Trắc nghiệm sinh học 6 học kì I (P4)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 6 học kì I (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Trong các dấu hiệu sau đây, theo em dấu hiệu nào là chung cho mọi cơ thể sống?
- A. Lớn lên
- B. Sinh sản
- C. Lấy các chất cần thiết, loại bỏ các chất thải
- D. Lấy các chất cần thiết, loại bỏ chất thải; lớn lên và sinh sản.
Câu 2: Trong các dấu hiệu sau đây, dấu hiệu nào không phải là dấu hiệu chung của cơ thể sống?
- A. Lớn lên.
- B. Di chuyển.
- C. Sinh sản.
- D. Trao đổi chất với môi trường.
Câu 3: Thực vật có đặc điểm chung là:
- A. Tự tổng hợp chất hữu cơ, di chuyển được.
- B. Phần lớn không có khả năng di chuyển, tự tổng hợp được chất hữu cơ.
- C. Phản ứng chậm với kích thích môi trường, tự tổng hợp chất hữu cơ, phần lớn không có khả năng di chuyển.
- D. Phản ứng nhanh với kích thích của môi trường, không tổng hợp được chất hữu cơ.
Câu 4: Trong tế bào bộ phận đảm nhiệm chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào là:
- A. Vách tế bào.
- B. Màng sinh chất.
- C. Nhân.
- D. Chất tế bào.
Câu 5: Sau quá trình phân chia từ một tế bào phân chia thành:
- A. Ba tế bào.
- B. Bốn tế bào.
- C. Hai tế bào.
- D.Tế bào.
Câu 6: Rễ có rễ cái đâm sâu vào trong đất từ đó mọc ra các rễ con, từ rễ con lại mọc ra các rễ bé hơn là rễ:
- A. Rễ cọc.
- B. Rễ chùm.
- C. Rễ thở.
- D. Rễ móc.
Câu 7: Rễ chùm mọc ra từ bộ phận nào
- A. Nách lá.
- B. Gốc thân.
- C. Rễ mầm.
- D. Cành chính.
Câu 8: Miền hút là quan trọng nhất vì:
- A. Gồm 2 phần: vỏ và trụ giữa.
- B. Có mạch gỗ và mạch ray vận chuyển các chất.
- C. Có nhiều lông hút giữ chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan.
- D. Có ruột chứa chất dự trữ.
Câu 9: Vai trò của miền hút là
- A. Giúp rễ hút nước.
- B. Giúp rễ hút muối khoáng hòa tan.
- C. Bảo vệ và che chở cho đầu rễ.
- D. Giúp rễ hút nước và muối khoáng hòa tan.
Câu 10: Trong các miền của rễ, miền nào là miền quan trong nhất?
- A. Miền trưởng thành.
- B. Miền hút.
- C. Miền sinh trưởng.
- D. Miền chóp rễ.
Câu 11: Quá trình quang hợp diễn ra chủ yếu ở đâu
- A. Lá cây xanh.
- B. Thân cây.
- C. Rễ cây.
- D. Tất cả các bộ phận.
Câu 12: Củ hành bộ phận biến dạng là:
- A. Thân.
- B. Bẹ lá.
- C. Phiến lá.
- C.Rễ.
Câu 13: Củ khoai lang có kiểu sinh sản bằng :
- A. Thân củ.
- B. Thân rễ.
- C. Rễ củ.
- D. Rễ.
Câu 14: Cắt một đoạn cành sau đó giâm xuống đất ẩm để mọc thành cây mới gọi là :
- A. Giâm cành.
- B. Triết cành.
- C. Ghép cành.
- D. Ghép cây.
Câu 15: Lá chét ở cây đậu Hà Lan thuộc loại lá biến dang:
- A. Lá biến thành gai.
- B. Lá biến thành tua cuốn.
- C. Lá dự trữ.
- D. Lá bắt mồi.
Câu 16: Bộ phận nào của hoa về sau phát triển thành quả:
- A. Bầu nhụy.
- B. Vòi nhụy.
- C. Đầu nhụy.
- D. Noãn.
Câu 17: Hạt trong quả do bộ phận nào phát triển thành?
- A. Hạt phấn.
- B. Noãn.
- C. Vỏ noãn.
- D. Nhụy.
Câu 18: Tế bào lông hút do bộ phận nào phát triển thành?
- A. Thịt vỏ.
- B. Trụ giữa.
- C. Biểu bì.
- D. Mạch gỗ.
Câu 19: Hoa nở về đêm có đặc điểm nào thu hút sâu bọ
- A. Hoa màu đỏ.
- B. Hoa màu trắng.
- C. Có hương rất thơm.
- D. Có chất dính.
Câu 20: Nguyên liệu của quá trình quang hợp là:
- A. Ánh sáng, khí cacbonic.
- B. Nước, khí cacbonic.
- C. Ánh sáng, nước.
- D. Ánh sáng, nước, khí cacbonic.
Câu 21: Nhóm gồm toàn cây thân cỏ là:
- A. Cây bắp, cây lúa, cây nhãn.
- B. Cây mít, cây mướp, cây lúa.
- C. Cây cỏ mần trầu, cây mía, cây xoài.
- D. Cây lúa, cây bắp, cây rau muống.
Câu 22: Những cây sau đây toàn cây thân gỗ:
- A. Cây mít,Cây cọ, cây hồng, Cây na.
- B. Cây bưởi, cây na, cây hồng, cây táo.
- C. Cây bưởi, cây hồng, cây mướp, cây na.
- D. Cây nhãn, cây na, cây hồng, cây rau má.
Câu 23: Cây bần, cây mắm có rễ:
- A. Rễ móc.
- B. Rễ thở.
- C. Giác mút.
- D. Rễ củ.
Câu 24: Rễ cây tiêu thuộc loại rễ biến dạng:
- A. Rễ móc.
- B. Rễ giác mút.
- C. Rễ thở.
- D. Rễ củ.
Câu 25: Những cây sau đây toàn cây có hoa:
- A. Cải, lúa, mít, rêu, hồng.
- B. Ngô, táo, bưởi, su hào, mít.
- C. Mít, hành, rau bợ, hồng, lúa.
- D. Cải, táo, rau muống, dương xỉ, lúa.
Câu 26: Lợi ích của việc nuôi ong trong các vườn cây ăn quả :
- A. Giao phấn cho hoa, góp phần tạo năng xuất cao cho vườn cây ăn quả.
- B. Thu được nhiều mật ong trong tổ ong.
- C. Đàn ong duy trì và phát triển mạnh.
- D. Giúp đàn ong có chỗ ở.
Câu 27: Muốn củ khoai lang không mọc mầm phải cất giữ chúng trong điều kiện nào?
1. Để ở nơi thoáng khí.
2. Để ở nơi khô ráo.
3. Để ở nơi ẩm ướt.
4. Để trong bóng tối.
- A. 1, 2.
- B. 3, 4.
- C.1, 3.
- D. 2, 4.
Câu 28: Nhóm nào dưới đây gồm những loài động vật có ích đối với con người ?
- A. Cóc, thạch sùng, mèo, ngan, cú mèo.
- B. Ruồi nhà, vịt, lợn, sóc, báo.
- C. Ong, ve sầu, muỗi, rắn, bọ ngựa.
- D. Châu chấu, chuột, bò, ngỗng, nai.
Câu 29: Cây nào dưới đây là cây gỗ sống lâu năm ?
- A. Dưa gang.
- B. Mướp đắng.
- C. Xà cừ.
- D. Lạc.
Câu 30: Trong các cây dưới đây, có bao nhiêu cây không có thân cột ?
1. Xoài; 2. Tuế; 3. Bạch đàn; 4. Khoai tây; 5. Cau; 6. Si
- A. 5.
- B. 4.
- C. 3.
- D. 2.
Câu 31: Khi trồng cây lấy sợi,để tập trung chất dinh dưỡng nuôi thân chính, người ta thường
- A. bón thúc liên tục cho cây.
- B. cắt bỏ hết hoa và lá.
- C. bấm ngọn cho cây.
- D. tỉa cành xấu, cành bị sâu.
Câu 32: Chức năng chủ yếu của lớp biểu bì thân non là gì ?
- A. Bảo vệ.
- B. Dự trữ.
- C. Dẫn truyền.
- D. Tổng hợp chất dinh dưỡng.
Câu 33: Trong các loại cây dưới đây, cây nào có kích thước lá lớn nhất ?
- A. Sen.
- B. Nong tằm.
- C. Bàng.
- D. Vàng tâm.
Câu 34: Thân non của cây (có màu xanh lục) có quang hợp được không? Vì sao?
- A. Không. Vì thân non chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng.
- B. Có. Vì thân non cũng chứa chất diệp lục như lá cây.
- C. Có. Vì thân non cũng được cung cấp đầy đủ nước và muối khoáng.
- D. Không. Vì quá trình quang hợp chỉ diễn ra ở lá cây.
Câu 35: Việc làm nào dưới đây giúp cho quá trình hô hấp ở rễ cây diễn ra thuận lợi hơn ?
- A. Tưới nước.
- B. Bón phân.
- C. Vun xới đất.
- D. Phủ rơm rạ.
Câu 36: Ở đậu Hà Lan tồn tại loại lá biến dạng nào ?
- A. Lá biến thành gai.
- B. Lá biến thành tay móc.
- C. Lá biến thành tua cuốn.
- D. Lá phình to chứa chất dự trữ.
Câu 37: Phát biểu nào sau đây là đúng ?
- A. Cây khoai tây sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng thân củ.
- B. Cây chuối sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng rễ củ.
- C. Cây khoai lang sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng thân rễ.
- D. Cây bí đỏ sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng lá.
Câu 38: Cơ quan sinh sản chủ yếu của hoa đực là gì ?
- A. Tràng.
- B. Nhuỵ.
- C. Nhị.
- D. Đài.
Câu 39: Hoa thụ phấn nhờ gió có một số dấu hiệu điển hình để nhận biết, dấu hiệu nào dưới đây không nằm trong số đó ?
- A. Hạt phấn nhỏ và nhẹ.
- B. Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng.
- C. Bao hoa thường tiêu giảm.
- D. Đậu nhuỵ có chất dính.
Câu 40: Loại quả nào dưới đây đa phần không có hạt ?
- A. Thanh long.
- B. Chuối.
- C. Hồng xiêm.
- D. Ớt chỉ thiên.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 44: Sự phát triển của giới Thực vật
- Trắc nghiệm sinh học 6 học kì I (P4)
- Trắc nghiệm sinh học 6 học kì II (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt
- Trắc nghiệm sinh học 6 chương 6: Hoa và sinh sản hữu tính (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 6 học kì I (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 16: Thân to ra do đâu?
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 45: Nguồn gốc cây trồng
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 14: Thân dài ra do đâu?
- Trắc nghiệm sinh học 6 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 38: Rêu Cây rêu
- Trắc nghiệm sinh học 6 bài 43: Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật