dưới đây, hạt nào giữ được khả năng nảy mầm lâu nhất ?

  • A. Hạt lạc
  • B. Hạt bưởi
  • C. Hạt sen
  • D. Hạt vừng

Câu 6: Hiện tượng cuống lá phình to, mềm và xốp ở cây bèo Nhật Bản có ý nghĩa gì ?

  • A. Giúp cây dự trữ chất dinh dưỡng
  • B. Giúp cây hấp thụ nước và muối khoáng triệt để hơn
  • C. Giúp cây dễ dàng nổi trên mặt nước
  • D. Giúp cây đào thải các chất dư thừa ra ngoài cơ thể

Câu 7: Khi chín, vỏ của quả nào dưới đây không có khả năng tự nứt ra ?

  • A. Quả bông
  • B. Quả me
  • C. Quả đậu đen
  • D. Quả cải

Câu 8: Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và sâu bệnh ?

  • A. Tất cả các phương án đưa ra.
  • B. Vì những hạt này có thể nảy mầm trong bất kì điều kiện nào mà không bị tác động bởi các yếu tố của môi trường bên ngoài.
  • C. Vì những hạt này có phôi khoẻ và giữ được nguyên vẹn chất dinh dưỡng dự trữ. Đây là điều kiện cốt lõi giúp hạt có tỉ lệ nảy mầm cao và phát triển thành cây con khoẻ mạnh.
  • D. Vì những hạt này có khả năng ức chế hoàn toàn sâu bệnh. Mặt khác, từ mỗi hạt này có thể phát triển cho ra nhiều cây con và giúp nâng cao hiệu quả kinh tế.

Câu 9: Những loại quả phát tán nhờ động vật có đặc điểm nào sau đây ?

  • A. Khi chín có vị ngọt hoặc bùi
  • B. Tất cả các phương án đưa ra
  • C. Khi chín có mùi thơm
  • D. Có lông hoặc gai móc

Câu 10: Các loại quả : mơ, chanh, hồng xiêm, dừa, ổi có tên gọi chung là gì ?

  • A. Quả khô
  • B. Quả mọng
  • C. Quả thịt
  • D. Quả hạch

Câu 11: Quả cây xấu hổ có hình thức phát tán tương tự quả nào dưới đây ?

  • A. Quả ké đầu ngựa
  • B. Quả cải
  • C. Quả chi chi
  • D. Quả đậu bắp

Câu 12: Dựa vào đặc điểm của vỏ quả và hạt, loại quả nào dưới đây được xếp cùng nhóm với quả mơ ?

  • A. Nho
  • B. Cà chua
  • C. Chanh
  • D. Xoài

Câu 13: Những quả và hạt phát tán nhờ gió thường có đặc điểm nào dưới đây ?

  • A. Tất cả các phương án đưa ra
  • B. Có cánh hoặc có lông
  • C. Nhẹ
  • D. Kích thước nhỏ bé

Câu 14: Hạt lạc giữ được khả năng nảy mầm khoảng

  • A. 3 – 5 năm.
  • B. 1 – 2 năm.
  • C. 7 – 8 tháng.
  • D. 1 – 2 tháng.

Câu 15: Ở thực vật, bộ phận nào chuyên hoá với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng ?

  • A. Hạt
  • B. Lông hút
  • C. Bó mạch
  • D. Chóp rễ

Câu 16: Hiện tượng cuống lá phình to, mềm và xốp ở cây bèo Nhật Bản có ý nghĩa gì ?

  • A. Giúp cây dự trữ chất dinh dưỡng
  • B. Giúp cây hấp thụ nước và muối khoáng triệt để hơn
  • C. Giúp cây dễ dàng nổi trên mặt nước
  • D. Giúp cây đào thải các chất dư thừa ra ngoài cơ thể

Câu 17: Các loại quả : mơ, chanh, hồng xiêm, dừa, ổi có tên gọi chung là gì ?

  • A. Quả khô
  • B. Quả mọng
  • C. Quả thịt
  • D. Quả hạch
Xem đáp án
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội