Trắc nghiệm sinh học 6 học kì I (P2)

2 lượt xem

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 6 học kì I (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ở những bộ phận sinh dưỡng, sau khi phân chia thì từ một tế bào mẹ sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con ?

  • A. 2.
  • B. 1.
  • C. 4.
  • D. 8.

Câu 2: Vật sống khác vật không sống ở đặc điểm nào dưới đây ?

  • A. Có khả năng hao hụt trọng lượng.
  • B. Có khả năng thay đổi kích thước.
  • C. Có khả năng sinh sản.
  • D. Tất cả các phương án đưa ra.

Câu 3: Trong cơ thể thực vật, thành phần nào chiếm tỉ lệ lớn nhất về khối lượng ?

  • A. Nước.
  • B. Muối khoáng.
  • C. Tinh bột.
  • D. Vitamin.

Câu 4: Trong các loài hoa dưới đây, loài hoa nào chứa nhiều noãn nhất ?

  • A. Hoa măng cụt.
  • B. Hoa vải.
  • C. Hoa lạc.
  • D. Hoa na.

Câu 5: Ở tế bào thực vật, bộ phận nào là ranh giới trung gian giữa vách tế bào và chất tế bào ?

  • A. Không bào.
  • B. Nhân.
  • C. Màng sinh chất.
  • D. Lục lạp.

Câu 6: Tế bào sinh dục đực của cây lưỡng tính có ở đâu ?

  • A. Trong không bào của cánh hoa.
  • B. Trong bao phấn của nhị.
  • C. Trong noãn của nhuỵ
  • D. Trong đài hoa.

Câu 7: Mỗi lỗ khí ở biểu bì lá được tạo thành bởi bao nhiêu tế bào hình hạt đậu ?

  • A. 5 tế bào.
  • B. 4 tế bào.
  • C. 3 tế bào.
  • D. 2 tế bào.

Câu 8: Thực vật cần nhiều nước và muối khoáng ở giai đoạn nào dưới đây ?

  • A. Hạt đang nảy mầm.
  • B. Ra hoa.
  • C. Tạo quả, hình thành củ.
  • D. Tất cả các phương án đưa ra.

Câu 9: Khi cắm một cành hoa trắng vào dung dịch coban thì sau một thời gian, màu sắc của cánh hoa sẽ thay đổi như thế nào ?

  • A. Cánh hoa chuyển sang màu tím.
  • B. Cánh hoa chuyển sang màu hồng.
  • C. Cánh hoa chuyển sang màu đỏ.
  • D. Cánh hoa chuyển sang màu xanh.

Câu 10: Cây nào dưới đây không có rễ thở ?

  • A. Bần.
  • B. Bụt mọc.
  • C. Si.
  • D. Mắm.

Câu 11: Cây xanh hô hấp vào thời gian nào trong ngày ?

  • A. Chỉ hô hấp vào ban đêm.
  • B. Chỉ hô hấp vào buổi sáng.
  • C. Hô hấp suốt ngày đêm.
  • D. Chỉ hô hấp vào ban ngày.

Câu 12: Hiện tượng thụ tinh kép xảy ra ở loài thực vật nào dưới đây ?

  • A. Rau bợ.
  • B. Thông.
  • C. Mía.
  • D. Dương xỉ.

Câu 13: Sinh vật nào dưới đây là vật chủ trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết cho con người ?

  • A. Ruồi nhà.
  • B. Muỗi vằn.
  • C. Ong mật.
  • D. Chuột chũi.

Câu 14: Việc ngắt ngọn khi trồng đậu, cà phê là nhằm mục đích gì ?

  • A. Giúp cây tạo ra nhiều lá phục vụ nhu cầu của con người.
  • B. Giảm sự thất thoát nước của cây.
  • C. Tập trung chất dinh dưỡng cho sự ra hoa, tạo quả của cây.
  • D. Tất cả các phương án đưa ra.

Câu 15: Rễ thực vật được phân chia làm mấy loại chính ?

  • A. 2 loại.
  • B. 3 loại.
  • C. 4 loại.
  • D. 5 loại.

Câu 16: Khi đặt một mảnh lá vào đất ẩm trong điều kiện nhiệt độ, ánh sáng phù hợp thì lá của cây nào dưới đây có thể mọc ra những cây non ?

  • A. Thuốc bỏng.
  • B. Trầu không.
  • C. Bưởi.
  • D. Hồng.

Câu 17: Thân biến dạng của cây nào dưới đây khác với thân biến dạng của những cây còn lại ?

  • A. Cỏ tranh.
  • B. Khoai tây.
  • C. Sen.
  • D. Nghệ.

Câu 18: Sự lớn lên và phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với đời sống thực vật ?

  • A. Giúp cây sinh trưởng và phát triển.
  • B. Giúp cây ức chế được các sâu bệnh gây hại.
  • C. Giúp cây thích nghi tuyệt đối với điều kiện môi trường.
  • D. Tất cả các phương án đưa ra.

Câu 19: Cây nào dưới đây có hoa đơn tính ?

  • A. Cúc.
  • B. Chanh.
  • C. Mướp hương.
  • D. Cải.

Câu 20: Thành phần nào dưới đây không được tìm thấy ở tế bào lông hút ở rễ ?

  • A. Nhân.
  • B. Vách tế bào.
  • C. Không bào.
  • D. Lục lạp.

Câu 21: Chọn số liệu thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Thực vật trên Trái Đất hiện có khoảng trên … loài.

  • A. 300 000.
  • B. 1 000 000.
  • C. 800 000.
  • D. 300 000.

Câu 22: Lượng nước thoát ra từ tất cả thực vật trên Trái Đất trung bình mỗi năm là

  • A. 55 000 tỉ tấn.
  • B. 45 000 tỉ tấn.
  • C. 75 000 tỉ tấn.
  • D. 95 000 tỉ tấn.

Câu 23: Hiện tượng lá biến đổi thành gai ở cây xương rồng có ý nghĩa gì ?

  • A. Giúp đào thải muối dư thừa qua gai ra ngoài cơ thể.
  • B. Giúp tăng cường khả năng hút nước và muối khoáng.
  • C. Giúp cây tự vệ, chống lại kẻ thù gây hại.
  • D. Giúp hạn chế sự thoát hơi nước trong điều kiện khí hậu khô hạn.

Câu 24: Trong cơ thể thực vật, bộ phận nào chuyên hoá với chức năng chế tạo tinh bột ?

  • A. Hoa.
  • B. Rễ.
  • C. Lá.
  • D. Thân.

Câu 25: Hoa giao phấn bao gồm những đối tượng nào ?

  • A. Hoa lưỡng tính và hoa đơn tính cùng gốc.
  • B. Hoa lưỡng tính và hoa đơn tính khác gốc.
  • C. Hoa đơn tính và hoa lưỡng tính có nhị, nhuỵ chín cùng lúc.
  • D. Hoa đơn tính và hoa lưỡng tính có nhị, nhuỵ chín không cùng lúc.

Câu 26: Thành phần nào dưới đây không có trong cấu tạo của thân cây gỗ trưởng thành ?

  • A. Mô phân sinh gióng.
  • B. Tầng sinh trụ.
  • C. Tầng sinh vỏ.
  • D. Ruột.

Câu 27: Cho các thao tác sau :

1. Lựa chọn một cành khoẻ, không bị sâu bệnh.

2. Đắp bầu đất bao quanh phần thân bị lột vỏ.

3. Khi bầu đất xuất hiện rễ thì cắt cành đem đi trồng.

4. Lột bỏ một khoanh vỏ trên cành vừa chọn.

Em hãy sắp xếp các thao tác trên theo trình tự sớm muộn trong quy trình chiết cành.

  • A. 1 – 2 – 4 – 3.
  • B. 1 – 4 – 2 – 3.
  • C. 1 – 2 – 3 – 4.
  • D. 1 – 4 – 3 – 2.

Câu 28: Chồi nách của cây được phân chia làm 2 loại, đó là

  • A. chồi hoa và chồi lá.
  • B. chồi ngọn và chồi lá.
  • C. chồi hoa và chồi ngọn.
  • D. chồi lá và chồi thân

Câu 29: Phương pháp chiết cành không được áp dụng đối với loại cây nào dưới đây ?

  • A. Dừa.
  • B. Nhãn.
  • C. Na.
  • D. Ổi.

Câu 30: Mạch rây và mạch gỗ sắp xếp như thế nào trong thân non của cây gỗ ?

  • A. Mạch rây và mạch gỗ xếp vuông góc với nhau.
  • B. Mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ nhau.
  • C. Mạch rây nằm bên trong, mạch gỗ nằm phía ngoài.
  • D. Mạch gỗ nằm bên trong, mạch rây nằm phía ngoài.

Câu 31: Vật nào dưới đây có khả năng lớn lên ?

  • A. Con mèo.
  • B. Cục sắt.
  • C. Viên sỏi.
  • D. Con đò.

Câu 32: Nơi nào dưới đây có hệ thực vật phong phú nhất ?

  • A. Rừng lá kim phương Bắc.
  • B. Rừng lá rộng ôn đới.
  • C. Rừng mưa nhiệt đới.
  • D. Rừng ngập mặn ven biển.

Câu 33: Nhóm các cơ quan sinh sản của thực vật không bao gồm thành phần nào dưới đây ?

  • A. Hạt.
  • B. Hoa.
  • C. Quả.
  • D. Rễ.

Câu 34: Cây nào dưới đây không có rễ củ ?

  • A. Khoai lang.
  • B. Khoai tây.
  • C. Cà rốt.
  • D. Củ đậu.

Câu 35: Lớp biểu bì của thân non có đặc điểm nào dưới đây ?

  • A. Gồm những tế bào có hình đĩa, có vách mỏng màu nâu nhạt.
  • B. Gồm một lớp tế bào trong suốt, xếp sát nhau.
  • C. Gồm nhiều loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau.
  • D. Gồm những tế bào có vách dày hóa gỗ và không có chất tế bào.

Câu 36: Khi lấy cành của cây thân gỗ và tiến hành bóc một khoanh vỏ thì sau một thời gian sẽ xuất hiện hiện tượng gì tại vị trí này ?

  • A. Phần mép vỏ ở phía dưới phình to ra.
  • B. Phần mép vỏ ở phía trên phình to ra.
  • C. Mép vỏ ở phía trên và phía dưới phần vỏ bị bóc đều phình to ra.
  • D. Phần thân đã bị bóc vỏ bị phình to ra.

Câu 37: Thành phần nào dưới đây không tham gia trực tiếp vào quá trình quang hợp của thực vật ?

  • A. Không bào.
  • B. Lục lạp.
  • C. Nước.
  • D. Khí cacbônic.

Câu 38: Hiện tượng lá biến đổi thành gai ở cây xương rồng có ý nghĩa gì ?

  • A. Giúp đào thải muối dư thừa qua gai ra ngoài cơ thể.
  • B. Giúp tăng cường khả năng hút nước và muối khoáng.
  • C. Giúp cây tự vệ, chống lại kẻ thù gây hại.
  • D. Giúp hạn chế sự thoát hơi nước trong điều kiện khí hậu khô hạn.

Câu 39: Cây nào dưới đây không có thân củ ?

  • A. Cây chuối.
  • B. Cây củ đậu.
  • C. Cây su hào.
  • D. Cây khoai tây.

Câu 40: Kính hiển vi điện tử có khả năng phóng to ảnh của vật từ

  • A. 5 000 - 8 000 lần.
  • B. 40 - 3 000 lần.
  • C. 10 000 - 40 000 lần.
  • D. 100 - 500 lần.
Xem đáp án
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội